Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_10.doc
Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10
- TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 10 I. Phần 1 Giới thiệu chung về thế giới sống: (bài 1, 2) Câu 1: Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại? Nguyên tắc đặt tên loài: Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ 2 là tên loài (viết thường) * Vị trí loài người trong hệ thống phân loại: Loài người (Homo sapiens) - Chi người (Homo) - Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae) - - Lớp thú (Mammania) - Ngành động vật có dây sống (Chordata) - Giới động vật (Animalia) Câu hỏi 2: a. Phân biệt giới khởi sinh và giới nguyên sinh. b. Vì sao nấm được tách ra khỏi giới thực vật? c. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống? d. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống. Trả lời: a./- Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ, giới nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào bào nhân thực. - Giới khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn, giới khởi sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh và nấm nhầy. b/.-Thành tế bào của nấm có vách kitin. - Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Tế bào không có chứa lục lạp. - Sinh sản bàng bào tử, một số nảy chồi, phân cắt. c/.-Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản chức năng của tất cả cơ thể sống. -Tất cả các vi khuẩn, nguyên sinh vật, động thực vật, nấm đều được cấu tạo từ đơn vị tế bào. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 1
- -Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là đơn bào hay đa bào -Các quá trình sinh trưởng, sinh sản . . . đều bắt nguồn từ đơn vị tế bào. - Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, các bào quan tạo nên 3 thành phần cơ bản là: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, nhưng các đại phân tử chỉ thực hiện đươc chức năng trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn. d./Những điểm khác nhau giữa động vật có xương sống và không xương sống. Động vật không xương sống Động vật có xương sống - Kích thước nhỏ - thước lớn hơn. - Không có bộ xương trong, bộ - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương ngoài (nếu có) bằng kitin. xương với cột sống làm trụ. - Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi. bằng ống khí. - Hệ thần kinh dạng lưới, hạch hoặc - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. bằng chuỗi hạch ở mặt bụng - Đại diện: Nửa dây sống, các miệng tròn, - Đại diện: Thân lỗ, ruột khoang, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, thú. (0.5) giun đốt, chân khớp,da gai. Câu 3 : Sơ đồ sau đây phản ánh cây phát sinh thuộc hệ thống phân loại 5 giới. Hãy điền vào các ô trống các sinh vật , nhóm sinh vật tương ứng và nêu những đặc điểm sai khác về dinh dưỡng ,lối sống giữa các nhóm sinh vật ở các ô 16 , 17 , 18. Vi 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 khuẩn 14 15 16: Giới Nấm 17 18 Tổ tiên chung Trả lời: 2.Vi khuẩn cổ ; 3. Động vật nguyên sinh ; 4.Thực vật nguyên sinh (Tảo); 5. Nấm nhầy ; 6. Nấm men ; 7.Nấm sợi ; 8. Rêu ; 9.Quyết ; 10. Hạt trần ; 11. Hạt kín; 12. Động vật không xương sống ; 13. Động vật có xương sống Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 2
- 14. Giới khởi sinh ; 15. Giới nguyên sinh ; 17. Giới thực vật ; 18. Giới động vật Đặc điểm sai khác giữa các nhóm sinh vật 16,17,18 Giới Nấm Giới thực vật Giới động vật Sống cố định - Sống cố định - Di chuyển -Dinh dưỡng hoại sinh - Tự dưỡng quang hợp - Dị dưỡng Câu 5: a. Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới?. Trong mỗi giới thì các sinh vật lại được sắp xếp theo các bậc phân loại nào?. b. Nêu nguồn gốc của giới thực vật?. Phân biệt các ngành trong giới thực vật theo các tiêu chí: hệ mạch dẫn, tinh trùng, hình thức thụ tinh?. Trả lời: a. Cơ sở phân loại 5 giới : - dựa vào đặc điểm cấu tạo + Tế bào nhân sơ hay nhân thực, có thành tế bào hay không có thành tế bào, có sắc tố quang hợp hay không có sắc tố quang hợp. + Cơ thể đơn bào hay đa bào - đặc điểm dinh dưỡng: Tự dưỡng hay dị dưỡng, hoại sinh hay kí sinh - Dựa vào lối sống: cố định hay di động - Các bậc phân loại trong mỗi giới: loài – chi - họ - bộ - lớp – ngành - giới b. - Nguồn gốc giới TV: từ tảo lục đa bào nguyên thuỷ - Phân biệt các ngành trong giới thực vật: Nội dung Ngành Rêu Ngành Quyết Ngành Hạt Ngành hạt trần kín Hệ mạch Chưa có Có Có Có Tinh trùng Có roi Có roi Không roi Không roi Thụ tinh Cần nước Cần nước Không cần Không cần nước nước, thụ Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 3
- tinh kép Câu 6: Tại sao nói hệ sống là hệ thống toàn vẹn được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có khả năng tự điều chỉnh và ổn định Trả lời: - Hệ sống là hệ thống toàn vẹn được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc vì: +Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cho tổ chức sống cấp trên. Tổ chức cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của các tổ chức cấp dưới mà còn có các đặc điểm nổi trội hơn mà tổ chức cấp dưới không có được. VD cấp tế bào được cấu tạo từ các cấp thấp hơn: phân tử, đại phân tử, các bào bào quan. + Đặc tính nổi trội hơn có được là do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lý hóa được chọn lọc tự nhiên chon lọc qua hàng triệu năm tiến hóa. Những đặc điểm đặc trưng cho thế giới sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, khả năng sinh sản, tính cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh. - Thế giới sống có là hệ thống có khả năng tự điều chỉnh và ổn định: + các tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi tường + Có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức có thể tồn tại và phat triển. Câu 7: Cho biết những đặc diểm chung của các cấp tổ chức sống? Đặc điểm nổi trôi của các cấp tổ chức sống là gì Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cho tổ chức sống cấp trên. Tổ chức cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của các tổ chức cấp dưới mà còn có các đặc điểm nổi trội hơn mà tổ chức cấp dưới không có được. VD cấp tế bào được cấu tạo từ các cấp thấp hơn: phân tử, đại phân tử, các bào bào quan. - Hệ thống mở và tự điều chỉnh + Các cấp tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Do đó sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 4
