Ngân hàng câu hỏi ôn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Dương

docx 18 trang thungat 2350
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi ôn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_on_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi ôn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Dương

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT LÂM THAO NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS SƠN DƯƠNG LỚP 6 NĂM HỌC 2018 - 2019 NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 6 KỲ 2 Mức độ: Nhận biết A. Ngữ văn Câu 1: "Cái chàng [ ], người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ." Đoạn văn trên nói về nhân vật nào trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"? A. Dế Mèn B. Bọ Ngựa C. Xén Tóc D. Dế Choắt Câu 2. Dế Mèn đã có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt? A. Ân hận vì mình đã nghịch dại dột B. Suy nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình C. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên D. Buồn bã và rút ra bài học đường đời đầu tiên Câu 3. "Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc" Câu văn trên có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Nhận xét nào đúng nhất với văn bản "Sông nước Cà Mau"? A. Kể chuyện về cuộc sống của gia đình chú bé An ở vùng cực Nam Nam Bộ B. Thể hiện cảm xúc của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực nam Nam Bộ C. Miêu tả vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ, độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ D. Bàn luận của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc Câu 5. "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên" Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh? A. Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái B. Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm
  2. nhân hậu của cô em gái C. Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái D. Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội hoạ Câu 7. Văn bản "Vượt thác" được trích từ chương nào của truyện "Quê nội" của Võ Quảng? A. Chương 8 B. Chương 9 C. Chương 10 D. Chương 11 Câu 8. Nhân vật chính trong đoạn trích "Vượt thác" (Võ Quảng) là nhân vật nào? A. Dượng Hương Thư B. Cục C. Cục và Cù Lao D. Dương Hương thư và Cù lao Câu 9. Qua văn bản "Vượt thác", nhà văn Võ Quảng muốn làm nổi bật điều gì? A. Cảnh vượt thác vô cùng nguy hiểm của dượng Hương Thư và những người ở trên thuyền B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hai bên sông Thu Bồn vô cùng thơ mộng C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên D. Cảnh dòng sông Thu Bồn theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau Câu 10. "Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông những chòm cổ thụ dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước" Cảnh trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự nào? A. Theo hành trình của con thuyền B. Từ thấp đến cao C. Từ trên xuống dưới D. Từ xa đến gần Câu 11. " Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù"? (Buổi học cuối cùng). Câu văn trên được hiểu là: A. Tiếng nói là văn hoá của dân tộc, nếu mất tiếng nói đồng nghĩa với việc đánh mất dân tộc B. Tiếng nói là phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập dân tộc C. Tiếng nói là tài sản quí báu của dân tộc D. Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc m à còn l à phương tiện để đấu tranh giành độc lập dân tộc Câu 12. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ gắn với sự kiện lịch sử nào? A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1948 C. Chiến dịch Biên Giới năm 1950 D. Chiến dịch Thu Đông năm 1951 Câu 13. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ) kể lại chuyện gì?
  3. A. Kể chuyện anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác không ngủ B. Kể chuyện đoàn dân công phải dải lá cây làm chiếu giữa trời mưa lâm thâm C. Kể chuyện tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu D. Kể chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ Câu 18. Dòng nào không nói đúng ý nghĩa của câu thơ "Ra thế-Lượm ơi!"? A. Sự đau xót của tác giả trước tin Lượm hi sinh B. Sự bất ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh C. Sự nghi ngờ của tác giả trước tin Lượm hi sinh D. Câu hỏi và gọi Lượm PA: D Câu 14. Tác giả Tố Hữu gặp Lượm ở địa danh nào? A. Đồn Mang Cá B. Hà Nội C. Sài Gòn D. Hàng Bè (Huế) PA: D Câu 15. "Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè' Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá Câu 16. Bài thơ "Mưa" của Trần đăng Khoa được sáng tác năm nào? A. 1965 B. 1966 C. 1967 D. 1968 Câu 17. Thể loại văn bản Cô Tô là A. Kí B. Phóng sự C. Tự sự D. Hồi kí Câu 18. "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mong cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông" Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính? A. Hoán dụ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa Câu 19. Nội dung của văn bản "Lòng yêu nước" của tác giả I. Ê-ren-bua là?
