Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Đức Hoàng Anh (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Đức Hoàng Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_20.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Đức Hoàng Anh (Có đáp án)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm có 1 trang, 3 câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? d. Từ in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Câu 2 (3,0 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con ” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2) Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU Trần ĐứcTHI Hoàng TUYỂN Anh Email:SINH Thangbaymua1572003@gmail.comVÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Cho điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm 1 a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang 0,5 (2,0đ) vào thế kỉ mới” . Tác giả Vũ Khoan b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn 0,5 c. Đoạn văn sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp 0,5 d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu 0,5 2 a.Về kĩ năng (3,0 đ) - Học sinh nắm vững kĩ năng làm văn và tạo lập được một bài văn nghị luận. - Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, sử dụng dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b.Về kiến thức Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần gắn với nội dung sự việc được nêu ở đề bài và đảm bảo những ý cơ bản sau: *Nêu được vấn đề cần nghị luận hợp lý, rõ ràng 0,25 * Giải thích: - Nội dung đoạn văn: Mẹ tin tưởng và khích lệ con can đảm đi lên 0.25 phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con cũng vậy, từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách tới trường, được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày lớn lên, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, vững bước vào đời. - Từ sự khích lệ ấy, đoạn văn gợi cho ta thấy được vai trò của tính tự lập trong cuộc sống. Tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi 0.25 việc, không dựa vào người khác).
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com -> Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. *Phân tích, lí giải: + Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên 0,5 để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. 0,5 + Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. ->Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. + Phê phán: Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh 0,5 nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi. (Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ) *Bàn luận,mở rộng: Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức 0,5 mạnh tổng hợp. (Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ). * Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động - Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn 0,25 luyện năng lực, phẩm chất. - Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. 3 a.Về kĩ năng (5,0 - Học sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, thực hiện tốt các điểm) thao tác lập luận. - Biết chọn và phân tích hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật để thể hiện những cảm nhận sâu sắc về đoạn thơ đã cho. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: 0,5 + Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Khái quát vị trí, nội dung đoạn thơ: nằm trong mạch cảm xúc
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. b. Thân bài: * Lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác khi hòa cùng dòng người vào lăng được được diễn tả qua những hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang ý nghĩa biểu trưng. + Từ mặt trời của thiên nhiên tuần hoàn tự nhiên, vĩnh cửu “ngày ngày đi qua trên lăng”, tác giả liên tưởng: Bác như mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng, hạnh phúc cho cuộc đời , độc lập tự do 1,5 cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa ngợi ca sự vĩ đại, thiêng liêng, vừa thể hiện lòng tự hào, tôn kính Bác. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được miêu tả bằng liên tưởng trong cảm xúc ngưỡng mộ kính yêu Bác“ngày ngày dòng người kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” : dòng người bất tận như kết nên tràng hoa thành kính dâng Bác - lòng tôn kính Bác là bất diệt, vĩnh hằng. * Niềm xúc động tôn kính xen lẫn tiếc thương vô hạn trào dâng khi nhà thơ được trực tiếp nhìn thấy Bác. + Vào lăng, nhà thơ cảm nhận không khí thiêng liêng, thanh tịnh, hiền hòa nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. Niềm tôn kính Bác xóa nhòa sự cách biệt âm dương, nhà thơ như thấy Bác đang “ngủ bình yên” trong ánh sáng thanh khiết, dịu hiền của vầng trăng - người bạn tri âm của Bác khi sinh thời. Đắm chìm trong nỗi xúc 1,5 động thiêng liêng, nhà thơ như thấy Bác chưa đi xa, Người vừa tạm gác công việc bề bộn để nghỉ ngơi thanh thản. + Cảm xúc đau xót, tiếc thương trào dâng khi quay về thực tại. Dù hình ảnh Bác còn mãi trong lòng kính yêu, biết ơn của dân tộc “vẫn biết trời xanh là mãi mãi” nhưng trái tim nhà thơ vẫn nhói đau “mà sao nghe nhói ở trong tim” trước hiện thực phũ phàng: Bác đã đi xa. * Cách biểu lộ tình cảm khi gián tiếp thông qua những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng “mặt trời, mùa xuân, trời xanh”, khi trực tiếp qua từ ngữ giàu sức gợi tả, qua cách nói bộc trực của người Nam bộ “nghe nhói trong tim”; âm hưởng thơ sâu lắng, mênh mang đã 1,0 diễn tả sâu sắc, chân thành, xúc động lòng yêu kính, tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta với Bác. (HS phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu thơ lồng ghép với phân tích giá trị nội dung) c. Kết bài: + Giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài. 0,5 + Những ấn tượng, cảm xúc sâu lắng được gợi lên từ đoạn thơ, bài thơ.