- + Có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức có thể tồn tại và phat triển. - Thế giới sống liên tục tiến hóa + Thế giới sống đa dạng nhưng đều có chung nguồn gốc, Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự di truyền thông tin di truyền trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác. Nhờ được kế thừa thông ti di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên trái đất đều có những đặc điểm chung. Tuy nhiên sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh sẽ chọn lọc giữ lại các dạng sống thích nghi với các môi trường khác nhau - Đặc điểm nổi trội: là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận tạo nên chúng. Đặc điểm này không có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn. Ví dụ: khi các phân tử đường, protêin, axit nucleic, lipit liên kết với nhau tạo nên tế bào thì tế bào có được các đặc điểm nổi trôi của sự sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng phát triển mà ở các cấp phân tử không có được. II. Thành phần hóa học của tế bào Câu 1: Vì sao nói nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? Nước là dung môi tôt nhất vì: - Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi. Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro. - Liên kết hidro là liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ và vậy các phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử phân cực khác để hòa tan chúng. Câu 2: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước. Từ đó hãy cho biết: - Tại sao con nhện lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? - Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường? - Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 5
- Trả lời: - Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi. - Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro - tạo ra mạng lưới nước. Trên bề mặt nước các phân tử nước liên kết hidro tạo sức căng bề mặt. Khi nhện đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Sức căng bề mặt nước không những giữ cho nhện nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy được trên mặt nước. - Trong nước đá các liên kết H luôn bền vững và khoảng cách giữa các phân tử nước xa hơn nên khoảng trống rộng hơn. Trong nước thường, các liên kết H luôn được bẻ gãy và tái tạo liên tục, khoảng trống nhỏ nên nước đá nhẹ hơn nước thường vì vậy nó nổi trên nước thường - Cùng một lượng nhất định, khi nước đóng băng thì thể tích tăng lên. Vì vậy, khi đưa vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và lúc đó các tinh thể nước sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào. Câu 3: Trình bày vai tò của nước trong tế bào? - Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng cho các hợp chất vô cơ và hữu cơ - Điều hòa thân nhiệt - duy trì các trạng thái cân bằng cần thiết, tham gai các phản ứng sinh hóa - Bảo vệ các hạt keo chống lại sự ngưng kết và biến tính - Chen giữa các đại phân tử sinh học kị nước để ổn định cấu trúc không gian 3 chiều của chúng, giữ nguyên hoạt tính sinh học. Câu 4: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 6
- ĐA: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, có vai trò quan trọng đối với sự sống, nếu không có nước tế bào sẽ chết vì thế nếu không có nước sẽ không có sự sống. Câu 5: Thế nào là nguyên tố đa lượng và ngyên tố vi lượng? Nêu vai trò của chúng đối với cơ thể sống? ĐA: - Nguyên tố đa lượng là nguyên tô chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể(>0,01% khối lượng chất sống). ví dụ: C, O, N, H, S, P - Nguyên tố vi lượng là nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ (< 0,01% khối lượng chất sống). vd: Mn, Cu, Mo, - vai trò của nguyên tố đa lượng: + Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, axit nucleic, cacbonhidrat, lipit cấu tạo nên tế bào các cơ quan bộ phận của cơ thể sinh vật, dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể, cấu tạo nên các enzim, hoocmon xác tác các phản ứng hóa sinh, điều hòa quá trình trao đổi chất + Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh . - Vai trò của nguyên tố vi lượng: Là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim, hooc môn. Vd iot là thành phần không thể thiếu của hoocmon tiroxin, ở người nếu thiếu iot dẫn đến mắc bệnh biếu cổ, rối loạn chuyển hóa. Câu 6: Vì sao C, O, N, H lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống - Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên - Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố H đứng đầu nhóm I, O đứng đầu nhóm II, N đứng đầu nhóm III, C đứng đầu nhóm IV. Như vậy chúng là những nguyên tố nhẹ nhất, bé nhất của mỗi nhóm. - Cả 4 nguyên tố có cùng chung tính chất dễ tạo tạo các lk cộng hóa trị, để lấp đầy lớp e ngoài cùng. H cần 1e, O cần 2e, N cần 3e, C cần 4e - Trong các nguyên tố tạo liên kết cộng hóa trị chúng nhẹ nhất ở mỗi nhóm, mà sự bền vững của lk này thường tỉ lệ nghịch với trọng lượng nguyên tử tham gia. Như vậy sự sống đã chọn các nguyên tố có hóa trị 1,2,3,4 nhẹ nhất lại bền vững nhất. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 7
- - 3 nguyên tố C, O, N còn có khả năng tạo liên kết đôi, nhờ đó các hợp chất thêm đa dạng. Riêng C có thể tạo thành liên kết 3 với N hoặc giữa các C - Các hợp chất của chúng dễ tạo thành liên kết hidro. Câu 7: Tại sao nói nguyên tố cacbon là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống? ĐA * C có khả năng tác dụng với nhau tạo liên kết cộng hóa trị bền vững – C – C- . Vì C có thể thu vào hoặc cho đi 4 e để lấp lớp e ngoài cùng đủ 8 bền vững nên mỗi nguyên tử C có thể tạo lk cộng hóa trị với 4 nguyên tử C khác. Nhờ vậy có thể tạo khung cho vô số các chất hữu cơ khác nhau * C dễ dàng tạo lk cộng hóa trị với C, H, N, P, S nên trong chất hữu cơ chứa một lượng lớn nhiều nhóm chức khác nhau * Các e có khả năng bắt cặp tạo xung quanh mỗi nguyên tử cacsbon tạo cấu trúc không gian khối tứ diện, nhờ đó các kiểu hợp chất hữu cơ khác nhau có cấu trúc không gian 3 chiều. C©u 8: M« t¶ thµnh phÇn cÊu t¹o cña mét nuclª«tit vµ liªn kÕt gi÷a c¸c nuclª«tit. §iÓm kh¸c nhau gi÷a c¸c lo¹i nuclª«tit? ĐA: Nuclª«tit lµ ®¬n ph©n cña AND , Cêu t¹o gåm baz¬ ni t¬, axit ph«t pho ric vµ ®êng ®ª«xi rib«z¬. C¸c nuclª«tit liªn kÕt víi nhau b»ng liªn kÕt phèt pho®ieste (ë mçi m¹h polinuclª«tit) - Gi÷a cac nu liªn kÕt víi nhau theo nguyªn t¾c ®a ph©n gåm rÊt nhiÒu ®¬n ph©n. ®¬n ph©n gåm 4 lo¹i A, T ,G, X. C¸c ®¬n ph©n liªn kÕt víi nhau theo nguyªn t¾c bæ sung. A cña m¹ch nµy liªn kÕt víi T cña m¹ch kia b»ng 2 LK hi®r« vµ ngîc l¹i. G cña m¹ch nµy LK víi T cña m¹ch kia b»ng 3 LK hi®r« vµ ngîc l¹i - C¸c nu kh¸c nhau ë c¸c lo¹i baz¬nit¬ A, T, G, X. C©u9: So s¸nh cÊu tróc, chøc n¨ng cña AND víi ARN? C©u t¹o: + ADN gåm 2 m¹ch dµi hµng chôc ngh×n ®Õn hµng triÖu nu. Thµnh phÇn gåm axit ph«tphoric, ®êng ®ª«xirb« baz¬nit¬ gåm 4 lo¹i: A, T, G, X. + ARN cã mét m¹ch ®¬n ng¾n, dµi hµng trôc ®Õn hµng nu. Thµnh phÇn gåm axit photphoric, ®êng rib«z¬ vµ baz¬nit¬ gåm 4 lo¹i A, U, G, X Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 8
