Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

doc 5 trang thungat 3740
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_ly_lop_8_dac_diem_chung_cua_sinh_vat_viet_nam.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

  1. 8. Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam - Sinh vật nước ta phong phú + Thành phần loài. và đa dạng. + Gen di truyền. + Kiểu hệ sinh thái. + công dụng của các sản phẩm sinh học - Các loài sinh vật được phân + Trên đất liền có rừng - như rừng kín thường bố rộng khắp trên toàn bộ nhiệt đới gió mùa. xanh, rừng thưa rụng lá, đất nước và phát triển quanh rừng ôn đới núi cao. năm. + Trên Biển Đông có hệ - rừng ngập mặn ven biển sinh vật biển nhiệt đới. - Sinh vật nước ta chịu tác + Nhiều hệ sinh thái tự - do chiến tranh hủy diệt, động mạnh mẽ của con người. nhiên (rừng, biển ven bờ) khai thác quá mức phục hồi bị tàn phá biến đổi và suy lại của tài nguyên rừng, đốt giảm về chất lượng và số rừng làm rẫy, quản lí và bảo lượng. vệ rừng kém, môi trường sống bị ô nhiễm 1
  2. Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và Sự đa dạng về hệ sinh thái? Sự giàu có về thành phần loài sinh vật - 14600 Loài thực vật - 11200 loài và phân loài động vật - 365 loài động vật, 350 loài thực vật thuộc loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam Nguyên nhân: Do các nhân tố khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật bản địa, sinh vật di cư từ Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma. * Những nhân tố góp phần tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta : - Môi trường sống thuận lợi : nguồn nhiệt, ẩm cao, lượng ánh sáng dồi dào, lớp thổ nhưỡng sâu dày, vụn bở - Lãnh thổ ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo : nước ta vừa có sinh vật bản địa, vừa có các luồng sinh vật di cư tới - Quá trình phát triển của sinh vật Việt Nam không bị băng hà tiêu diệt như sinh vật ôn đới Sự đa dạng về hệ sinh thái a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Phát triển ở các vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển (rộng hơn 300.000ha ). b. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới - Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt gió mùa. đới ẩm với nhiều biến thể, rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng rụng lá vào mùa khô (Tây Nguyên), rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn c. Các khu bảo tồn thiên nhiên + ở miền bắc có vườn quốc gia Ba vì, Cúc và vườn quốc gia. Phương, Cát Bà, hoàng Liên Sơn, Ba bể. . . . + Miền trung như Phong nha- Kẻ bàng, KonKa Kinh, ChưYang Sin, YoK Đôn, Chu Mon Ray . . + Miền nam Côn đảo ,Cát Tiên, mũi cà mau. . . . d. Các hệ sinh thái nông nghiệp - Có khắp mọi nơi trên đất nước ta như đồng bằng, miền núi ,trung du. Do con người tạo ra, ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên để duy trì, cung cấp lương thực - thực phẩm và các sản phẩm khác. Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau, phân bố khắp mọi miền đất nước. 2
  3. Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta ? a. Giá trị kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống. - Thực vật: + Lấy gỗ: lim, sến, táu ,gụ, lát hoa + Khai thác tinh dầu (hồi, tràm), nhựa (thông, màng tang, bồ đề, cánh kiến), ta nanh và chất nhuộm + Làm thuốc : hoàng liên, tam thất, quế, hồi, đương quy, đỗ trọng + Làm thực phẩm : măng, nấm, hạt dẻ, củ mài + Nguyên liệu cho đan lát : tre, mây, - Động vật : + Làm trang sức : đồi mồi, ngọc trai. + Làm thực phẩm : cá tôm, cua, mực + Làm thuốc : mật gấu, mật ong, nọc rắn. b. Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái (tài nguyên rừng) - Giữ đất, chống xói mòn. - Giữ nước ngầm, điều hoà dòng chảy sông suối - Bảo vệ động vật hoang dã. - Điều hoà khí hậu +Thực vật hút khí Cacbônic và thải ra khí ôxi và hơi nước cần cho sự sống của con người và sinh vật trên Trái Đất . Hạn chế lũ lụt trong mùa mưa . Giảm hạn hán trong mùa khô . c. Giá trị về văn hoá - du lịch. - Sinh vật cảnh. - Tham quan, du lịch. - An dưỡng, chữa bệnh. - Nghiên cứu khoa học 3
  4. Bảo vệ tài nguyên rừng a. Thực trạng + Suy giảm số lượng và chất lượng: - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị thu hẹp, thay thế là các hệ sinh thái thứ sinh nghèo kiệt hoặc trảng cỏ, cây bụi, - Nhiều cây gỗ quý bị cạn kiệt: lim gụ, lát hoa, sến táu + Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp (khoảng 35 - 38% diện tích đất tự nhiên, đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha. b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng : - Do chiến tranh tàn phá , cháy rừng. - Con người khai thác quá sức tái sinh của rừng. - Đốt rừng làm nương rẫy - quản lí và bảo vệ kém c. Hậu quả của việc phá rừng. - Đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu. - Nguồn nước ngầm cạn kiệt. - Sông ngòi dễ bị khô kiệt, lũ lụt. - Thời tiết , khí hậu thay đổi. - Động vật không có nơi cư trú , dễ bị tuyệt chủng. - Nguồn gen động vật, thực vật suy giảm. - Thiếu gổ, lâm sản cho sản xuất, không còn môi trường cho du lịch, nghỉ dưỡng. d. Biên pháp - Có quy định nghiêm nhặt cho việc khai thác rừng. - Giao đất, giao rừng cho nông dân. - Giáo dục người dân ý thức giữ rừng, bảo vệ rừng. - Chấm dứt tình trạng đốt rừng làm rẩy, đầu tư phát triển kinh tế miền núi. - Trồng mới 5 triệu hecta rừng trên đất trống đồi trọc. đ. Trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ rừng : + Phải thực hiện chính sách khuyến lâm như tích cực trồng cây gây rừng. + Hưởng ứng tết trồng cây của Bác Hồ. + Thực hiện nghiêm chỉnh luật lâm nghiệp Việt Nam. + Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nước ta. 4
  5. Bảo vệ tài nguyên động vật a. Thực trạng: - Động vật đang suy giảm nhanh. + Động vật hoang dã còn lại không nhiều. có 365 loài cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng. + Nguồn lợi thuỷ sản giảm sút nhiều. b. Nguyên nhân: - Săn bắt vận chuyển và buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác thủy sản thiếu khoa học như đánh bắt bằng các phương tiện có tính huỷ diệt ( chất nổ, điện, chất độc). c. Hậu quả: Nguồn lợi thủy sản suy giảm, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. d. Giải pháp: Cấm săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Bảo tồn các loài thú quý hiếm; Khai thác thủy sản hợp lý, phát triển đánh bắt xa bờ. 5