Giải đáp thắc mắc về việc thực hiện chương trình SGK Lớp 1 - Môn Hoạt động trải nghiệm

pptx 33 trang thungat 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải đáp thắc mắc về việc thực hiện chương trình SGK Lớp 1 - Môn Hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxgiai_dap_thac_mac_ve_viec_thuc_hien_chuong_trinh_sgk_lop_1_m.pptx

Nội dung text: Giải đáp thắc mắc về việc thực hiện chương trình SGK Lớp 1 - Môn Hoạt động trải nghiệm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 1 MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
  2. Tổng hợp các ý kiến thắc mắc : -Các trường không có ý kiến (12 trường): CVA, HV, LA, L.Hạ, LHS, LV, NP, NVT, TNT, TP, TVL, L.Hòa. -Các trường có ý kiến giải đáp (11 trường): HTM, KĐ, LQĐ, MX, NT, NV, NVC, NVX, PHT, TQT, TTX. - Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề: thực hiện linh hoạt chương trình SGK, học liệu điện tử, cấu trúc giáo án, việc dồn đổi tiết, thực hiện đánh giá.
  3. I. Về việc thực hiện linh hoạt chương trình SGK HTM Chủ đề: Mùa xuân của em Bài 20: Em ươm cây xanh •Nếu nhà trường không có vườn cây, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động trồng cây ở bồn cây trước của lớp hoặc chậu cây thuỷ canh. Hoạt động này tốn nhiều thời gian, giáo viên có thể kết hợp 2 tiết vào dạy. KĐ Trong chủ đề 4: Biết ơn (Tuần 14) Hoạt động: Bày tỏ lòng biết ơn, có thể thay hoạt động dẫn HS thăm đài tượng niệm liệt sĩ bằng hoạt động giới thiệu qua video hay hình ảnh về đài tưởng niệm liệt sĩ tại địa phương không? NVC Nội dung bài theo các chủ đề trong nội dung chương trình nhưng GV có thể linh hoạt thay nội dung cho cụ thể và thiết thực với HS của lớp và trường mình. Ví dụ: Chủ đề 6: QUÊ HƯƠNG EM có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm vừa (tổ chức trong khối) bằng hoạt động tham quan tìm hiểu về trường và những di tích lịch sử quanh trường (địa phương).
  4. I. Về việc thực hiện linh hoạt chương trình SGK GIẢI ĐÁP CÁC PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC NÊU TRONG CÁC CÂU HỎI ĐỀU CÓ THẾ THỰC HIỆN ĐƯỢC. SGK và SGV của HĐTN được biên soạn đảm bảo mở và linh hoạt + SGK: Các hoạt động trong SGK là gợi ý thông qua kênh hình, kênh chữ. Giáo viên có thể m thấy nhiều phương án tổ chức dạy học khác nhau khi sử dụng kết hợp với hướng dẫn ở SGV. + SGV: cũng nêu rất rõ quan điểm: SGV chỉ là gợi ý cho GV cách thức tổ chức HĐTN. Những bài soạn trong SGV không phải là phương án duy nhất mà chỉ mang nh chất tham khảo cách tổ chức HĐTN.
