Nội dung ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am

docx 7 trang thungat 2430
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2018- 2019 Môn: Ngữ văn 8 A.KIẾN THỨC I.VĂN BẢN VĂN HỌC 1.Nội dung: a. Truyện kí Việt Nam: Tôi đi học, “ Trong lòng mẹ” “ Tức nước vỡ bờ” “Lão Hạc”. b. Văn học nước ngoài: Chiếc lá cuối cùng, Cô bé bán diêm. c. Văn bản nhật dụng: Thông tin về Ngày trái đất năm 2000; Ôn dich, thuốc lá. 2.Yêu cầu: - Kiến thức về tác giả, khái niệm và đặc điểm các kiểu văn bản, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. - HS kẻ bảng thống kê kiến thức theo mẫu: TT Tác Tác Thể Phương Ý nghĩa Nội dung Nghệ thuật phẩm giả loại thức biểu nhan đề đạt II.TIẾNG VIỆT 1.Kiến thức: - Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Các biện pháp tu từ (nói quá; nói giảm, nói tránh) - Câu ghép. - Dấu câu: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2.Yêu cầu: - Hiểu được khái niệm, cách sử dụng, tác dụng của các đơn vị kiến thức. - Áp dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào làm bài tập. III. Tập làm văn: Văn thuyết minh Đề 1. Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học. Đề 2. Thuyết minh về hoa sen. Đề 3. Thuyết minh về chiếc nón lá. Đề 4: Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1. Đề 5: Thuyết minh về con trâu của làng quê Việt Nam. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: Câu 1: Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác? Qua đó, em có suy nghĩ gì về 1tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác? Câu 2: Có ý kiến cho rằng Tôi đi học là 1 truyện ngắn giàu chất thơ.Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Theo em, chất thơ của truyện này được tạo nên từ những yếu tố nào? Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ được thể hiện như thế nào trong văn bản “Trong lòng mẹ”? Câu 4:Cho đoạn văn:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
  2. b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó. Câu 5: Xác định và phân loại trợ từ, thán từ, tình thái từ trong những câu sau: a.Con nín đi! b.Cậu giúp tớ một tay nhé! c.Cậu phải nói ngay điều này cho cô giáo biết! d.À!Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. e.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? f. Em hơ tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! g. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Câu 6: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong các trường hợp sau đây: a. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố) b. Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). (Sách NV 8 tập I) c. Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó (Nam Cao) Câu 7:Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Tức nước vỡ bờ” cho đoạn trích từ tác phẩm “ Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất tố. Câu 8: Cho đoạn văn sau: “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ” a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Của ai? b. Cụm từ “ người đàn bà lực điền” chỉ ai? Trong đoạn trích, nhân vật này đã thể hiện phẩm chất điển hình nào của người Phụ nữ Việt Nam trước cách mạng? Câu 9: Em hiểu và rút ra được bài học gì về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống qua ý nghĩ của nhân vật ông giáo trong tác phẩm “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” Câu 10: Hãy lấy hai tình huống trong cuộc sống có sử dụng cách nói giảm, nói tránh và nêu hiệu quả của việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh này. Câu 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
  3. - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” ( Ngữ văn 8 – Tập 1). a) Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện? b) Em hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc? c) Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình ngữ văn 8, tập một. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Nguyễn Thị Thu Huyền
  4. TRƯỜNG THCS THANH AM GỢI Ý ĐÁP ÁNNỘI DUNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2018- 2019 Môn: Ngữ văn 8 Câu 1: -Chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là một kiệt tác vì: - Chiếc lá được vẽ giống như thật đến mức các hoạ sĩ cũng không nhận ra. - Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương, sự hi sinh của người hoạ sĩ và nó đã mang lại sự sống cho Giôn-xi (giá trị nhân sinh cao) Qua đó ta thấy kiệt tác nghệ thuật phải có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân sinh cao (phục vụ ời sống con người, được tạo nên bằng tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ. Câu 2: *Truyện ngắn giàu chất thơ là truyện ngắn mang nhiều yếu tố, đặc điểm của thơ, phá vỡ tính truyện. Truyện thường có ít xung đột, không bố cục theo sự việc mà theo tâm trạng, dòng hồi tưởng của nhân vật; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu nhẹ nhàng, man mác, êm dịu *Chất thơ của truyện này được tạo nên từ: - Tình huống truyện dễ gợi kỉ niệm và cảm xúc đối với mọi người (kỉ niệm lần đầu tiên đi học). - Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ cảu n/v. - Tình cảm của mọi người trong truyện. - Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. Câu 3: Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng được thể hiện: - Hình ảnh mẹ luôn thường trực trong lòng bé Hồng nên chỉ nghe bà cô nhắc đến mẹ, bé Hồng đã hình dung ngay ra hình ảnh mẹ. - Xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ, Hồng đã nhận ra tâm địa độc ác của bà cô và phản ứng rất thông minh: toan trả lời “có” im lặng trả lời không. - Người cô càng cố tình mỉa mai thì Hồng càng phẫn uất, càng thương mẹ, căm tức những cổ tục đã đày đoạ mẹ. - Bé Hồng khao khát được gặp mẹ. - Xúc động, sung sướng khi gặp lại mẹ, chìm ngập trong niềm hạnh phúc vô bờ khi được nằm trong lòng mẹ và cảm nhận thế giới của tình mẫu tử đẹp vô ngần. Câu 4: a. - Câu ghép: Cái đầu lão// ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão// mếu như con nít. C 1 V 1 C2 V2 - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. b. - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. Câu 5: a.Con nín đi! (Tình thái từ) b.Cậu giúp tớ một tay nhé!