- - Chøc n¨ng: + ADN mang th«ng tin di truyÒn, truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn +ARN truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn tõ nh©n ra tÕ bµo chÊt. Tham gia tæng hîp pr«tªin. VËn chuyÓn axit amin tíi rib«x«m ®Ó tæng hîp pr«tªin tham gia cÊu t¹o nªn riboxom Câu hỏi 10: a.Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản của sự sống?Vì sao? b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó. c. +Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic? +Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó. +Cho biết vai trò của các loại bào quan đó. Đáp án : a/ những hợp chất hữu cơ trong tế bào: - Cacbonhidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . . - Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic Vì: + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . . + Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), Truyền đạt thông tin di truyền( mARN), Vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN). b. Thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó: - Lớp kép phôtpholipit: Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan trong lipit, giúp màng có tính khảm động. - Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc, góp phần vào tính khảm động của màng. - Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật). - Glicoprotein:“Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô. c/- Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 9
- Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan: - Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein histon. Ngoài ra còn có một ít ARN. - Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein. - Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom Vai trò của các loại bào quan - Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào. - Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. - Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ ( 0,25) -Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào.( 0,25) Câu 11. So sánh lipit và cacbohidrat về cấu tạo, tính chất, vai trò? - Điểm giống nhau: đều cấu tạo từ C, H, O và đều cung cấp năng lượng cho tế bào - Khác nhau Nội dung Cacbohidrat Lipit Cấu tạo CT chung: (CH2O)n trong đó tỉ lệ H : O = 2:1 Lượng O ít hơn Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ bị phân Không tan trong nước, chỉ tan trong huỷ dung môi hữu cơ, khó phân huỷ Vai trò Đường đơn: cung cấp NL, cấu Tham gia cấu trúc màng sinh học, trúc nên đường cấu tạo nên hoocmon, Vitamin, đa dự trữ NL Đường đa: dự trữ NL, cấu trúc tế bào . Câu 12 a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó? b. Phân biệt các thuật ngữ: axitamin, polipeptit và protein? ĐA: a. Các loại liên kết trong phân tử ADN + Liên kết photphođieste: hình thành giứa các Nu liên tiếp nhau trên một mạch poliNu Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 10
- + Liên kết hiđro: hình thành giứa 2 Nu đứng đối diện nhau trên 2 mạch poliNu theo NTBS + Phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó vì giữa 2 mạch poliNu các Nu liên kết với nhau theo NTBS: cứ 1 bazơ lớn loại A hoặc G lại liên kết với 1 bazơ nhỏ loại T hoặc X b. Phân biệt các thuật ngữ: axitamin, polipeptit và protein + axitamin: là phân tử hữu cơ gồm 1 nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nhóm amin, 1 nhóm cacboxyl và 1 gốc R. Là đơn phân cấu tạo nên các protein + Polipeptit: Gồm 1 chuỗi các aa đồng nhất hoặc không đồng nhất liên kết với nhau bằng liên kết peptit, có khối lượng phân tử thấp hơn protein + Protein: Là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc không gian đặc trưng để thực hiện chức năng sinh học. Câu 13: Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học. a. Chât nào trong các chât kể trên không phải là pôlime? b. Chât nào không tìm thây trong lục lạp? c. Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ ? ĐA: a.Chât trong các chât kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome) b.Chât không tìm thây trong luc lạp là celluloz. c. Công thức câu tạo: (C6H10O5)n - Tính chât: Celluloz được cấuu tạo từ hàng nghìn gốc 1-D-glucoz lên kêt với nhau bằng liên kêt 1-1,4- glucozit. Tạo nên câu trúc mạch thẳng, rât bên vững khó bị thủy phân. - Vai trò: * Celluloz tạo nên thành tế bào thực vật. * Động vật nhai lại: celluloz là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. * Người và động vật khác không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể tiêu hóa được celluloz nhưng celluloz có tác dụng điều hòa hệ thông tiêu hóa làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu, tăng cường đào thải chât cặn bã ra khỏi cơ thể. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 11
- Câu 15 : a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ĐA : - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và vị trí thứ ba của phân tử glixeron liên kết với 1 nhóm phôtphat nhóm này nối glixeron với 1 ancolphức) - Các liên kết không phân cực C- H trong axit béo có tính kị nước (2 đuôi kị nước), còn đầu ancol phức ưa nước. Đuôi thứ hai bị cong do có chứa 1 kiên kết đôi do vậy các phân tử photpholipit xếp chặt nhau tạo thành lớp màng mỏng tạo nên dạng màng ngăn. - Nhờ tính chất vật lí đặc biệt lưỡng cực các phân tử photpholipit dễ tự động hình thành tấm 2 lớp trong dung dịch nước : Đầu phân cực hướng vào nước còn đuôi kị nước hướng vào trong với nhau. Câu 16 : Phân tử ADN ở tế bào sinh vật nhân thực có mạch kép có ý nghĩa gì ? ĐA : - Đảm bảo tính ổn định cấu trúc không gian của phân tử - Đảm bảo cho phân tử ADN có kích thước lớn và bền vững hơn cấu trúc mạch đơn - Đảm bảo cho ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn - Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường Câu 17 : Nêu cấu tạo của các loại ARN, dự đoán về thời gian tồn tại của các phân tử ARN ? - Cấu tạo (sgk) - Thời gian tồn tại của ARN phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử do liên kết hidro tạo ra và trạng thái tồn tại của chúng trong tế bào : + mARN: Dạng mạch đơn không có liên kết hidro, độ bền vững kém, thời gian tồn tại ngắn. + tARN : Có liên kết hidro nhưng số lượng ít, thời gian tồn tại lâu hơn mARN + rARN : Số liên kết hidro chiếm 70% và liên kêt với protein tạo thành bào quan riboxom thời gian tồn tại lâu(vài thế hệ tế bào) Câu 18 : Nêu cấu trúc của axit amin và phương trình hình thành liên kết peptit (sách bài tập trang 22) Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 12
