Hệ thống các Chuyên đề môn Vật lý Lớp 10 - Chủ đề 1: Đại cương về chuyển động cơ - Bùi Xuân Dương

pdf 5 trang thungat 2520
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống các Chuyên đề môn Vật lý Lớp 10 - Chủ đề 1: Đại cương về chuyển động cơ - Bùi Xuân Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_cac_chuyen_de_mon_vat_ly_lop_10_chu_de_1_dai_cuong.pdf

Nội dung text: Hệ thống các Chuyên đề môn Vật lý Lớp 10 - Chủ đề 1: Đại cương về chuyển động cơ - Bùi Xuân Dương

  1. Hệ thống các chuyên đề Vật Lý 10 2018 CHỦ ĐỀ ĐẠI CƢƠNG VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1. Chuyển động cơ: + Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian. 2. Chất điểm: + Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). 3. Quỹ đạo: + Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động. II. CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA VẬT TRONG KHÔNG GIAN: Để xác định vị trí của điểm M trong không gian, ta làm như sau: o Chọn gốc tọa độ O và chiều của dương của các trục tọa độ Ox và Oy của hệ trục tọa độ vuông góc xOy. o Chiếu vuông góc điểm M lên hai trục tọa độ Ox và Oy, ta được các điểm H và I. → Vị trí của điểm M sẽ được xác định bằng hai tọa độ là x OH và y OI , hai tọa độ này là hai đại lượng đại số. Bài tập minh họa 1: Hãy cho biết tọa độ của điểm M nằm chính giữa một bức tường hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 5 m, AD = 4 m như hình vẽ. A. 2,5 ; 2. B. 2 ;2. C. 3; 5. D. 11; 10. Hƣớng dẫn: Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. AB xM AH 2,5 2 + Ta có: m. AD y AI 2 M 2 → Tọa độ của điểm M là: 2,5; 2.  Đáp án A Bài tập minh họa 2: Hãy cho biết tọa độ của điểm C trên một bức tường hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB = 5 m, AD = 4 m như hình vẽ. A. 2; 2. B. 5; 4. C. 3; 5. D. 11; 10. Hƣớng dẫn: 1 Bùi Xuân Dương – 0914 082 600
  2. Hệ thống các chuyên đề Vật Lý 10 2018 Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. xC AB 5 + Ta có: m. yC AD 4 → Tọa độ của điểm M là: 5; 4.  Đáp án B III. CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG: 1. Mốc thời gian và đồng hồ: + Để mô tả chuyển động của vật ta phải biết tọa độ của vật đó trong những thời điểm khác nhau. Muốn thế ta phải chỉ rõ mốc thời gian, thức là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian và phải đo khoảng thời gian trôi qua kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 2. Thời điểm và thời gian: Để hiểu rõ hơn về thời điểm và thời gian, ta quan sát Bảng giờ tàu bảng giờ tàu. Hà Nội 19 giờ 00 phút → Các giá trị ở cột phải cho ta biết thời điểm mà tàu có Nam Định 20 giờ 56 phút mặt ở các ga. Thanh Hóa 22 giờ 31 phút → Khoảng cách giữa các thời điểm này cho ta biết thời Vinh 0 giờ 53 phút gian để tàu chạy từ ga nọ đến ga kia. Một cách ngắn gọn hơn: o Thời điểm trả lời cho câu hỏi: khi nào? (khi nào tàu đến Hà Nội, khi nào tàu đến Nam định .). o Thời gian trả lời cho câu hỏi: bao lâu? (tàu chạy từ Hà Nội đến Nam Định mất bao lâu, tàu chạy từ Nam Định đến Thanh Hóa mất bao lâu ). IV. HỆ QUY CHIẾU: Một hệ quy chiếu gồm: + Một vật làm mốc, một tọa độ gắn với vật làm mốc. + Một mốc thời gian và một đồng hồ. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Câu 1: Trong chuyển động nào sau đây, vật không được xem là chất điểm? A. Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời quanh tâm Ngân Hà. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Trái Đất tự quay quanh trục. Hƣớng dẫn: + Chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục của nó thì Trái Đất không được xem là chất điểm.  Đáp án D Câu 2: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài. A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn, t = 0 là lúc máy bay cất cánh. B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn, t = 0 là 0 giờ quốc tế. C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay, t = 0 là lúc máy bay cất cánh. D. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay, t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế. Hƣớng dẫn: + Cách thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay trên đường dài là chọn kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ba thông số của hệ trục tọa độ, t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế là mốc thời gian (máy bay đường dài đi qua nhiều quốc gia, do đó việc chọn mốc thời gian là lúc máy bay cất cánh sẽ gặp khó khi theo múi giờ của từng quốc gia).  Đáp án D Câu 3: Từ thực tế, hãy xem các trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là một đường thẳng? A. Một hòn đá được ném theo phương ngang. B. Một oto đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh. C. Một viên bi rơi từ độ cao h = 2 m. D. Một tờ giấy rơi từ độ cao h = 3 m. Hƣớng dẫn: 2 Bùi Xuân Dương – 0914 082 600
