Đề tho môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015

doc 4 trang thungat 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề tho môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tho_mon_ngu_van_ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề tho môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015

  1. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 02 câu) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Câu 1. (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”. (Mahatma Gandhi) Câu 2. (12,0 điểm) Tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Chữ kí giám thị số 1: Số báo danh: Chữ kí giám thị số 2:
  2. KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Phần hướng dẫn chung Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi học sinh giỏi, giáo viên cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm, chủ động linh hoạt trong vận dụng tiêu chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Bản hướng dẫn chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng, khác với đáp án, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản hoặc trình bày có lí lẽ và căn cứ thì vẫn cho đủ điểm với từng phần như hướng dẫn qui định. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong hội đồng chấm thi. Những bài viết có cảm xúc và sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức cần được khuyến khích. II. Đáp án và thang điểm Nội dung Điểm Câu 1. (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”. (Mahatma Gandhi) a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục và nêu bật được các ý chính sau: 1. Giải thích: 2đ - “Suy nghĩ” là cách hiểu, cách đánh giá thể hiện nhận thức, quan niệm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống. - Suy nghĩ là tiền đề quyết định đến ý thức, hành động, nhân cách và lối sống của con người (mối quan hệ lôgic giữa suy nghĩ và hành động). 2. Bình luận, chứng minh : 4đ - Câu nói giúp con người ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của suy nghĩ đối 1
  3. với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người. - Hướng con người đến suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan, sự tự tin, biết yêu đời yêu cuộc sống, biết tha thứ, bao dung. - Suy nghĩ tích cực để có hành động đúng đắn, cao cả. Đó là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. - Ngược lại nếu một người luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực luôn bị bao vây bởi sự sợ hãi, nỗi chán chường, tuyệt vọng, thù hận sẽ dẫn đến những hành động mù quáng, ngu ngốc cản trở sự thành công, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân gia đình và xã hội. - Chứng minh qua văn học, cuộc sống. 3. Liên hệ bản thân: - Học cách suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan ; cởi bỏ khỏi những suy 2đ nghĩ ích kỉ, hạn hẹp bó buộc bản thân. - Hãy tự mình vươn tới những chân trời mới bằng cách luôn “Hướng về phía mặt trời”; có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ và hành động của chính bản thân mình. - Có mục đích sống đúng đắn, tự tin, kiên cường theo đuổi để đạt được mục đích đó. Câu 2. (12,0 điểm) Tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ, thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần có sáng tạo và nêu được những nội dung sau: A. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận. 1đ B. Thân bài: 1/ Về tình cảm nhân đạo: 7đ a/ Lòng nhân đạo của tác giả trước hết thể hiện ở sự đồng cảm với những con người nghèo khổ ở nơi phố huyện: - Những đứa trẻ con nhà nghèo - Cảnh đời tàn tạ của cụ Thi. - Hoàn cảnh gia đình bác xẩm 2
  4. - Mẹ con chị Tí. - Sự vất vả, ế ẩm của bác phở Siêu. Tấm lòng ấy của Thạch Lam được thể hiện qua cách ông miêu tả thiên nhiên, miêu tả con người, qua ánh mắt quan sát và qua tấm lòng của nhân vật Liên. b/ Lòng nhân đạo của tác giả còn thể hiện qua việc phát hiện những nét đẹp bình dị giàu tình thương của những con người lao động nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. c/ Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phảm là trân trọng và nâng niu khát vọng, ước mơ bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ qua việc chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua. 2/ Về bút pháp nghệ thuật: 3đ - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn và hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong kiểu truyện không có cốt truyện. Đó là hiện thực cuộc sống nghèo khổ của những con người nơi phố huyện, là những mong ước của họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. - Phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh với tả tình. Bức tranh thiên nhiên làm nền để tô đậm thêm cho con người nơi phố huyện. Tả thiên nhiên, tả quang cảnh nơi phố huyện là để thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả đối với con người. - Tác giả sử dụng điêu luyện ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ C. Kết bài: Đánh giá khái quát lại vấn đề. 1đ Hết 3