  4. A. Những biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga - Xô viết B. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga - Xô viết C. Lòng yêu nước là động lực giúp người dân đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. D. Cả A, B, C Câu 20. Văn bản "Lao xao" của Duy Khán có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và nghị luận B. Tự sự và miêu tả C. Biểu cảm và miêu tả D. Tự sự và thuyết minh Câu 16. Ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất được hướng tới trong văn bản "Động Phong Nha" là gì? A. Ý thức mở mang hiểu biết B. Lòng yêu nước và tự hào dân tộc C. Thói quen tận dụng lợi thế thiên nhiên ban cho D. Ý thức bảo vệ thiên nhiên và danh lam thắng cảnh B. Tiếng việt Câu 1. "Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào" Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào? A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật C. So sánh vật với người D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 2. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hoá? A. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá B. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim C. Hôm nay xuân ốm dậy Buồn như đông,nhợt nhạt mưa phùn D. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Câu 3. "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" (Trần Đăng Khoa) Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác D. Ẩn dụ phẩm chất. Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu? A. Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn B. Là những thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn D. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn Câu 5. Dòng nào nói đúng nhất về vị trí và vai trò của cây tre trong đời sống con người Việt Nam?
  5. A. Tre là một người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam ta B. Tre là một người bạn thân thiết của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam C. Tre gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước D. Tre gắn bó với người nông dân trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là trong lao động sản xuất Câu 6. "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc." Ý chính của đoạn văn trên là gì? A. Ca ngợi sự giản dị của tre B. Ca ngợi giá trị của tre C. Ca ngợi những phẩm chất cao quí của tre D. Ca ngợi vẻ đẹp chung của cây tre Câu 7. Đoạn văn "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh Câu 8. "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" Đoạn văn trên có mấy từ láy? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 9. "Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc." Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn? A. Một B. Hai C. Ba D. Không có Câu 10. Các từ: "lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" trong câu "Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" là thành phần nào của câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Thành phần phụ D. Không thuộc thành phần nào Câu 11. "Bây giờ là chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để chúng hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm" Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn không có từ là? A. Một B. Ba C. Năm D. Sáu
  6. Câu 12. Trong văn bản "Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử" khi viết "Cầu Long Biên đã trở thành chứng nhân lịch sử", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nói quá B. Liệt kê C. Nhân hóa D. So sánh Câu 13. Trong các câu sau,câu nào không đầy đủ thành phần chính? A. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt B. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa C. Cầu Long Biên một tuyến đường sắt chạy giữa D. Một tuyến đường sắt chạy giữa cầu Long Biên Câu 14. "Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc" (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ). Câu văn trên thể hiện điều gì? A. Phản ánh chính sách cai trị và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc B. Phản ánh chế độ bóc lột người tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc C. Phản ánh hậu quả trong việc khai thác thiên nhiên và đối xử đối với người da đỏ của người da trắng D. Phê phán lòng tham và sự thiếu ý thức của người da trắng trong việc ứng xử với thiên nhiên Câu 15. "Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc." Người thủ lĩnh da đỏ đã bộc lộ tình cảm gì trong câu văn trên? A. Căm thù và trách móc người da trắng B. Xót xa trước cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng C. Tiếc nuối và thất vọng về thái độ của người da trắng với thiên nhiên D. Tố cáo và giễu cợt người da trắng C. Tập làm văn Câu 1. Trong văn miêu tả, năng lực nào của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất? A. Năng lực liên tưởng, tưởng tượng B. Năng lực quan sát C. Năng lực hình dung, tưởng tượng D. Năng lực đánh giá, nhận xét PA: B NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 6 KỲ II Mức độ: Thông hiểu A. Ngữ văn Câu 1: Qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau”, em hiểu gì về cảnh sông nước và con người nơi đây? Đáp án - Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. - Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.