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ( Giáo viên vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm để đánh giá chính xác, khách quan, trân trọng những bài viết cảm xúc, cách cảm nhận sáng tạo.)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: Ngữ Văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 01 trang, 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn trích: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Chỉ ra những từ ngữ mang hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cuộc đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) a. Tác phẩm "Nói với con" của Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. (0,5 điểm) - Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mượn lời nói với con tác giả muốn khẳng định niềm lạc quan, ý thức tự cường của người miền mình nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung. (0,5 điểm) b. Những từ ngữ mang hàm ý: - Thô sơ da thịt: Chỉ những người lao động ở miền núi sống đơn giản, mộc mạc không tô vẽ ngoại hình (0,25 điểm) - Nhỏ bé: Tự ti, thấp hèn, nản chí, bi quan, tầm thường (0,25 điểm) Điều lớn lao nhất tác giả muốn nói với con những đức tính cao đẹp của người đồng mình để từ đó cha mong con luôn tự hào và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của họ và vững bước trên đường đời. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (2,5 điểm) 1. Mở bài: (0,25 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: (2,5 điểm) a. Giải thích các khái niệm: + Giông tố: Những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0,25 điểm) + Cúi đầu: Đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. (0,25 điểm) Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố. b. Bàn luận (1,5 điểm) + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm (0,25 điểm) + Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện - Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau, . (0,25 điểm) - Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm, ) (0,25 điểm) - Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. (0,25 điểm) - Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. - Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). (0,25 điểm) – Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com (0,25 điểm) c. Bài học nhận thức, hành động: (0,5 điểm) - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích. 3. Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa câu nói trên: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Liên hệ bản thân. * Các tiêu chí khác: (0,5 điểm) 1. Hình thức: (0,25 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,25 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (4,0 điểm) 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc + Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà. - Khái quát nhân vật: Khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp của lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua nhân vật Phương Định 2. Thân bài: (3,0 điểm) a. Khái quát: (0,25 điểm) - Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com b. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: : (0,25 điểm) - Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn, khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão", phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy được tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. c. Nhận vật Phương Định: (2,0 điểm) + Trước hết Phương Định là một cô gái có vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. (0,5 điểm) - Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường đã được ba năm. Vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, cô mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với "cái nhìn sao mà xa xăm". Các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Cô cảm nhận được điều đó, thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. - Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, nhưng cô rất mê hát. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát". Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình + Không chỉ hồn nhiên, yêu đời Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. (0,75 điểm) - Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Định được phân công phá một quả bom trên đồi. Cảm thấy như các chiến sĩ đang dõi theo mình, cô an tâm hơn. Cô“ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Cảm giác khi đào hố châm ngòi nổ: Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, âm thanh sắc nhọn, gai người cứa vào da thịt cô Phải là người trong cuộc, tác giả mới miêu tả được những cảm giác sắc nhọn như vậy Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. ( Liên hệ:10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc) + Mặc dù đối diện với công việc “chọc giận thần chết” nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. (0,75 điểm)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com - Cô luôn yêu thương và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. - Phần cuối truyện, một cơn mưa đá ập đến, Phương Định nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. d. Đánh giá về nghệ thuật: (0,5 điểm) - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. - Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng. 