(Tình thái từ) c.Cậu phải nói ngay điều này cho cô giáo biết! (trợ từ) d.À!Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. ( Thán từ) e.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à?(Tình thái từ)
  5. f. Em hơ tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! (Thán từ) (Tình thái từ) g. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. ( Trợ từ) Bài 6: a. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai. b. Giải thích rõ thời gian nhà văn Nguyên Hồng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. c. Giải thích ý nghĩa cho suy nghĩ của Binh Tư về Lão Hạc là cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Bài 7: - Nghĩa đen: “ Tức nước vỡ bờ” là do nước quá nhiều sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ. - Nghĩa bóng: “ Tức nước vỡ bờ” chỉ tình thế của gia đình chị Dậu lúc này đang bị đè nén, áp bức dẫn đến hành động phản kháng mạnh mẽ của chị để bảo vệ gia đình mình. -> Nhan đề được đặt rất phù hợp, giàu ý nghĩa khi nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích. Bài 8: a. “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố. b. Cụm từ “ người đàn bà lực điền” chỉ chị Dậu. Trong đoạn trích, nhân vật này đã thể hiện phẩm chất điển hình của người Phụ nữ Việt Nam trước cách mạng đó là sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mạnh mẽ trước áp bức bất công. Bài 9: Gợi ý: - Đây là một phát hiện sâu sắc và một triết lý sống tiến bộ đúng đắn. - Cần có thái độ trân trọng, yêu thương con người, cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và thông cảm cho họ, nhìn họ bằng con mắt của lòng nhân ái. - Từ đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với nhau sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Câu 10: HS tự đặt tình huống có sử dụng nói giảm, nói tránh. Câu 11: a.Xác định ngôi kế của đoạn văn: Đoạn văn trên được kế ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kế chuyện, xưng tôi). Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kế ở ngôi thứ nhất: Ông giáo - người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kế lại câu chuyện khiến cho câu chuyện trờ nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kế này, câu chuyện được kể như những lời giải bày tâm sự, cuốn hút độc già dõi theo. - Việc lựa chọn ngôi kế này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian,thời gian kết hợp giữa kẽ với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc. b. Nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc . - Trước hết, giá trị nhân đạo của tác phẩm được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là của người nông dânViệt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. - Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân (lão Hạc) của nhà văn; đồng thời ngợi ca những phẩm cao quý của lão Hạc
  6. c. Tên các tác phầm và tác già thuộc chủ đề “Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945”. - Lão Hạc ( Nam Cao). - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Hướng dẫn gợi ý một số đề văn thuyết minh Đề 1: Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học. a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. b. Thân bài - Năm thành lập - Các tổ chuyên môn trong nhà trường - Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh. - Các phòng học, các phòng chức năng. - Các hoạt động nhà trường tổ chức cho học sinh c . Kết bài: Tình cảm của em đối với ngôi trường. Đề 2. Thuyết minh về hoa sen – quốc hoa của dân tộc ta. a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. b. Thân bài - Nguồn gốc: - Hình dáng chung - Các giống - Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá - Cách trồng ,chăm sóc c. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của đối tượng thuyết minh. Đề 3. Thuyết minh về chiếc nón lá. a. Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh. b. Thân bài - Nguồn gốc - Nguyên liệu, cách làm - Công dụng - Bảo quản c. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của đối tượng thuyết minh. Đề 4: Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. b. Thân bài: - Trang bìa sách giáo khoa. - Lời nói đầu - Cấu trúc: Kết quả cần đạt của ba phân môn ( văn bản; Tiếng Việt; tập làm văn). - Mục lục. c. Kết bài: Tình cảm của em đối với quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1. Đề 5: Thuyết minh về con trâu của làng quê Việt Nam. a.Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam. b. Thân bài: - Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu: - Lợi ích của con trâu: + Trong đời sống vật chất: + Trong đời sống tinh thần:
  7. - Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: c. Kết bài: - Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam. - Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Nguyễn Thị Thu Huyền