  5. Trang 8 tài liệu tập huấn giáo viên HĐTN Trang 4 sách giáo viên
  6. Như vậy, SGK và SGV cho phép GV dựa vào gợi ý thể hiện sự sáng tạo của mình trong quá trình tổ chức HĐTN cho học sinh. GV không nên ngại thay đổi nội dung của SGK, SGV nếu như nghiên cứu thấy những nội dung thay đổi đó phù hợp với chủ đề, với học sinh của mình, địa bàn trường mình, địa phương mình miễn sao phải bám sát các yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN. Những nội dung thay đổi cần được thể hiện trong kế hoạch dạy học của GV ( giáo án)
  7. II. Về học liệu điện tử LQĐ Câu 1: Trong 35 bài dạy thì trong học liệu điện tử mới xây dựng được 5 video minh họa cho các trò chơi. Vậy chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều video minh họa hơn nữa để trong các tiết dạy được cụ thểvà sinh động hơn. Câu 2: Trong mỗi lần đăng nhập vào học liệu điện tử chúng tôi thường gặp khó khăn về chất lượng đường truyền mạng. Vậy khi muốn tải bài về máy để chủ động hơn trong thiết kế bài dạy thìlàm thế nào để lấy về ? NT Phần học liệu, câu lệnh chưa rõ ràng, chưa hợp lí (Ví dụ: tuần4 hoạt động2 : Quan sát tranh và chọn mặt mếu, mặt cười. Chỉ được chọn2 mặt cười vào hình ảnh chỉ hành động đúng, còn nếu chọn mặtmếu vào tranh chỉ hành động chưa đúng thì lại báo sai).
  8. II. Về học liệu điện tử GIẢI ĐÁP - Học liệu điện tử đang trong quá trình cập nhật, chưa hoàn thiện nên có bài có học liệu sinh động, có bài chưa có; có những phần học liệu còn chưa hoàn thiện bị lỗi như câu hỏi của trường Nguyễn Trãi. Bộ phận kĩ thuật sẽ cập nhật và chỉnh sửa phần học liệu điện tử phù hợp. - Hiện nay vào học liệu điện tử chưa thể tải xuống được. Khi nào hoàn thiện và được nghiệm thu sẽ có phần hướng dẫn dowload xuống, các thầy cô có thể chủ động tải xuống trước không phụ thuộc vào đường truyền.
  9. Giải pháp tạm thời: Vận động cha mẹ học sinh ủng hộ, BGH nhà trường quan tâm để lớp 1 mỗi lớp có 1 dây mạng cố định ( wifi gói đủ mạnh) để truy cập ổn định.
  10. III. Tiết SHDC LQĐ Trong tiết Sinh hoạt dưới cờ thì mỗi tuần sẽ có một tiết, trong tiết này sẽ có lúc HS sinh hoạt theo chủ điểm, chủ đề chung của toàn trường mà nội dung không trùng khớp với chủ đề trong SGK thì trong phần giáo án sẽ thể hiện và soạn như thế nào? NVC Mỗi tuần có3 tiết HĐTN tương ứng với 3 loại hình: Tiết1 : Sinh hoạt dưới cờ Tiết2 : Hoạt động giáo dục theo chủ đề Tiết3 : Sinh hoạt lớp Vậy sẽ phải có sự kết hợp giữa Tổng phụ trách Đội với GVCNvà nghiên cứu nội dung chương trình của HĐGD theo chủ đề để triển khai cho phù hợp với toàn trường và HS khối1 lớp .
  11. GIẢI ĐÁP - Chương trình HĐTN gồm 3 tiết / tuần được nh cho GVCN thực hiện. Tiết SHDC là tiết HĐTN được tổ chức đầu tuần, gắn với việc triển khai các phong trào, hoạt động đến toàn thể HS trong trường. Do đó, bên cạnh các HĐ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trong tuần (TPT làm chung cho toàn trường), nhà trường và GV có thể chọn và phát triển nội dung được gợi ý trong SGK 1 để tổ chức cho toàn trường hoặc riêng khối 1. - Như vậy, GVCN phải chuyển những nội dung đặc thù của lớp 1 cho TPT, phối hợp để triển khai trước toàn trường. Tuy nhiên không phải nội dung nào TPT cũng triển khai cùng với hoạt động chung của toàn trường. Những nội dung không được triển khai toàn trường thì GV phải linh hoạt khi thực hiện. VD: SHDC tuần 3: Tìm hiểu An toàn trường học TPT có thể thực hiện các nội dung An toàn trường học cho toàn trường thì GVCN không cần phải dạy lại những nội dung này cho lớp 1 nữa nhưng vẫn phải dành thời gian nhắc các em về nội dung ATTH trong tiết SHL
  12. SHDC Tuần 21: Thông báo kế hoạch tham quan cảnh đẹp quê hương. TPT không tiến hành chung cho toàn trường được vì trường không triển khai kế hoạch tham quan cho toàn trường thì GVCN phải chuyển nội dung này tới học sinh. - Những nội dung nào TPT không thể triển khai riêng cho khối 1 thì GVCN phải linh hoạt sử dụng thời gian còn lại sau khi chào cờ chung (nếu còn) hoặc kết hợp trong tiết sinh hoạt lớp để học sinh nắm được nội dung của SHDC lớp 1. - Khi soạn giáo án tiết SHDC các đồng chí soạn theo chương trình HĐTN ( bám sát gợi ý của sách GV), không phải soạn theo những nội dung chủ đề, chủ điểm chung của toàn trường mà TPT triển khai.