  7. Câu 2: Khi nghe thầy giáo nói: “Hôm nay là buổi học cuối cùng của các con”, Phrăng đã có những biểu hiện cụ thể thế nào? Đáp án - Choáng váng. - Tự giận mình vì những buổi trốn học - Thấy sách như người bạn cố tri - Nghĩ đến thầy giáo quên cả những lúc thầy phạt - Hiểu được nguyên nhân của những điều khác lạ. Câu 3: Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như thế nào? Đáp án: Qua quan sát của anh đội viên Bác có hình dáng, tư thế như sau: Ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt thì trầm ngâm, Bác có mái tóc bạc, Bác ngồi đinh ninh. Câu 4: Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” của Tố Hữu cho em cảm nhận gì về hình ảnh của Lượm? Đáp án: Lượm là một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê công tác kháng chiến, thật đáng mến, đáng yêu. Câu 5: Nội dung khái quát của văn bản “Lòng yêu nước” là gì? Đáp án: Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xô Viết Câu 6: Đối với người da đỏ những hình ảnh nào là những điều thiêng liêng đã in trong kí ức? Đáp án - Mỗi tấc đất là thiêng liêng - Mỗi lá thông óng ánh - Mỗi bờ cát - Mỗi hạt sương - Mỗi bãi đất hoang - Tiếng thì thầm của côn trùng - Những dòng nhựa chảy. Câu 7: Kể tên văn bản thể hiện tinh thần nhân ái đã học trong chương trình ngữ văn 6 ? Đáp án: Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái: Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Lao xao. Câu 8: Hãy nêu những nét khái quát về nghệ thuật trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”? Đáp án - Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lậpđược sử dụng phong phú đa dạng. - Ngôn ngữ biểu hiện tình cảm chân thành tha thiết với mảnh đất quê hương - nguồn sống của con người. - Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ B. Tiếng việt Câu 1: Thế nào là phó từ? đặt câu có sử dụng phó từ? Đáp án
  8. - Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. - Đặt câu Câu 2: Thế nào là so sánh? Tìm câu văn, câu thơ có sử dụng so sánh? Đáp án - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - VD: đen như cột nhà cháy. Câu 3: Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ? Đáp án: Có hai kiểu so sánh - So sánh ngang bằng; - So sánh không ngang bằng. Câu 4: Thế nào là thành phần chính của câu? Đặt câu có đầy đủ thành phần chính? Đáp án: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Câu 5: Câu trần thuật đơn là gì? Vai trò của câu trần thuật đơn khi tạo lập văn bản? Đáp án: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. Câu 6: Hãy cho biết muốn làm bài văn tả cảnh cần đạt những yêu cầu nào? Đáp án: Muốn tả cảnh cần - Xác định được đối tượng miêu tả. - Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. C. Tập làm văn Câu 1: Em hãy nêu tầm quan trọng của giờ luyện nói? Đáp án: Rèn kỹ năng nói trước đông người về văn miêu tả. Câu 2: Hãy nêu những kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả? Đáp án: Các kĩ năng cần có khi miêu tả: Kĩ năng quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhận xét, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh theo một trình tự nhất định. Câu 3: Để có một lá đơn theo yêu cầu khi viết ta cần chú ý điều gì? Đáp án: Để có một lá đơn theo yêu cầu khi viết ta cần chú ý: + Viết đơn theo mẫu: đọc kĩ, trình bày đúng yêu cầu bằng cách điền vào chỗ trống. + Viết đơn không theo mẫu: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng rõ theo một số mục nhất định; tên đơn phải được viết chữ in hoa. NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 6 KỲ II Mức độ: Vận dụng cao Câu 1 : Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ngày tết Trung thu. Đáp án: Đoạn văn có những từ ngữ tả cảnh vật đặc trưng của Tết Trung thu như Rằm tháng tám,ánh trăng,đèn ông sao,phá cỗ Biết trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lý