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Đánh giá tác phẩm: Truyện ngắn đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm. Đây là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đánh Mĩ. - Liên hệ: Thế hệ trẻ tự hào và biết ơn bao lớp người đã không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập dân tộc * Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,5 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: Ngữ Văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 01 trang, 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn trích: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Chỉ ra những từ ngữ mang hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cuộc đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) a. Tác phẩm "Nói với con" của Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. (0,5 điểm) - Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mượn lời nói với con tác giả muốn khẳng định niềm lạc quan, ý thức tự cường của người miền mình nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung. (0,5 điểm) b. Những từ ngữ mang hàm ý: - Thô sơ da thịt: Chỉ những người lao động ở miền núi sống đơn giản, mộc mạc không tô vẽ ngoại hình (0,25 điểm) - Nhỏ bé: Tự ti, thấp hèn, nản chí, bi quan, tầm thường (0,25 điểm) Điều lớn lao nhất tác giả muốn nói với con những đức tính cao đẹp của người đồng mình để từ đó cha mong con luôn tự hào và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của họ và vững bước trên đường đời. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (2,5 điểm) 1. Mở bài: (0,25 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: (2,5 điểm) a. Giải thích các khái niệm: + Giông tố: Những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0,25 điểm) + Cúi đầu: Đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. (0,25 điểm) Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố. b. Bàn luận (1,5 điểm) + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm (0,25 điểm) + Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện - Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau, . (0,25 điểm) - Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm, ) (0,25 điểm) - Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. (0,25 điểm) - Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. - Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). (0,25 điểm)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com – Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. (0,25 điểm) c. Bài học nhận thức, hành động: (0,5 điểm) - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích. 3. Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa câu nói trên: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Liên hệ bản thân. * Các tiêu chí khác: (0,5 điểm) 1. Hình thức: (0,25 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,25 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (4,0 điểm) 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc + Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà. - Khái quát nhân vật: Khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp của lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua nhân vật Phương Định 2. Thân bài: (3,0 điểm) a. Khái quát: (0,25 điểm) - Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình. b. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: : (0,25 điểm) - Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn, khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão", phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy được tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. c. Nhận vật Phương Định: (2,0 điểm) + Trước hết Phương Định là một cô gái có vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. (0,5 điểm) - Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường đã được ba năm. Vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, cô mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với "cái nhìn sao mà xa xăm". Các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Cô cảm nhận được điều đó, thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. - Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, nhưng cô rất mê hát. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát". Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình + Không chỉ hồn nhiên, yêu đời Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. (0,75 điểm) - Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Định được phân công phá một quả bom trên đồi. Cảm thấy như các chiến sĩ đang dõi theo mình, cô an tâm hơn. Cô“ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Cảm giác khi đào hố châm ngòi nổ: Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, âm thanh sắc nhọn, gai người cứa vào da thịt cô Phải là người trong cuộc, tác giả mới miêu tả được những cảm giác sắc nhọn như vậy Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Trong suy nghĩ của Định, cô
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. ( Liên hệ:10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc) + Mặc dù đối diện với công việc “chọc giận thần chết” nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. (0,75 điểm) - Cô luôn yêu thương và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. - Phần cuối truyện, một cơn mưa đá ập đến, Phương Định nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. d. Đánh giá về nghệ thuật: (0,5 điểm) - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. - Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng. 