  13. TQT Tiết 1 của hoạt động trải nghiệm là sinh hoạt dưới cờ nên có sự chỉ đạo thống nhất về các nhà trường để Tổng phụ trách có kế hoạch triển khai vì các tiết trong tuần, tháng phù hợp theo diễn biến của các sự kiện, chính trị, văn hóa, xã hội trong 1 năm học của học sinh. Giải đáp - TPT thực hiện thống nhất theo kế hoạch hoạt động của Hội đồng đội và kế hoạch giáo dục riêng của trường ( HĐ điểm sáng mỗi trường khác nhau); còn HĐTN là HĐGD bắt buộc thực hiện theo chương trình của BGD. - Nhà trường và GV có thể chọn và phát triển nội dung được gợi ý trong SGK 1 để tổ chức cho toàn trường hoặc riêng khối 1. LƯU Ý: Mỗi hình thức HĐTN ( SHDC, SHCĐ, SHL) đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu điều chỉnh nội dung SHDC thì phải cân nhắc để điều chỉnh nội dung tổ chức trong tiết SHL cho thống nhất và phù hợp. - Như vậy sẽ có những HĐ mà TPT triển khai không trùng khớp với SHDC của HĐTN. Kể cả những HĐ mà TPT đã triển khai trùng khớp với SHDC của HĐTN thì GV vẫn phải đảm bảo nh đặc thù riêng của khối 1, thực hiện linh hoạt vào các tiết SHL.
  14. TTX - Tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, GV có cần soạn GA chi tiết không? GIẢI ĐÁP Tiết SH dưới cờ, SHL giáo viên không phải soạn giáo án chi tiết mà chỉ ghi gợi ý thực hiện như sách giáo viên
  15. CẤU TRÚC GIÁO ÁN: Hoạt động trải nghiệm SOẠN GIÁO ÁN THEO TUẦN; MỖI TUẦN GỒM 3 TIẾT, TƯƠNG ỨNG VỚI 3 LOẠI HÌNH A. Sinh hoạt dưới cờ ( Ghi tên bài và nêu một số gợi ý thực hiện) B. Hoạt động giáo dục theo chủ đề (Đây là nội dung cốt lõi và là nội dung mới của môn học, cần soạn bài chi tiết theo cấu trúc quy định) C. Sinh hoạt lớp (Ghi tên bài và nêu một số gợi ý thực hiện)
  16. Thiết kế Giáo án : TUẦN 2 LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI A/SINH HOẠT DƯỚI CỜ: XÂY DỰNG ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN * Gợi ý cách tiến hành - Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện - Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà
  17. B/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhanh chóng làm quen được với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. Biết trò chuyện, hỏi thông tin về bạn và trao đổi với bạn về cảm xúc của bản thân mình. - Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp hay bất kì người bạn nào muốn làm quen (có thể là thầy cô hay các anh chị lớp trên, bạn cùng khu xóm ). II. CHUẨN BỊ: - 5 biểu tượng của 5 nhóm sở thích - Một số bài hát phù hợp với HS lớp 1 - Những bông hoa và những món quà nhỏ khích lệ HS.