  9. Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng tả con đường thân quen từ nhà em đến trường vào một buổi sáng khi em đi học Đáp án -Yêu cầu:Tả theo dúng trình tự từ nhà đến trường có các từ thân quen,em đi học,buổi sáng -Yêu cầu khi tả phải tỏ rõ em dã thuộc từng đăc điểm cuả con đường và con đường ghi dấu nhiều kỷ niệm của em -Các từ ngữ buổi sáng xác định rõ thời điểm và tình huống tả con đườngvào một thời gian cụ thể Câu 3: Vẻ đẹp của khổ thơ kết thúc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” Đáp án - Bốn câu thơ mang tính khái quát cao.qua những câu thơ này hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi.Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ . Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh ”đã cắt nghĩa lý do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác :Đó là cái thương tình vĩ đại ,cái thường tình của một bậc”đại nhân,đại trí ;đại dũng” - Không ngủ là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác.Cả cuộc đời Người luôn dành cho dân,cho nước. Câu 4: Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn để nêu những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam. Đáp án: Đoạn văn từ 5-7 câu có câu văn được viết theo cấu trúc của câu trần thuật đơn có một nòng cốt chủ -vị. Câu 5: Em hãy viết đơn xin phép nghỉ học. Đáp án: - HS viết được một lá đơn đúng theo mẫu -Nội dung ngắn gọn, rõ ràng. Câu 6: Viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là? Đáp án: Viết đoạn văn và xác định rõ đâu là câu trần thuật đơn có từ là Ví dụ: Nam là người bạn thân nhất của em. Bạn Nam học rất giỏi. Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là Cháu ngoan Bác Hồ. Em rất thán phục bạn và hứa sẽ cố gắng học giỏi như bạn Nam. - Nam là người bạn thân nhất của em.(Câu giới thiệu) - Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.(Câu miêu tả) Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là. Đáp án: - HS viết được đoạn văn mạch lạc ,có liên kết - Sử dụng được hai kiểu câu: Câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn có từ là. Câu 8: Tả một người bạn * Mở bài - Em có rất nhiều bạn. - Người em thân nhất là bạn học cùng lớp. Chúng em chơi thân với nhau từ rất lâu rồi. * Thân bài:
  10. - Ngoại hình: (đoạn 1) + Dáng người cân đối, chân tay săn chắc. Dù bằng tuổi nhưng bạn cao hơn em rất nhiều. + Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng + Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh + Vầng trán cao. + Bạn rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh và đều như những hạt bắp - Tính nết, tài năng (đoạn 2) + Dế mến, hay giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, hay hỏi bài Toán khó, bạn đều tận tình hướng dẫn từng chút một. + Học ra học, chơi ra chơi. Khi học bạn hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi cũng rất nhiệt tình và thoải mái. + Giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn vẫn không chịu bỏ cuộc, nhất định phải giải được mới thôi. + Là chân sút số một của đội bóng Khi chơi bóng, bạn như một cầu thủ chuyên nghiệp, + Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú * Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Nam: (đoạn 3) Nam giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước (Kể kết hợp với tả. Bạn hướng dẫn em tập bơi như thế nào? Thái độ của bạn ra sao? Bạn động viên, khuyến khích em như thế nào? Cảm nghĩ của em về bạn?) * Kết bài: - Tình cảm với bạn - Em sẽ luôn giữ gìn tình bạn này. Em mong tình bạn của chúng em sẽ mãi đẹp. Câu 9: Tả mẹ * Mở bài - Dẫn thơ hoặc ca bài, bài hát nói về mẹ “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” - Trong cuộc đời này, không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho mình bằng mẹ. - Với em, mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và kính trọng nhất