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Đánh giá tác phẩm: Truyện ngắn đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm. Đây là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đánh Mĩ. - Liên hệ: Thế hệ trẻ tự hào và biết ơn bao lớp người đã không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập dân tộc * Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,5 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: Ngữ Văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 01 trang, 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn trích: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Chỉ ra những từ ngữ mang hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cuộc đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có: trang, câu) Câu 1 (2,0 điểm) a. Tác phẩm "Nói với con" của Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. (0,5 điểm) - Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mượn lời nói với con tác giả muốn khẳng định niềm lạc quan, ý thức tự cường của người miền mình nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung. (0,5 điểm) b. Những từ ngữ mang hàm ý: - Thô sơ da thịt: Chỉ những người lao động ở miền núi sống đơn giản, mộc mạc không tô vẽ ngoại hình (0,25 điểm) - Nhỏ bé: Tự ti, thấp hèn, nản chí, bi quan, tầm thường (0,25 điểm) Điều lớn lao nhất tác giả muốn nói với con những đức tính cao đẹp của người đồng mình để từ đó cha mong con luôn tự hào và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của họ và vững bước trên đường đời. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (2,5 điểm) 1. Mở bài: (0,25 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: (2,5 điểm) a. Giải thích các khái niệm: + Giông tố: Những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0,25 điểm) + Cúi đầu: Đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. (0,25 điểm) Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố. b. Bàn luận (1,5 điểm) + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm (0,25 điểm) + Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện - Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau, . (0,25 điểm) - Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm, ) (0,25 điểm) - Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. (0,25 điểm) - Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. - Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). (0,25 điểm)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com – Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. (0,25 điểm) c. Bài học nhận thức, hành động: (0,5 điểm) - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích. 3. Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa câu nói trên: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Liên hệ bản thân. * Các tiêu chí khác: (0,5 điểm) 1. Hình thức: (0,25 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,25 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (4,0 điểm) 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc + Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà. - Khái quát nhân vật: Khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp của lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua nhân vật Phương Định 2. Thân bài: (3,0 điểm) a. Khái quát: (0,25 điểm) - Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình. b. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: : (0,25 điểm) - Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn, khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão", phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy được tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. c. Nhận vật Phương Định: (2,0 điểm) + Trước hết Phương Định là một cô gái có vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. (0,5 điểm) - Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường đã được ba năm. Vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, cô mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với "cái nhìn sao mà xa xăm". Các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Cô cảm nhận được điều đó, thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. - Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, nhưng cô rất mê hát. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát". Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình + Không chỉ hồn nhiên, yêu đời Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. (0,75 điểm) - Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Định được phân công phá một quả bom trên đồi. Cảm thấy như các chiến sĩ đang dõi theo mình, cô an tâm hơn. Cô“ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Cảm giác khi đào hố châm ngòi nổ: Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, âm thanh sắc nhọn, gai người cứa vào da thịt cô Phải là người trong cuộc, tác giả mới miêu tả được những cảm giác sắc nhọn như vậy Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Trong suy nghĩ của Định, cô
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. ( Liên hệ:10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc) + Mặc dù đối diện với công việc “chọc giận thần chết” nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. (0,75 điểm) - Cô luôn yêu thương và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. - Phần cuối truyện, một cơn mưa đá ập đến, Phương Định nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. d. Đánh giá về nghệ thuật: (0,5 điểm) - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. - Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng. 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Đánh giá tác phẩm: Truyện ngắn đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm. Đây là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đánh Mĩ. - Liên hệ: Thế hệ trẻ tự hào và biết ơn bao lớp người đã không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập dân tộc * Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,5 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có:03 trang, 01 câu) Câu 1 (2,0 điểm) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. a. Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ đó. b. Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 2 (3,0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước. Câu 3 (5,0 điểm) Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã để lại cho người đọc niềm cảm phục sâu sắc: với tâm hồn trong sáng, lòng yêu nghề, say mê với công việc Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật đó. Hết