- Câu 19 : Nêu chức năng của phân tử protein và cho ví dụ ( Sách bài tập trang 24) III. Cấu trúc tế bào Câu 1 : Phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Đại diện : Vi khuẩn, vi khuẩn lam, xạ - Đại diện : nguyên sinh vật, nấm, động khuẩn vật, thực vật - Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn - Cấu tạo phức tạp, có nhân hoàn chỉnh, có chỉnh, có ADN trần dạng vòng, màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất, ADN liên kết với protein tạo cấu trúc nhiễm sắc thể - Không có các bào quan ống có màng bao - Tế bào chất có hệ thống nộ màng, có các bọc, không có hệ thống nội màng bào quan có màng bao bọc như ti thể, lục lạp, bộ máy goongi, lizoxom, không bào - Riboxom có kích thước 70S - Riboxom có kích thước 80S - Phương thức phân bào đơn giản : trực - Phương thức phân bào phức tạp : gián phân phân có gián phân nguyên nhiễm(nguyên phân), gián phân giảm nhiễm(giảm phân) Câu 2 : Tế bào nhân thực có đường kính trung bình gấp hàng chục nghìn lần tế bào nhân sơ, diên tích gấp hàng trăm lần, thể tích gấp hàng nghìn lần. Tại sao tế bào nhân thực vẫn đảm bảo quá trình trao đổi chât rât hiệu quả ? ĐA : - Với tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích bề mặt trren thể tích lớn(S/V lớn) vì vậy diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn thuận lợi cho quá trình trao đổi chất Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 13
- - Với tế bào nhân thực vì có kích thước tế bào lớn hơn, nên tỉ lệ S/V nhỏ hơn tế bào nhân sơ nhưng vẫn đảm bảo quá trình trao đổi chât rât hiệu quả là do tế bào nhân thực có hệ bào qan có màng bao bọc, làm tăng diên tích bề mặt trao đổi chất toàn phần. Mặt khác, mỗi khoang bào quan lại là mọt vùng duy trì được các điều kiện hóa học đặc biệt, khác với các bào quan khác nên các phản ứng. Câu 3 : Lấy ví dụ chứng minh rằng kích thước, hình dạng có liên quan tới chức năng của tế bào ? - Tế bào vi khuẩn nhỏ tạo điều kiện cho sự trao đổi chất mạnh nên vi khuẩn sinh trưởng và phân chia nhanh. - Tế bào lông hút có dạng sợi nhỏ và dài nên dễ len lỏi trong các khe hở của đất, hút nước và muối khoáng cho cây - Tế bào của mô giậu của lá cây có hình khối dẹt và dài làm tăng diện tích trao đổi chất và năng lượng đồng thời giữ được hình dạng ổn định vững chắc. - Tế bào hồng cầu người có kích thước nhỏ (khoảng 8micromet) hình đĩa, lõm 2 mặt nên diện tích bề mặt lớn, đàn hồi tốt, len lỏi vào mạch máu nhỏ nhất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi khí. - Các tế bào thần kinh có trục rất dài và nhiều tua phân nhánh tỏa rộng, có thể truyền xung thần kinh nhanh chóng giữa các bộ phận trong cơ thể - Trứng các loài chim có kích thước lớn, hình cầu hay hình bầu dục và chứa được lượng chất dinh dưỡng lớn cung cấp cho phôi phát triển. Câu 4 : Liệt kê các đặc điểm giống nhau của vi khuẩn, ti thể và lục lạp hay chứng minh ti thể, lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn nội cộng sinh trong tế bào nhân thực ? ĐA : - Kích thước của vi khuẩn , lục lạp và ti thể xấp xỉ nhau - Đều có màng kép Màng ngoài của ty thể giống màng tê bào nhân chuẩn. Màng trong tương ứng với màng sinh chât của vi khuẩn bị thực bào - Đều chứa ADN, ARN, riboxom, các enzim, các protein Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 14
- ADN của ty thể, lục lạp giông ADN của vi khuẩn : cấu tạo trần, dạng vòng không liên kết với protein histon. - Đều chứa riboxom loại 70S - Có khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng - Có khả năng tự nhân đôi một cách độc lập theo kiểu phân đôi Câu 5 : a. Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? b. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào? ĐA : a- Cấu trúc của ti thể + Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô hấp + Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom * Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì: có chứa các enzim thực hiện quá trình hô hấp tế bào có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucozơ) thành năng lượng ATP cho tế bào. b. - Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm - Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào : - Theo cơ chế xuất bào ( bằng cách hình thành các bóng xuất bào ) ( Con đường : Prôtêin (Lưới nội chất hạt) -> Túi tiết -> Bộ máy Gôngi (lắp ráp , đóng gói) -> Túi tiết trong tế bào -> Màng sinh chất -> Ra ngoài ) Câu 6 : a. Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào? b.Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích ĐA : a. Đây là bào quan lizôxôm Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 15
- - Cấu tạo: Dạng túi, kích thước trung bình từ 0,25 đến 0,6 micromet, có một lớp màng bao bọc b. Tế bào có đặc tính cơ bản mà từ đó người ta lợi dụng để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh là: Tính toàn năng của tế bào - Vì mỗi tế bào chứa một bộ gen hoàn chỉnh và đặc trưng cho loài Câu 7: Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm. Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này ĐA: Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm - Không có màng ngoài - Có màng ngoài - Có axit teicoic - Kh«ng cã axit teicoic - Không có khoang chu chất - Có khoang chu chất - Nhuôm Gram có màu tím - Nhuộm Gram có màu đỏ - Thành peptiđôglican dày. - Thành peptiđôglican mỏng - Mẫn cảm với thuốc kháng sinh - ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh pênixillin. pênixillin. - Đại diện: Trực khuẩn than, hủi, than Đại diện: Vk E.coli, trực khuẩn ho gà . ý nghĩa: + Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu. + Dùng trong phân loại để phân biệt các loại kháng sinh khác nhau. Câu 8: Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động, thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có cấu trúc khảm động? + Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì : - Màng sinh chất được cấu trúc bởi lớp kép photpholipit và các phân tử prôtêin xen kẽ trong lớp kép photpholipit. - Cấu trúc khảm là lớp kép phopholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin : trung bình cứ 15 phân tử P- L xếp liền nhau được xen bởi 1 phân tử P. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 16
- - Cấu trúc động là các phân tử P –L và P có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho MSC có độ nhớt giống như dầu. + Thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có trúc khảm động: - Lai tế bào chuột với tế bào ở người .TB chuột có các P trên màng đặc trưng có thể phân biệt được với các P trên màng sinh chất người. Sau khi tạo tế bào lai, người ta thấy các phân tử Pcủa TB chuột và TB người nằm xen kẽ nhau Câu 9: Nêu chức năng của bào quan lizôxom. Tại sao bào quan lizôxom lại không bị phá huỷ bởi chính các enzim chứa trong nó? - Chức năng: + Tiêu hoá nội bào + Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương - Lizôxom không bị phá huỷ bởi các enzim trong nó vì: màng lizzôxom có lớp glicôproteit phủ phía trong. Câu 10: a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? ĐA: a. Nhân có hình cầu hoặc hình bầu dục đường kính khoảng 5 micromet được cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào. Màng ngoài nối với màng lưới nội chất . trên màng có nhiều lỗ nhân, có gắn các phân tử protein cho phép các chất cần thiết đi vào và ra khỏi nhân. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất, gồm protein và ARN - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN. b. - Tế bào bạch cầu là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào, quy định thông tin về các phân tử protein. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 17