  11. * Thân bài + Tả ngoại hình (đoạn 1) - Mẹ không phải là người phụ nữ đẹp. Hình ảnh mẹ trong em thật giản dị nhưng cũng rất cao quý - Dáng mẹ gầy, nhìn dáng mẹ tôi đã thấy được bao nỗi vất vả, lo toan - Dáng đi của mẹ uyển chuyển, nhẹ nhàng - Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo mà đã bị nắng mưa làm đen xạm đi - Đôi mắt mẹ trong tôi thật đẹp, nó lấp lánh niềm vui khi , nó đượm buồn khi ., nó dịu dàng ấm áp khi Trên đôi mắt ấy đã có những nếp nhắn trước tuổi. - Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ. - Nụ cười tươi luôn nở trên môi mẹ dù khó khăn vất vả như thế nào chăng nữa - Tôi nhận ra bàn tay mẹ thô ráp, chiếc áo mẹ đã bạc màu, đôi vai mẹ gầy hơn trước. - Hình như trông mẹ già hơn cái tuổi bốn mươi của mẹ. Mái tóc dài mượt ngày trước giờ đã ngắn và mỏng đi khá nhiều, thấp thoáng đã thấy những sợi bạc. + Tả về tính cách, hoạt động (đoạn 2) - Mẹ là một giáo viên luôn tận tụy với công việc. Những đêm khuya khi tôi đã ngủ, tôi thấy mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc với những chồng vở của học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ trong bài làm - Với gia đình, mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc ân cần cho cả gia đình Một mình mẹ lo hết cả công việc nhà, làm tròn trách nhiệm trong công việc ở trường. - Mẹ là một người vợ hiền, một người dâu thảo. + Tả về kỉ niệm với mẹ, sự quan tâm của mẹ với mình (đoạn 3) - Với tôi, mẹ luôn dành sự quan tâm nhiều nhất: lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành chút thời gian ít ỏi khi nghỉ ngơi để hướng dẫn tôi học tập. - Ánh mắt mẹ dịu dàng, hiền hậu chỉ cho tôi từng lỗi sai, giúp tôi hiểu bài hơn. - Mẹ luôn bên tôi khi tôi gặp khó khăn, động viên an ủi khi tôi vấp ngã. Mẹ hứng hết nỗi cực nhọc để tôi có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. * Kết bài - Nêu tình cảm với mẹ - Tôi sẽ cố gắng . Câu 10: Tả giờ ra chơi (Cảnh động) * Mở bài
  12. - Đến trường em được học rất nhiều điều hay và bổ ích - Thời gian mà mỗi học sinh chúng em thích nhất khi ở trường là giờ ra chơi - Mỗi giờ ra chơi dù ngắn ngủi nhưng đều rất thú vị * Thân bài + Trước giờ ra chơi (đoạn 1) - Sân trường yên tĩnh, vắng vẻ. Thấp thoáng chỉ thấy bóng dáng thầy giám thị đi lại và một số cô chú lao công đang làm việc - Miêu tả không gian (cây cối, chim chóc, nắng ) - Trong các lớp học, các bạn học sinh ., thầy cô . - Lớp tôi đang say sưa trong tiết học của môn - Bỗng một tiếng chuông “Reng Reng ” báo hiệu giờ ra chơi đã đến. - Thầy kết thúc bài giảng, lớp trưởng hô “nghiêm” chào thầy rồi chúng tôi ùa ra sân trường tận hưởng 20 phút thoải mái của giờ ra chơi. + Trong giờ ra chơi (đoạn 2) - Học sinh từ các lớp ùa ra sân trường như một bầy chim sẻ được sổ lồng tung bay. - Các thầy cô cũng rời phòng học vào phòng giáo viên để nghỉ ngơi, thư giãn - Khắp sân trường rộn rã hẳn lên bởi những tiếng cười, đùa của các bạn. - Mỗi nhóm tìm một góc sân để chơi các trò chơi như: nhảy dây, đá cầu, kéo co, cầu lông - Dưới gốc cây phượng, có vài bạn nữ cùng ngồi ôn bài trước khi vào tiết học mới - Góc khác lại có vài bạn nam ngồi trò chuyện với nhau, cười rúc rích - Những chú chim trên cành cũng đua nhau hót ríu rít như muốn xuống chơi cùng chúng em - Một cơn gió nhẹ thoảng qua, xua tan cái nóng mùa hè - Những chiếc áo khăn quàng đỏ phấp phới bay nổi bật trên những chiếc áo trắng của các bạn học sinh cùng với màu xanh biếc của những hàng cây tô điểm cho sân trường. - Trong các nhóm đá cầu, trái cầu nhiều màu sắc bay qua bay lại. Những trận cầu gay cấn có rất nhiều khan giả đến xem và cổ vũ. Tiếng bàn tán xôn xao, tiếng cười nói thật vui nhộn, những tràng vỗ tay giòn giã. - Khuôn mặt nhiều bạn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười tươi rói vẫn nở trên môi.