  18. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Khởi động: Tổ chức trò chơi “Kết Bạn” Cách chơi: Các con vừa đi vừa vỗ tay theo vòng tròn. Khi cô hô "Kết bạn, kết bạn!” Các con sẽ đồng thanh đáp lời “ Kết mấy, kết mấy?” Ví dụ cô hô “Kết 2 !", các con phải nhanh chóng tìm bạn để kết thành nhóm 2 người, nếu nhóm nhiều hơn 2 là sai.Tương tự khi cô hô "Kết 3!(hoặc 4, 5, 6 )" thì các con sẽ kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6 Bạn nào kết chưa đúng nhóm thì sẽ phải hát tặng cả lớp 1 bài hát nhé. -Hs chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên • GV tổng kết trò chơi, phỏng vấn nhanh một số HS: 2. Các hoạt động chính a) Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen • Mục tiêu : - Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn kết mối quan hệ bạn bè trong lớp học.
  19. • Cách tiến hành: +GV tổ chức cho HS tham gia HĐ tại sân trường. HS đứng thành vòng tròn đếm 1,2,1,2 .cho đến hết; sau đó bạn số 1 bước lên phía trước bạn số 2( nếu lẻ HS cho HS đó đứng vào giữa vòng , làm mẫu ). Chúng mình sẽ làm quen với nhau bằng cách : - Chào hỏi - Giới thiệu tên, tuổi của mình - Sở thích +GV mời 1 bạn lên làm mẫu cùng mình +GV: các con chú ý : một bạn nói trước rồi hỏi, bạn kia trả lời sau đó chúng mình đổi lại nhau. +GV mời Hs nhắc lại cách làm quen. - HS thực hành nhóm 2, tập giới thiệu và làm quen +GV mời đại diện 2 nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét + GV nhận xét, khen ngợi HS:
  20. • Kết luận: + Khi gặp bạn mới, muốn làm quen các con cần làm gì? - Cần chào hỏi thân thiện, giới thiệu về mình trước và hỏi bạn một số câu hỏi để biết thêm về bạn +Khi trò chuyện với bạn con cần chú ý thể hiện thái độ tôn trọng, lắng nghe bằng giọng nói tươi vui, những cử chỉ, ánh mắt thân thiện. +Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo & các bạn trong lớp qua các HĐ tự giới thiệu & nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể lớp, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè. a) Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích • Mục tiêu: - Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích
  21. • Cách tiến hành: +GV: Cô đã chuẩn bị 4 tấm bảng( hình ảnh, biểu tượng) cho 4 sở thích và đặt vào từng vòng tròn đã vẽ trên sân. Ngoài ra còn một nhóm nữa dành cho các bạn có SỞ THÍCH KHÁC. - Mỗi bạn hãy chọn cho mình vòng tròn có sở thích mà con thích nhất để đứng vào nhé! Khi đứng vào cùng vòng tròn tức là các bạn cùng một nhóm với nhau đấy. Vậy thì chúng mình nhớ nắm tay nhau thể hiện tinh thần đoàn kết của nhóm mình, các con có đồng ý không nào? - Cô cho chúng mình 30 giây, các con đã sẵn sàng chưa? 3 2 1 Bắt đầu! - Bây giờ các con hãy làm quen với các bạn cùng nhóm sở thích của mình bằng cách lần lượt tự giới thiệu về mình nhé! +GV Mời các bạn ở Nhóm SỞ THÍCH KHÁC chia sẻ về sở thích của mình. - Mời 1 nhóm lên thể hiện ( nhóm HÁT,MÚA)
  22. • Kết luận: +Qua hoạt động vừa rồi các con đã tìm ra những bạn có chung sở thích với mình. Thế con đã làm quen với các bạn trong nhóm như thế nào nhỉ? Hãy kể lại việc em đã làm nào? GV nhận xét, khen ngợi - Các con ạ, khi muốn làm quen với bất kỳ người bạn mới nào ví dụ như bạn lớp khác hay bạn ở khu phố. Hoặc là các con làm quen với các anh chị lớp trên hay thậm chí thầy cô giáo trong trường Vậy Nếu là người tuổi hơn mình thì khi trò chuyện chúng ta cần lưu ý điều gì nhỉ? - 1-2HS phát biểu 3. Vận dụng: + Hãy làm quen với bạn lớp khác + Hãy làm quen với cô tổng phụ trách của trường mình nhé IV.DẶN DÒ: - GV nhận xét,khen ngợi HS tích cực.