- IV. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Câu 1: Phân biệt sự vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất ĐA: Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động - Là phương thức vận chuyển các chất qua - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ thấp(vận chuyển theo chiều nồng độ cao(vận chuyển ngược gradien gradien nồng độ) nồng độ) - Không tiêu tốn năng lượng - Tiêu tốn năng lượng - Có thể khuếch tán qua lớp kép - Phải có kênh protein vận chuyển đặc hiệu photpholipit(với những phân tử nhỏ không phân cực) hay qua kênh đặc hiệu (nước, các chất phân cực ) Câu 2: Trình bày sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất ĐA: Sự vận chuyển đặc hiệu các chất qua màng sinh chất: - Khuếch tán nhanh: các chất vận chuyển qua kênh P. Các chất vận chuyển liên kết với Protein trên màng, TB hấp thụ các chất cần thiết, hoặc loại bỏ những chất không cần cho tế bào theo chiều gradien nồng độ. + + - Bơm Na – K: Kênh Protein tiêu thụ năng để bơm ion Na ra ngoài màng, K đi vào trong màng ngược chiều gradien nồng độ. - Bơm proton: Kênh Protein tiêu thụ năng lượng để bơm proton ra ngoài màng ngược chiều gradien nồng độ. Câu 3: Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau: - dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương. Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 18
- ĐA* Hiện tượng: Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Tế bào trương lên ->Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước ) Giải thích: - Tế bào hồng cầu ở môi trường nhược trương có nồng độ chât tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo - Tương tự như tế bào hồng cầu nhưng vì tế bào biểu bì hành là tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co ngyrn sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào hồng cầu Câu 4: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ. a) Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? – Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo - Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân tạo. - Saccarôzơ là loại đường đôi có kích thước phân tử lớn hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc. - Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình - Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo Câu 5 a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 19
- b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào? ĐA: a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+: - Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép - Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc. b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng * Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng Câu 6 : Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? ĐA : Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. Câu 7 : Cho 3 mô thực vật (1,2,3)cùng loại có kích thước và khối lượng bằng nhau vào ba môi trường khác nhau: -Mô 1 vào môi trường chứa nước cất. -Mô 2 vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương. -Mô 3 vào môi trường chứa dung dịch muối đẳng trương. Sau vài giờ thì 3 mô thực vật trên có thay đổi như thế nào? Giải thích sự thay đổi đó. ĐA: Mô 1: Trương nước, kích thước và khối lượng lớn hơn ban đầu . -Giải thích: Do nước cất là môi trường quá nhược trương nên nước thẩm thấu vào mô thực vật làm cho mô này trương nước. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 20
- -Mô 2: Mềm, kích thước và khối lượng nhỏ hơn ban đầu. -Giải thích: Trong môi trường ưu trương nước thẩm thấu từ trong mô thực vật ra ngoài gây cho tế bào co nguyên sinh nên mô thực vật này bị mềm và teo lại. -Mô 3 không có hiện tượng gì. -Giải thích: Trong môi trường đẳng trương thì nồng độ trong dịch bào và ngoài môi trường bằng nhau nên không xảy ra sự trao đổi chất qua màng. V. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Câu 1 a. ATP là gì? ATP chuyển năng lượng cho các hợp chất bằng cách nào? b. Vì sao ATP được gọi là “Tiền tệ năng lương” của tế bào? ĐA : a.*ATP là hợp chất cao năng ,được cấu tạo từ 3 thành phần: 1pt bazơ ađênin, 1pt đường pentôzơ liên kết với 3 nhóm photphat. Trong đó có 2 liên kết cao năng giữa các nhóm phot phat cuối trong ATP. Các nhóm photphat đều mang điên tích âm, khi ở gần nhau có xu hướng đẩy nhau làm cho liên kết này bị phá vỡ * ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (giải phóng khoảng 7.3 Kcalo) rồi ngay lập tức ADP được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. b. ATP được gọi là “Tiền tệ năng lương” của tế bào vì + Mọi cơ thể sống đều sử dụng năng lượng ATP + ATP có khả năng truyền năng lượng cho các phân tử khác thông qua chuyển nhóm phôt phat cuối cho phân tử đó để trở thành ADP giải phóng 7,3 Kcalo. Câu 2 : Phân biệt quá trình hô hấp với quá trình quang hợp Điểm phân Hô hấp Quang hợp biệt C6H12O6 + 6O2 6CO2+ 6H2O Ánh sáng 0.5 [CH2O ]+O2 PTTQ + Năng lượng (ATP +Nhiệt năng) CO2 +H2O Diệp lục Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 21
- Loại tế bào - Tất cả các loại tế bào Tế bào thực vật, tảo và một thực hiện số vi khuẩn Bào quan Ti thể Lục lạp 0.5 Nlượng Giải phóng năng lượng Tích luỹ năng lượng 0.5 Sắc tố Không cần sắc tố Cần có sắc tố quanghợp 0.5 Điều kiện Không cần ánh sáng Cần ánh sáng Chuyển - Giải phóng năng lượng tiềm tàng - Biến năng lượng ánh sáng thành năng hóa năng trong các hợp chất hữu cơ thành Lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ lượng năng lượng dễ sử dụng là ATP Chuyển Là quá trình phân giải chất hữu cơ Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ hóa vật thành chất vô cơ từ chất vô cơ chất Câu 3 a. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì? b.Cho biết cơ chế và ý nghĩa của quá trình quang phân li nước trong quang hợp. c. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. 1. Trong pha tối của quang hợp sử dụng ATP của pha sáng để khử CO2 thành chất hữu cơ. 2. Trong các con đường cố định CO2 thì con đường C3 là phổ biến cho thực vật ở vùng khô, nóng, sáng. 3. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP. d. Tại sao hô hấp kị khí lại giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của con người vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP. e. Trong điều kiện nào thì xảy ra quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp và ti thể ? Quá trình tổng hợp ATP tại 2 bào quan đó khác nhau cơ bản ở điểm nào? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 22