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com Câu Đáp án Điểm a. (0,5 điểm) + Tác phẩm “ Viếng lăng Bác” 0,25 + Tác giả: Viễn Phương 0,25 b. (1,5 điểm) + Biện pháp tu từ Câu 1 - Điêp ngữ 0,25 (2,0 - Ẩn dụ 0,25 điểm) + Tác dụng: - Nhấn mạnh sự chân thành, tha thiết trong tình cảm, ước muốn cũng như sự 0,5 lưu luyến không muốn rời xa Bác của nhân vật trữ tình. - Thể hiện sâu sắc tình cảm thủy chung, gắn bó của người dân với Bác, với sự nghiệp của Bác và bổ sung thêm một nét nghĩa mới cho hình ảnh 0,5 cây tre trong thơ văn - biểu tượng cho phẩm chất đẹp đẽ trong tâm hồn con người Việt Nam a.Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Lòng yêu nước rất thiêng liêng, sâu nặng trong mỗi con 0,25 người.Đó là một biểu hiện đẹp của nhân cách con người. Câu 2 2. Giải thích vấn đề nghị luận: 0,75 (3,0 điểm) - Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước – 0,25 nơi mình sinh ra và lớn lên. - Những biểu hiện của lòng yêu nước: Tự hào về cương vực, lãnh thổ;Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm; Lòng căm thù 0,5 giặc; Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước;Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc, giản dị của quê hương . 3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: 1,5 + Lật lại trang sử vàng dân tộc, tình yêu tổ quốc nồng nàn, mạnh mẽ. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung + Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ tình yêu Tổ quốc dạt dào, sôi sục trong trái tim những thế hệ trẻ. Những cô thanh niên 0,75 xung phong, những anh lính lái xe Trường Sơn nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc họ sẵn sàng từ giã ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, tạm gác bút nghiên vào chiến trường, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com gian khổ để chiến đấu và chiến thắng. + Hiện nay trong thời kì hòa bình: hàng trăm ngàn người lính đã tạm gác lại đời tư, tạm biệt vùng quê, tạm biệt thành phố phồn hoa đô hội để đến vùng biên giới, hải đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. + Thái độ, phản ứng của thế hệ trẻ, của nhân dân ta trước sự kiện ngày 1/5/2014 Trung Quốc đặt giàn khoan 981 lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam đặt biển trời quê hương trước nguy co bị xâm chiếm. Hành động đó gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu tấm lòng người Việt:Họ đã xuống đường, mít tinh, biểu tình. Trên những trang mạng xã hội rực đỏ màu cờ Tổ quốc cùng với những trang viết thấm đượm lòng tự tôn dân tộc, ngư dân vùng biển bất chấp mọi khó khăn để vươn khơi, bám biển - Bài học, liên hệ bản thân:Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường yêu nước từ những việc làm nhỏ nhất như: cố gắng học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức, kĩ năng mai này xây dựng nước nhà.Yêu tổ 0,5 quốc là tự hào về vẻ đẹp đất nước,ngôn ngữ Tiếng Việt, hát vang bài Quốc ca hào hùng, ý thức về sự toàn vẹn, độc lập chủ quyền của dân tộc v.v . Bên cạnh đó cũng cần phê phán những người phản bội quê hương, lợi dụng, nói xấu đất nước, hay có những việc làm quá khích chia rẽ sự 0,25 đoàn kết trong cộng đồng hoặc có những việc làm phá hoại quê hương 4. Liên hệ bản thân: 0,5 - Nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước 0,25 - Khẳng định sự cần thiết của việc biểu hiện lòng yêu nước chân chính 0,25 a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo Câu 3 các ý cơ bản sau: (5,0 * Tiêu chí về nội dung các phần bài viết 4,0 điểm) a. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khái quát những phẩm chất cao đẹp của nhân vật anh thanh niên. (Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận, có sự sáng tạo, gây ấn tượng.)
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com b. Thân bài: 3,0 + Nêu hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên 0,5 - Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt. - Làm công tác khí tượng, thuỷ văn - một công việc đều đều, nhàm chán. - Sống một mình suốt 4 năm liền. => Đây là một hòn cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi trẻ. 0,75 + Yêu công việc, say mê với nghề nghiệp: - Suy nghĩ về công việc rất đẹp: Thấy được công việc có ích, làm cho cuộc đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng. - Hành động: hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. 0,5 + Sống giản dị, khiêm tốn: - Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị giản dị. - Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông hoạ sĩ vẽ mình. - kể về chiến công đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường. + Chủ động gắn mình với cuộc đời hồn nhiên, cởi mở. 0,5 - Sống một mình trên đỉnh núi cao những biết rất rõ những người xung quanh - Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, : đọc sách, nuôi gà, trồng hoa + Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trong, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ về cách sống của bản 0,75 thân. - Đó là cách sống có lí tưởng. - Biết hy sinh cho nhân dân, cho đất nước, giản dị, khiêm tốn. - Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam. c. Kết bài: 0,5 - Nhận định, đánh giá chung về nhân vật - Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ * Hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm) - Mức tối đa: Học sinh viết được bài văn có đủ bố cục ba phần: Mở bài, 1 thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ; trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, chuẩn chính tả; diễn đạt lưu loát. - Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa (0,5 -> 0,25 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Mức không đạt: Bài làm không có bố cục; chữ viết xấu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có:01 trang, 03câu) Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn trích sau: “ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.” a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác? b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào? c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc? Câu 2 (3 điểm). Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, ” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn bàn về tính tự lập. Câu 3 (5 điểm) : Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận ; Ngữ văn 9- Tập 1) UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang, 03 câu) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Mục đích - Yêu cầu Điểm a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm truyện. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện các giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác. 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc 0,25 kháng chiến chống Pháp. 1 b. - Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai. 0,25 0,25 - Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vật của tác giả: - Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (sử dụng nhiều câu 0,5 hỏi tu từ) nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật. - Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin 0,5 làng mình theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com bằng chứng và rồi nhục nhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng * Học sinh có thể không chỉ ra câu hỏi tu từ, vẫn cho điểm tối đa ý độc thoại nội tâm. Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể: Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng 0,5 không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập. Thân bài: + Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự 0,5 giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác). Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. + Phân tích: - Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. 0,5 - Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. - Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. - Dẫn chứng. 2 + Phê phán: Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh 0,5 và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi. + Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên 0,5 sức mạnh tổng hợp. + Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất. Kết bài: 0,5 Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. A. Yªu cÇu. 1. Yªu cÇu vÒ néi dung : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế 0,5 này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958). Cả bài thơ là một bức tranh đẹp, tráng lệ về hình ảnh biển cả và người ngư dân. - Đoạn thơ trên gồm các khổ thơ 3, 4, và 5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. 0,5 - Hình ảnh kì vĩ, hoành tráng của đoàn thuyền đánh cá trên biển khơi với kích thước, tầm cỡ lớn lao của trời đất, vũ trụ. Hai câu thơ cho 0,5 thấy sức tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn, tài hoa, sáng tạo của Huy Cận : Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, - Tư thế hiên ngang của người ngư dân khi lao động: đánh cá như một cuộc chiến đấu, buông lưới như “dàn đan thế trận”: 0,5 3 Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. - Biển đêm lung linh, huyền ảo : 0,5 Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Cảnh của đêm trăng trên biển lung linh lấp lánh với hình ảnh nhiều màu sắc của các loài cá : “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Một loạt 0,5 những hình ảnh liệt kê góp phần diễn tả sự giàu đẹp của biển cả nước ta. “Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh sống động và có hồn thể hiện sự tưởng tượng phong phú bất ngờ của tác giả. - Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Đoạn thơ thể hiện tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn và tình 0,5 cảm của người ngư dân đối với thiên nhiên và biển cả. Âm nhạc và ánh trăng tạo nên sự thăng hoa trong tâm hồn người lao động. “Biển như lòng mẹ” thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con người đối với thiên nhiên.
- Trần Đức Hoàng Anh Email: Thangbaymua1572003@gmail.com - Đoạn thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng, phong phú độc đáo. Đoạn thơ đã khắc họa được 1 nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, thể hiện niềm vui, niềm tự hào của người ngư dân, của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. - Đoạn thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc và suy nghĩ, 0,5 nhiều tin tưởng, mến yêu đối với đất nước và con người trong cuộc sống lao động, xây dựng hiện nay. 2. Yªu cÇu h×nh thøc: - Thùc hiÖn c¸c thao t¸c nghÞ luËn ®Ó cã mét v¨n b¶n nghÞ luËn hoµn chØnh. - Bµi viÕt ph¶i cã bè côc 3 phÇn râ rµng. - LËp luËn chÆt chÏ, lêi v¨n cã c¶m xóc. - Tr¸nh sai nh÷ng lçi diÕn ®¹t th«ng th-êng. B. Tiªu chuÈn cho ®iÓm: - §iÓm 4-5: Bµi lµm ®¸p øng c¸c yªu cÇu trªn, cã thÓ cßn m¾c vµi lçi nhá. - §iÓm 2-3: Bµi lµm c¬ b¶n ®¹t ®-îc c¸c yªu cÇu trªn. Cã thÓ cßn sai sãt vÒ néi dung nh-ng kh«ng ®¸ng kÓ. V¨n viÕt râ rµng, tr«i ch¶y; cã thÓ cßn m¾c vµi lçi diÔn ®¹t. - §iÓm 1: Néi dung bµi viÕt s¬ sµi, dÉn chøng nghÌo nµn. Cßn m¾c nhiÒu lçi vÒ diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶. Gi¸m kh¶o c¨n cø thang ®iÓm trªn ®Ó cho c¸c ®iÓm cßn l¹i. ——————————————————– Hết -—————————————————— -