  13. + Sau giờ ra chơi (đoạn 3) - Các bạn đang chơi hăng say thì một hồi chuông “Reng Reng ” báo hiệu giờ ra chơi đã kết thúc - Ai nấy đều lộ vẻ tiếc nuối nhưng cũng nhanh chóng dừng lại trò chơi và bước vào lớp học để học tiết tiếp theo - Chúng em bước vào tiết học mới với tinh thần vui vẻ, phấn chấn vì đã được thư giãn nghỉ ngơi sau giờ ra chơi thú vị. - Sân trường lại trở về vẻ yên ắng. Những hàng cây - Khắp các lớp học lại vang lên tiếng . Câu 11: Miêu tả nhân vật tưởng tượng * Mở bài: Giới thiệu nhân vật sẽ tả (nhân vật nào, trong tác phẩm nào? Tình cảm của em đối với nhân vật?) * Thân bài Đoạn 1: Miêu tả ngoại hình nhân vật (tưởng tượng các chi tiết cho phù hợp) - Thân hình, khuôn mặt - Đôi mắt như thế nào? Cảm nhận được điều gì qua đôi mắt ấy? (hiền lành, nhân hậu, ấm áp ) - Mũi - Miệng -> nụ cười như thế nào? -> cảm nhận (sự thân thiện, dễ mến ) - Mái tóc - Lông mày . - Đôi tay như thế nào? (nam: khỏe mạnh, rắn chắc, bàn tay to ; nữ: đôi tay thon thả, mềm mại ) - Trang phục thế nào? (trang phục cần phù hợp với nhân vật) Đoạn 2: Tả về tính cách, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật của nhân vật - Hoàn cảnh của nhân vật ấy có gì đặc biệt (nói ngắn gọn) -> nhân vật ấy đã vượt qua như thế nào? -> qua đó thấy được phẩm chất tốt đẹp nào (dũng cảm, giàu ý chí, nghị lực ) - Đối xử với những khác ra sao (nói ngắn gọn)? -> qua đó ta thấy nhân vật là người như thế nào? (nhân hậu, hiền lành ) * Kết bài - Tình cảm của em đối với nhân vật, bài học rút ra từ nhân vật.