- f. Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếm khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?. ĐA: a, Bản chất của pha sáng năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng. - Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ. b. Cơ chế của quá trình quang phân li nước + - - Dưới tác dụng của ánh sáng: 4H2O 4H + 4e + 4 0H - 4 0H 2H2O2 2 H2O + O2 -Ý nghĩa: +Cung cấp O2 cho môi trường + + +Cung cấp H cho NADP tạo chất khử NADPH2. +Bù e- cho diệp lục bị mất. c. 1. Sai. Vì trong pha tối của quang hợp còn sử dụng NADPH2 của pha sáng. 2. Sai. Vì Thực vật phân bố ở vùng khô, nóng, sáng có con đường cố định C4 hay CAM. 3. Đúng. Vì hô hấp là quá trình chuyển năng lượng tích lũy trong các chất hữ cơ thành năng lượng ATP. d. Hô hấp kị khí lại giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của con người vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP. Vì không hô hấp kị khí không tiêu tốn oxi, khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ quan mô cơ co cùng một lúc thì hệ tuần hoàn chưa cung cấp đủ lượng oxi cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần đến oxi. e . Quá trình tổng hợp ATP ở lục lạp và ti thể xảy ra trong điều kiện có sự chênh lệch + nồng độ ion H giữa hai bên màng tilacôit và màng trong ti thể khi hoạt động quang hợp và hô hấp. - Quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp nhờ năng lượng ánh sáng. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 23
- - Quá trình tổng hợp ATP tại ti thể nhờ năng lượng của quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp f. Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo, axit béo có tỷ lệ oxi trên cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucozo. Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn nên mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi cung cấp không đầy đủ mà sử dụng glcozo. Câu 4: a. Phát biếu khái niệm quang hợp? Viết phương trình tổng quát của Quang hợp b. Trình bày ngắn gọn về thành phần tham gia và vai trò của chúng trong các quá trình nói trên c. Tóm tắt vai trò của sản phẩm được hình thành trong pha sáng và pha tối của quang hợp d. Phân biệt pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ĐA: a. - Khái niệm quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố. - Phương trình tổng quát của quang hợp nl ánh sáng, diệp lục CO2 + H2O + (CH2O) + O2 b. Các thành phần tham gia và vai trò - Năng lương ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp - Hệ sắc tố quang hợp: Hấp thu và chuyển hóa năng lượng - CO2: nguồn cung cấp cacsbon để tổng hợp chất hữu cơ + - H2O: cung cấp H để khử CO2 thành chất hữu cơ và O để tạo ra O2 sản phẩm của quang hợp c. Vai trò của sản phẩm được hình thành trong pha sáng và pha tối của quang hợp - Sản phẩm của pha sáng + O2 điều hòa không khí + NADPH + H+ và ATP là nguồn năng lượng và nguyên liệu cho pha tối - Sản phẩm của pha tối Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 24
- + Các hợp chất đường đơn: Là nguyên liệu để tổng hợp tinh bột dự trữ + các axit hữu cơ là nguyên liệu để tổng hợp các axit amin (tổn hợp nên protein), glixerin, axit béo(tổng hợp lipit) d. - Phân biệt pha sáng và pha tối Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh áng Nơi diễn ra Màng tilacoit Chất nền (Stroma) + Nguyên liệu H2O, NADP , ADP, Pi, CO2, ATP, NADPH Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Đường glucozơ, Câu 5: a. Nêu cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hâp theo thuyêt hoá thẩm (của Michell) và vai trò của ATP được tổng ra trong quá trình này ? b. Chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhât? vì sao? Hãy tính hiệu qủa năng lượng của chu trình C3 (với 1ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7Kcal )? (cho biêt khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 = 674Kcal ) c. Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thê hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật? ĐA: a. Cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hâp theo thuyêt hoá thẩm (của Michell) - ATP được tổng hợp thông qua photphoril hóa gắn gốc photphat vô cơ vào ADP nhờ năng lượng từ qúa trình quang hóa (ở quang hợp) và oxy hóa (ở hô hấp) để tạo ATP. - Thông qua chuỗi vận chuyển điện tử và H+ qua màng tạo ra sự chênh lệch nồng độ hai bên màng tạo ra điện thế màng. Đây chính là động lực kích thích bơm ion H+ hoạt động Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 25
- và ion H+ được bơm qua màng. Luồng proton kích thích phức hợp enzim của màng là ATP sintetaza xúc tác phản ứng tổng hợp ATP từ ADP và Pi - Ở quang hợp quá trình trên thực hiện tại mành tilacoit và cứ 3 H+ đi qua màng sẽ tổng hợp được 1ATP. Ở hô hấp được thực hiện tại màng trong ti thể(tế bào nhân thực) cứ 2 H+ đi qua màng tổng hợp được 1 ATP - Vai trò của ATP trong các quá trình trên + ATP tổng hợp từ quang hợp cung cấp năng lượng cho giai đoạn khử APG thành ALPG và giai đoạn phục hồi chất nhận Ri – 1,5DP + Ở hô hấp: . Sinh tổng hợp các chât . Vận chuyển các chất .Dẫn truyền xung thần kinh b. . - Enzym có vai trò quan trọng nhât chu trình C3 là: Enzim Ribulozo 1,5DP cacboxylaza vì enzim này quyêt định tốc độ vận hành và chiều hướng của chu trình. Nó quyết định phản ứng đầu tiên gắn CO2 vào Ribulozo 1,5DP hay gọi là cacboxyl hóa Ri – 1,5DP. - Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là: - Để tổng hợp 1 phân tử C6H12O6 chu trình phải sử dụng 12 phân tử NADH + H+ , 18 phân tử ATP tương đương với 764 Kcalo (12x57,2Kcalo + 18x 7,3Kcalo = 764 Kcalo) suy ra hiệu quả năng lượng 674/764 = 88% b. Đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thê hơn so với phương thức hoá tong hợp ở vi sinh vật vì: - Quang hợp ở cây xanh sử dụng Hydro từ nước rất rồi dào còn hóa tổng hợp ở vsv sử dụng H từ các hợp chất vô cơ nên hạn chế hơn. - Quang hợp ở cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn tổng hợp ở vsv sử dụng năng lượng từ các phản ứng oxy hóa rất ít. Câu 6.a. Khái niêm hô hấp tế bào? Phương trình tổng quát của hô hấp? b. Phân biệt các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào. c. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu có liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa. ĐA: Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 26