  23. C/SINH HOẠT LỚP: HÁT VỀ TÌNH BẠN * Gợi ý cách tiến hành - Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” của lớp - Tuyên dương những tấm gương đôi bạn cùng tiến ở trong lớp - Tổ chức HS hát về tình bạn :Cho HS hát tập thể hoặc có thể thi hát và biểu diễn giữa các tổ, nhóm
  24. PHT: Nội dung đánh giá chủ đề có cần đưa vào giáo án GIẢI ĐÁP Đánh giá theo chủ đề là nội dung rất quan trọng, giúp giáo viên định hướng cả quá trình dạy cần phải quan sát hoạt động của HS như thế nào? Thu thập những minh chứng gì? Gợi ý mẫu phiếu đánh giá. Khi soạn giáo án mỗi bài trong chủ đề, GV cần quan tâm để có những mục tiêu cụ thể cho từng bài. Thông thường cứ 4 tuần có 1 phần đánh giá theo chủ đề (sau 12 tiết sẽ có 1 tiết thực hiện nội dung đánh giá theo chủ đề) đưa vào tiết SHL ở tuần cuối cùng của chủ đề. Soạn GA tuần cuối tiết SHL đưa các nội dung này vào giáo án.
  25. TTX Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cần nhiều tiết cóđược chuyển các tiết TN của những tuần liền kề không hay bắt buộc mỗi tuần 3 tiết? GIẢI ĐÁP CT HĐTN cho phép linh hoạt sắp sếp các chủ đề, các bài (Tính mở, nh linh hoạt) Bình thường mỗi tuần có 3 tiết dành cho HĐTN nhưng nếu cần nhiều tiết hơn để thực hiện HĐTN, GV có thể mượn tiết của các môn khác và thực hiện trả tiết vào các tuần sau đó hoặc trước đó đều được.
  26. Ví dụ: Các tiết SHCĐ của chủ đề EM YÊU QUÊ HƯƠNG. Tuần 21: Cảnh đẹp quê hương Tuần 22: Giữ gìn cảnh đẹp quê hương Tuần 23: Môi trường quanh em. Tuần 24: Công trình công cộng quê em. Có thể gộp lại để thực hiện chủ đề lớn cho học sinh cả khối đi trải nghiệm ngoài nhà trường: thăm công viên Vị Xuyên, Đền Trần - Chùa Tháp thực hiện vào tuần 21, mượn 3 tiết môn Toán. Tuần 22,23,24 trả tiết cho Toán không thực hiện HĐTN theo chủ đề nữa( SHDC và SHL vẫn giữ) vì đã thực hiện gộp ở tuần 21. Tuần 25 trở lại bình thường thực hiện HĐTN theo chủ đề tiếp theo.