  14. NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 6 KỲ II Mức độ: Vận dụng Câu 1: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Kiều Phương? Đáp án - Hình dáng nhỏ nhắn, thanh mảnh, mặt lọ lem như mặt mèo, mắt sang, mặt lúc nào cũng tươi như hoa, răng khểnh trông thật đáng yêu. - Tính cách hồn nhiên, nhân hậu, độ lượng trước những biểu hiện bực bội thiếu than thiện của người anh; có tài năng hội họa từ nhỏ, được phát hiện và phát triển, có sự thành công lớn. Câu 2: Nhận xét tình cảm của em dành cho nhân vật người anh và nhân vật người em trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”? Đáp án - Tình cảm dành cho nhân vật người anh: Thông cảm và trân trọng trước sự biết hối lỗi và biết vươn lên trở thành người tốt của nhân vật người anh. - Tình cảm dành cho nhân vật người em: Khâm phục, yêu quý vì có tài năng và tấm lòng Câu 3: Truyện “Buổi học cuối cùng” để laị cho em suy nghĩ gì về việc học tiếng mẹ đẻ và việc học tiếng nước ngoài? Đáp án - Học tiếng mẹ đẻ để giữ gìn nền văn hóa dân tộc. - Học tiếng nước ngoài để mở rộng hiểu biết. Câu 4: Hãy nêu những nét nổi bật của nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? Đáp án - Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm - Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành. - Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. Câu 5: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Tuân? Em học tập những gì từ nghệ thuật miêu tả của tác giả? Đáp án - Cách miêu tả: Theo một trình tự hợp lý. - Hình ảnh đưa ra vừa thực, vừa giàu liên tưởng, sự liên tưởng giàu trí tuệ. Mẫu mực về cách sáng tạo hình ảnh, thấm đượm tình cảm, cảm xúc của con người. Câu 6: Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ tả theo trình tự nào? Đáp án: Trình tự miêu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi: Tả kết hợp với trình tự thời gian và không gian Trống ra chơi: Học sinh các lớp ùa ra. Cảnh học sinh chơi: Góc sân bên phải, bên trái, ở khu vực giữa sân. Trống vào lớp: Học sinh vào lớp. Câu 7: Câu văn”Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.” có ý nghĩa gì? Đáp án: - Câu văn này có ý nghĩa rất quan trọng vì: Nó nêu lên được tinh thần cơ bản của bài văn.Nó cho thây, Tổ quốc là lẽ sống cao nhất của mỗi người .Mất Tổ quốc thì tất cả đều vô nghĩa
  15. Tổ quốc là niềm tự hào và tình yêu cao đẹp nhất của mỗi một con người chân chính. Nó thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi con người phải làm sao để Tổ quốc mãi trường tồn. Câu 8: Những tác phẩm truyện kí đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước và con người Việt Nam ? Đáp án - Truyện kí đã học giúp ta hình dung cảm nhận nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nướcvà cuộc sống con người ở nhiều vùng, nhiều miền, cảnh sông nước miền cực nam, cảnh sông Thu Bồn ở miền Trung, đến vẻ đẹp rực rỡ của đảo Cô Tô, thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim - Thấy được hình ảnh của con người và cuộc sống lao động hăng say và tâm hồn trong sáng Câu 9: Khi tạo lập văn bản, khi nói, viết ta cần sử dụng câu như thế nào? Đáp án - Viết ta thường dùng câu đầy đủ thành phần - Khi nói ta có thể sử dụng câu tỉnh lược. Câu 10: Tìm điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại? Đáp án: Điểm giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, hiện đại là: - Cùng có cốt truyện, nhân vật chi tiết lời kể, tả; - Dùng văn tự sự, miêu tả biểu cảm thể hiện nội dung; - Sử dụng những chi tiết làm nổi bật tính cách nhân vật; - Có lời kể của tác giả và lời kể của nhân vật. Câu 11: Hãy sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: lưa thưa, nhà cửa, đi đứng, rì rào, lập lòe, cá quả, lóng lánh, gập ghềnh, mặt mũi, mong muốn, móm mém. Đáp án: Học sinh phân thành 2 nhóm từ sau - Từ ghép: nhà cửa, đi đứng, cá quả, mặt mũi, mong muốn - Từ láy: lóng lánh, gập ghềnh, móm mém, rì rào, lập lòe, lưa thưa, Câu 12 “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”( Ca dao) a. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao trên ( Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh thể hiện biện pháp đó.) b. Qua đó, em cảm nhận được điều gì về cuộc sống của người nông dân? Đáp án a. Xác định đúng biện pháp tu từ: So sánh( mồ hôi như mưa ) b. Tác dụng: Qua đó, ta cảm nhận được cuộc sống vất vả, nhọc nhằn của người nông dân Câu 13 “Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