- - Khái niệm hô hấp tế bào: Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucôzơ) thành các chất đơn giản (CO 2, H2O) và giải phóng năng lượng (ATP)cho các hoạt động sống. - Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ: C6H12O6 + 6O2 enzim 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (38ATP + nhiệt b. Hô hấp tế bào gồm 4 giai đoạn chính: đường phân, biến đổi axit pyruvic thành axetyl - CoA , chu trình Crep và chuỗi vận chuyển elêctron hô hấp. Các giai đoạn Vị trí xảy ra Nguyên liệu Sản phẩm đường phân Tế bào chất 1Glucôzơ, 2ATP, 2Axit piruvic, 2ATP, 4ADP, 2NAD+, 2NADH 4 Pi Axit piruvic Chất nền ti thể axit pyruvic, CoA, 2axetyl - CoA, + + thành axetyl CoA 2NAD 2 NADH , 2 CO2 chu trình Crep Tế bào nhân thực: 2axetyl - CoA, 2ATP, 6NADH, + chất nền ti thể. 2ADP, 6NAD , 2FADH2, 2CO2 Tế bào nhân sơ: tế 2FAD+, 2Pi bào chất Chuỗi chuyền Tế bào nhân thực: NADH, FADH2, 34ATP, H2O elêctron màng trong ti thể O2 Tế bào nhân sơ: màng sinh chất. c. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu có liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa. (xem lại ) Câu 7: Enzim là gì? Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống ? Vai trò của enzim và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng? ĐA: Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 27
- - Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất là prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. - Cấu trúc của enzim gồm 2 loại: enzim một thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải là prôtêin). Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm. - Vai trò của enzim: làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.Tế bào điều hòa hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế. - Các nhân tố ảnh hưởng đến enzim là: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế, hoạt hóa enzim, nồng độ enzim. Câu 8: a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau: TẾ BÀO Enzim 1 Enzim 2 Enzim 3 Chất A Chất B Chất C Chất P (sản phẩm) Ức chế liên hệ ngược Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim? b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em An đã tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 28
- An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào khồng? Tại sao? ĐA: a. Từ sơ đồ tác động của enzim nhận thấy: - Tính chuyên hóa cao của enzim - Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn. - sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc tác cho phản ứng đầu tiên. - Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào. b. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. VI. Phân bào Câu 1: a. Hoạt động bình thường của nhiễm sắc thể trong giảm phân sẽ hình thành loại biến dị di truyền nào và xảy ra ở kì nào ? b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 29
- ĐA: a. Loại biến dị di truyền và kì xảy ra : Đó là biến dị tổ hợp do hoán vị gen thông qua hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn của từng cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I; do phân li độc lập, tổ hợp tự do giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ sau của giảm phân I. b. Cách nhận biết : - Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi : + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân. + Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra sau giảm phân I. - Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con : + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ => tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân. + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào giảm phân. Câu 2: a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào? b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số sợi crômatit, số nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau của quá trình nguyên phân. ĐA: * Điểm khác nhau : - Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài ( màng sinh chất) vào trung tâm - Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào). * Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động được. - Tế bào động vật phân bào có sao do tơ vô sắhànc được hình thành từ trung thể Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 30
- - Tế bào thực vật sự phân bào không có sao tơ vô sắc được hình thành từ vi sợi (không có trung thể) b. Cromatit Nhiễm sắc thể Kì giữa 32 16 NST kép Kì sau 0 32 NST đơn Câu 3: Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì vê kỳ trung gian của các lọa tế bào sau: Tê bào vi khuẩn, tê bào hông cầu, tê bào thần kinh, tế bào ung thư? ĐA: Đặc điểm của các pha trong kỳ trung gian: - Pha G1: gia tăng tế bào chât, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chât cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rât khác nhau # các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tê bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào. - Sự khác nhau ở các kì trung gian của các loại tế bào - Tê bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kỳ trung gian. - Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ trung gian. - Tê bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suôt đời sống cơ thể. - Tê bào ung thư: ky trung gian rất ngắn. Câu 4: Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân đúng hay sai? Đa: Nói kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân là không đúng. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 31
- - Kì trung gian gồm 3 pha (G1, S, G2) chiếm đế 90% thời gian của một chu kì tế bào. Trong kì trung gian xảy ra các hoạt động sống rất mạnh mẽ: hoạt động trao đổi chất, tổng hợp và phân giải các chất, hình thành các bào quan mới, tế bào tăng lên về kích thước. - Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo Câu 5: Mô tả sự biến đổi hình thái của NST qua chu kì tế bào. Nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó? Pha/kì Hình thái NST Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái G1 Thể đơn, sợi mảnh Tạo điều kiện thuận lợi cho tổng hợp các ARN để tham gia tổng hợp protein S sợi mảnh, NST kép, gồm Nhân đôi ADN và NST. Giúp phân chia 2 cromatit dính với nhau đồng đều NST cho 2 tế bào con ở tâm động G2 sợi mảnh, thể kép Thuận lợi cho tổng hợp ARN Kì đầu thể kép, đóng xoắn dần Đông đặc dần cho các ADN và NST, bảo quản thông tin di truyền M Kì giữa thể kép, đóng xoắn cực Đông đặc NST, thuận lợi cho hoạt động đại xếp các NST thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau NST tách nhau ra ở tâm Thuận lợi cho việc phân chia đều vật chất động, tháo xoắn dần di truyền Kì cuối sợi mảnh Có lợi cho sao mã, tổng hợp chất sống Câu 6: So sánh nguyên phân và giảm phân? Giống nhau: - NST nhân đôi 1 lần - Đều là sự phân bào có thoi phân bào Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 32