  27. NV Mỗi tuần có 3 tiết HĐTN. Vậy những tuần có tiết dành cho HĐTN chung của trường thì dạy dồn tiết vào tuần khác như thế nào? Các tiết trải nghiệm chung của trường có phải thể hiện trên giáo án không? TTX Khi nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động điểm sáng theo các chủ điểm học nhưng không vào thời điểm tổ chức thì có được chuyển đổi nội dung không? GIẢI ĐÁP - Đối với các HĐTN chung của nhà trường mà không ch hợp được các nội dung HĐTN theo chủ đề của lớp 1, các trường vẫn có thể thực hiện được vì theo chương trình lớp 1 chỉ có 27 tiết cứng bắt buộc phải thực hiện ( gồm 12 tiết TV, 3 tiết toán, 1 đạo đức, 2 Thể dục, 2 TNXH,2 nghệ thuật, 3 HĐTN, 2 ngoại ngữ). Trừ 3 tiết KNS vẫn còn dư 5 tiết linh hoạt. - Những hoạt động này không liên quan đến nội dung HĐGD HĐTN nên không cần soạn giáo án, không nh vào thời lượng của HĐTN, không chuyển đổi nội dung thành HĐTN của lớp 1.
  28. NVX Tuần 5, trong tiết sinh hoạt lớp “Trình diễn tài năng của em”, ban giám khảo có ban đại diện cha mẹ HS, GVCN và đại diện HS của lớp. Nếu do điều kiện ban đại diện cha mẹ HS không tham gia được thì có được không? GIẢI ĐÁP GV cần thực hiện linh hoạt, không nhất thiết phải đủ thành phần như SGK, SGV gợi ý.
  29. NVX Trong tài liệu tập huấn tr13 có ghi “số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động”. Vậy “hồ sơ hoạt động” gồm có những gì, lập hồ sơ hoạt động của từng em như thế nào? GIẢI ĐÁP Có thể hiểu hồ sơ hoạt động đơn giản là 1 túi đựng tài liệu trong đó chứa các sản phẩm học sinh tự làm, hình ảnh, bài thu hoạch có lời nhận xét của GV, lời nhận xét của bạn bè, các lực lượng khác làm minh chứng ghi lại quá trình HĐTN của HS, là cơ sở đánh giá HĐTN của HS ( có thể lưu hồ sơ điện tử: file hình ảnh, âm thanh, video ) Đây không phải yêu cầu bắt buộc mà chỉ khuyến khích GV xây dựng để làm căn cứ đánh giá quá trình HĐTN của HS.
  30. Câu hỏi của TTX HKI có bắt buộc chuẩn 54 tiết (3 tiết x 18 tuần = 54 tiết) không? Giải đáp Do chương trình có thể sắp xếp linh hoạt nên với HĐTN HKI có thể kết thúc khi hoàn thành 54 tiết (3 tiết x 18 tuần = 54 tiết) cũng có thể không kết thúc ở tiết 54. Tuy nhiên, khối 1 trong trường thì phải thống nhất thời điểm kết thúc học kì I giữa các lớp.
  31. Câu hỏi của NV Đã dạy môn HĐTN thì có dạy kĩ năng sống không? GIẢI ĐÁP - HĐTN có bao gồm cả nội dung rèn luyện kĩ năng sống nhưng không phải là dạy kĩ năng sống như POKI. - Có thực hiện dạy KNS hay không ? (chuyển phòng Giáo dục sẽ có thống nhất chung)
  32. Câu hỏi của MX Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề lớn ngoài nhà trường (VD: dạy chủ đề Cảnh đẹp quê hương muốn cho HS đi tham quan một số cảnh đẹp quê hương ) cần có kinh phí để thực hiện (phương tiện di chuyển, phí thăm quan, quản lý học sinh, nước uống ) . Vậy có cơ chế nào để có nguồn kinh phí đồng đều giữa các lớp trong một trường, giữa các trường trong cùng một thành phố (huy động từ phụ huynh như thế nào hay ngân sách chi?) GIẢI ĐÁP Để tổ chức các HĐTN bên ngoài nhà trường cần có kinh phí khá lớn để thực hiện. Hiện tại chưa có cơ chế cho phép các nhà trường thu kinh phí để thực hiện, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí huy động từ phụ huynh trên tinh thần tự nguyện. Sẽ có sự không đồng đều giữa các lớp, giữa các phụ huynh trong lớp. Vấn đề này rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm tháo gỡ.