  3. Hệ thống các chuyên đề Vật Lý 10 2018 + Ta thấy rằng chuyển động của một viên bi rơi từ độ cao h = 2 m có dạng là một đường thẳng.  Đáp án C Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây có thể xem chiếc máy bay là một chất điểm. A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. Hƣớng dẫn: + Chuyển động của máy bay trong quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh có thể xem máy bay là một chất điểm.  Đáp án B Câu 5: “Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí oto như trên còn thiếu yếu tố gì? A. Vật làm mốc. B. Mốc thời gian. C. Thước đo và đồng hồ. D. Chiều dương trên đường đi. Hƣớng dẫn: + Việc xác định vị trí oto như trên còn thiếu chiều dương của đường đi.  Đáp án D Câu 6: Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây? A. Kinh độ của con tàu tại mỗi thời điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại thời điểm đó. C. Ngày, giờ của con tàu đến thời điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại thời điểm đó. Hƣớng dẫn: + Để xác định hành trình của một con tàu người ta không dùng đến thông tin hướng đi của con tàu tại thời điểm đó.  Đáp án D Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi. A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến vũng tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Hƣớng dẫn: + Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế khi đó thời điểm 8 giờ 05 phút trùng với thời gian trôi qua.  Đáp án C Câu 8: Một chiếc xuồng đang chạy xuôi dòng chảy như hình vẽ. Cách chọn hệ trục tọa độ nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chuyển động của xuồng. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hƣớng dẫn: + Hệ tọa độ như hình 1 là phù hợp để mô tả chuyển động của xuồng  Đáp án A Câu 9: Một chiếc xuồng đang chạy vuông góc với dòng chảy như hình vẽ. Cách chọn hệ trục tọa độ nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chuyển động của xuồng. 3 Bùi Xuân Dương – 0914 082 600
  4. Hệ thống các chuyên đề Vật Lý 10 2018 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hƣớng dẫn: + Hệ tọa độ như hình 4 là phù hợp để mô tả chuyển động của xuồng  Đáp án D Câu 10: Cho các điểm A, B, C và D như hình vẽ. Chọn phát biểu sai. A. Tọa độ của điểm D là x = 30 cm. B. Tọa độ của điểm A là x = 0 cm. C. Tọa độ của điểm C là x = 20 cm. D. Tọa độ của điểm B là x = –10 cm. Hƣớng dẫn: + Tọa độ của điểm B là x = –10 cm → D sai.  Đáp án D Câu 11: Cho các điểm A, B, C và D như hình vẽ. Gốc tọa độ được chon tại B chiều dương hướng sang phải. Chọn phát biểu đúng. A. Tọa độ của điểm D là x = 30 cm. B. Tọa độ của điểm A là x = 0 cm. C. Tọa độ của điểm C là x = 20 cm. D. Tọa độ của điểm A là x = –10 cm. Hƣớng dẫn: + Tọa độ của điểm A là x = –10 cm.  Đáp án D Câu 12: Một vật được ném xiên góc từ mặt đất, quỹ đạo chuyển động của vật là một parabol như hình vẽ. Hệ tọa độ như thế nào là phù hợp nhất để mô tả chuyển động của vật? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hƣớng dẫn: + Hệ tọa độ như hình 3 là phù hợp để mô tả chuyển động của vật ném xiêng.  Đáp án C Câu 13: Cho các điểm A, B, C và D như hình vẽ. Chọn phát biểu sai. A. Tọa độ của điểm D là x = 0 cm, y = 20 cm. B. Tọa độ của điểm A là x = 0 cm, y = 10 cm. C. Tọa độ của điểm C là x = 20 cm, y = 20 cm. D. Tọa độ của điểm B là x = 20 cm, y = 0 cm. Hƣớng dẫn: + Tọa độ của điểm A là x = 0 cm, y = 0 cm → B sai.  Đáp án B 4 Bùi Xuân Dương – 0914 082 600
  5. Hệ thống các chuyên đề Vật Lý 10 2018 Câu 14: Cho các điểm A, B, C và D như hình vẽ. Chọn phát biểu đúng. A. Tọa độ của điểm D là x = 0 cm, y = 20 cm. B. Tọa độ của điểm A là x = 0 cm, y = 10 cm. C. Tọa độ của điểm C là x = 20 cm, y = 20 cm. D. Tọa độ của điểm B là x = –20 cm, y = 0 cm. Hƣớng dẫn: + Tọa độ của điểm B là x = –20 cm, y = 0 cm.  Đáp án D Câu 15: Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ? A. 12 phút 16,36 giây. B. 11 phút 20 giây. C. 10 phút 43,4 giây. D. 11 phút 45 giây. Hƣớng dẫn: 3600 + Tại thời điểm 5 giờ 15 phút thì kim phút cách kim giờ một góc tương ứng 6000 .0,25 67,5 12 36000 360 Tốc độ tương đối giữa kim phút và kim giờ v 5,5 độ/phút. 60 12.60 → Thời gian để kim phút bắt kịp kim giờ t 16,27 phút. v  Đáp án A Ghi chú: + Khi kim phút chỉ ở vị trí phút thứ 15 thì kim giờ đã lệch khỏi giá trị 5 một góc α bằng 0,25 góc quay từ 5 giờ đến 6 giờ. Hiện tại Page Vật Lý Phổ Thông đã biên soạn bộ 30 đề theo cấu trúc minh họa + Bộ chuyên đề 10 – 11 – 12. → Quý thầy cô cần file word bộ đề trên, vui lòng nhắn tin “ĐK” vào số điện thoại 0914 082 600. → Page cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi, chúc thầy cô công tác tốt. 5 Bùi Xuân Dương – 0914 082 600