  16. Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm ” Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên ? b. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn. Đáp án a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên ? - Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét. - Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam. b. Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn. - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam - Cảm nhận về khổ thơ: + Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị. + Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời-một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam. + Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý: → Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù “Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” → Tinh thần lạc quan, yêu đời “Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” → Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” + Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam. Câu 14: Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
  17. a. Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ? b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ? Đáp án a. Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ - Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. - Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: - Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; - Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) Câu 15: Trong v¨n b¶n Bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn ( trÝch DÕ mÌn phiªu l­u ký) cña nhµ v¨n T« Hoµi cã ®o¹n “ Ch­a nghe hÕt c©u, t«i ®· hÕch r¨ng lªn, x× mét h¬i râ dµi. Råi, víi ®iÖu bé khinh khØnh, t«i m¾ng: - Høc! Th«ng ng¸ch sang nhµ ta? DÔ nghe nhØ! Chó mµy h«i nh­ có mÌo thÕ nµy, ta nµo chÞu ®­îc. Th«i, im c¸i ®iÖu h¸t m­a dÇm sïi sôt Êy ®i. §µo tæ n«ng th× cho chÕt! T«i vÒ, kh«ng mét chót bËn t©m.” ( Ng÷ v¨n 6, tËp 2, NXBGD-2008) a. §o¹n v¨n trªn cã bao nhiªu c©u? Ghi l¹i mçi c©u thµnh mét dßng ®éc lËp. b. C¨n cø vµo dÊu c©u vµ dùa vµo ph©n lo¹i c©u theo môc ®Ých nãi th× mçi c©u trong ®o¹n v¨n trªn thuéc kiÓu c©u g×? Đáp án §o¹n v¨n trªn gåm cã 9 c©u - Ch­a nghe hÕt c©u, t«i ®· hÕch r¨ng lªn, x× mét h¬i râ dµi. ( C©u kÓ) - Råi, víi ®iÖu bé khinh khØnh, t«i m¾ng: ( C©u kÓ) - Høc! ( C©u c¶m) - Th«ng ng¸ch sang nhµ ta? ( C©u hái) - DÔ nghe nhØ! ( C©u c¶m) - Chó mµy h«i nh­ có mÌo thÕ nµy, ta nµo chÞu ®­îc. ( C©u kÓ) - Th«i, im c¸i ®iÖu h¸t m­a dÇm sïi sôt Êy ®i. ( C©u cÇu khiÕn) - §µo tæ n«ng th× cho chÕt! ( C©u c¶m) - T«i vÒ, kh«ng mét chót bËn t©m.” ( C©u kÓ) Nªu ®­îc 9 c©u vµ ghi ®Çy ®ñ 9 c©u riªng biÖt Câu 17: Chỉ ra các kiểu so sánh được sử dụng trong các câu sau a. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. b. Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
  18. c. Tôi chợt nhận ra tình cảm của bà dành cho tôi hơn rất nhiều những quan tâm chợt đến của tôi với bà. d. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Đáp án - Câu a và d là so sánh ngang bằng. - Câu b và c là so sánh không ngang bằng Câu 18: Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau: a. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. b. Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới. c. Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Đáp án a. Đây mới chỉ là 1 cụm từ, chưa thành câu (câu thiếu vị ngữ) Sửa theo 1 trong các cách sau: - Thêm vị ngữ: Bạn lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi. - Biến thành cụm chủ vị: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A. - Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. b. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. Cách sửa: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới. c. Câu dùng từ sai. Vị ngữ 2: bóp còi rộn vang không phù hợp với chủ ngữ. Cách sửa: Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và xe bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Sơn Dương, ngày 18 tháng 2 năm 2019 GIÁO VIÊN RA ĐỀ Phạm Thanh