- - Xảy ra các giai đoạn tương nhau: kì trước, kì giữa, kì sau, kì cuối - Đều có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn của NST - Đều có hiện tượng sắp xếp NST, phân li, di chuyển NST về 2 cực của tế bào Khác nhau Ngyên phân Giảm phân Cơ chế - 1 lần phân bào- - 2lần phân bào - Ở kì đầu không có sự tiếp hợp - Ở kì đầu có sự tiếp hợp, TĐC giữa của các NST các cromatit trong cặp NST kép tương đồng - Ở kì giữa các NST kép xếp thành - Ở kì grữa I các NST kép trong cặp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo NST tương đồng xếp thành 2 hàng trên của thoi phân bào mặt phẳng xích đạo - Ở kì sau, 2 cromatit chị em của -Kì sau I có sự phân li của cặp NST NST kép tách nhau ở tâm tế động kép trong cặp NST tương đồng để di chuyển về 2 cực của bào Kết quả - 1 tế bào mẹ nguy ên phân 1 lần - 1 tế bào mẹ giảm phân cho ra 4 tế tạo ra 2 tế bào con bào con - Tế bào con có bộ NST (2n) - Tế bào con mang bộ NST n có nguồn giống nhau và giống hệt bộ NST gố khác nhau của tế bào mẹ Câu 7: Tại sao cây sinh sản bằng hạt lại có nhiều biến dị hơn cây sinh sản bằng giâm, chiết, ghép? ĐA: Cây sinh sản bằng hạt là hình thức sinh sản hữu tính, cây con được tạo ra có sự kết hợp của giao tử đực và cái nhờ quá trình thụ tinh. + Trong quá trình tạo giao tử ở kỳ đầu có sự tiếp hợp, TĐC giữa các cromatit trong cặp NST kép tương đồng, có thể xảy ra sự trao đổi chéo tạo nên những tổ hợp gen mới + Cây được tạo ra bằng hình thức giâm, chiết, ghép, là hình thức sinh sản vô tính nhờ cơ chế nguyên phân cây con được tạo ra giống hoàn toàn với cây mẹ. VII. VI SINH VẬT A. Trao đổi chất và năng lượng ở VSV Câu 1: Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 33
- Cho sơ đồ chuyển hoá sau: NH3 Q ( hoá năng) + CO2 chất hữu cơ HNO2 a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên. b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích? c. Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trong sơ đồ trên. ĐA: a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên: Nitrosomonas, Nitrobacter. b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp: - Hoá tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá trình oxi hoa các chất,nguồn cacbon từ CO2 - Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxihoa các chất và không có năng lượng cho hoạt động sống. c. Phương trình phản ứng: - Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas) 2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q ′ CO2 + 4H + Q (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O - Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter) 2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q ′ CO2 + 4H + Q (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O Câu 2: a. Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 34
- b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. 2. 3. ĐA: a. Hoàn thành phương trình : Vi khuẩn etilic C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q Vi khuẩn lactic C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + Q b. - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men. - Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. Lên men là các phân tử hữu cơ . 2. Hô hấp hiếu khí là O2 . 3. Hô hấp kị khí . là 1 chất vô cơ như Câu 3: a. Hô hấp là gì? Lên men là gì? b. So sánh quá trình lên men của vi khuẩn với hô hấp ở cây xanh? ĐA: a. Khái niệm hô hấp và lên men Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 35
- - Hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng của các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ATP gồm hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí - Lên men là sự phân giải không hoàn toàn cacbohidrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí b. So sánh: *Giống nhau: - Đề là quá trình phân giải cacbonhidrat để sinh năng lượng - Nguyên liệu là đường đơn - Có chung giai đoạn đường phân enzim C6H12O6 2CH3CO COOH (axitpi ruvic) + NADH + 2 ATP *Khác nhau: Lên men Hô hấp hiếu khí ở cây xanh - Xảy ra trong điều kiện yếm khí - Xảy ra trong điề kiện kị khí - Điện tử được truyền cho phân tử - Điện tử được truyền cho oxi, chất nhận hữu cơ oxihoá¸, chất nhận điện tử là điện tử oixi phân tử chất hữu cơ - Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn - Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn - Sản phẩm tạo thành là chất hữu cơ, - Sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, ATP CO2 - Năng lượng tạo ra ít (2 ATP) - Năng lượng tạo ra nhiều (38ATP) Câu 4: a. Quá trình muối dưa, cà ứng dụng kĩ thuật lên men nào, cần tác dụng của loại vi sinh vật nào Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 36
- b. Tại sao muối dưa cà người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt, bên trên lại đè hoàn đá c. Trong kĩ thuật muối. dưa cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%.việc sử dụng muối có tác dụng gì? ĐA: a. Việc muối dưa, cà là ứng dụng quá trình lên men lactic. Tác nhân của hiện tựong lên men lactic là VK lactic sống kị khí. b. Để quḠtrình lên men diễn ra tốt đẹp người ta dùng vỉ tre để nén chặt sau đó dằn hòn đá lên để tạo môi trường kị khí cho vsv hoạt động tốt. c. Ngâm trong dung dịch nước muối tạo điều kiện để đường và nước từ không bào rút ra ngoài, VK lactic có sẵn trên bề mặt dưa, cà phát triển tạo nhiều axit lactic. Lúc đầu VK lên men thối (chiếm 80- 90%) cùng phát triển với VK lactic nhưng do sự lên men lactic tạo nhiều axit lactic, làm pH của môi trường ngày càng axit, đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối. cho sự phát triển của VK gây thối. Nồng độ cao của axit lactic (1,2%) Vk gây thối bị tiêu diệt đồng thời cũng ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic giai đoạn muối chua coi như kết thúc. Câu 5: Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn : trực khuẩn mủ xanh(1), và trực khuẩn uốn ván (2), người ta cấy sâu chúng vào môi trường (A) gồm: thạch loãng có nước thịt và gan với thành phần như sau (g/l): Nước chiết thịt và gan- 30; Glucôzơ -2; Thạch - 6; Nước cất - 1 Sau 24 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ phù hợp người ta thấy: (1) phân bố ở phía trên ống nghiệm; (2) phân bố ở đáy ống nghiệm. a. Môi trường (A) là loại môi trường gì? b. Kiểu hô hấp của vi khuẩn 1, 2 ? c. Chất nhận điện tử cuối cùng của vi khuẩn 1,2? ĐA: a. Bán tổng hợp b. 1 – hô hấp hiếu khí ; 2- hô hấp kị khí Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 37
- - 2- c. Chất nhận điện tử cuối cùng của vi khuẩn 1– O ; 2 – chất vô cơ ( NO 3 SO 4.) 2 2. Giải thích các hiện tượng sau: a. Nếu dưa muối để lâu sẽ bị khú. b. Nếu siro (nước quả đậm đặc có đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. (Viết phương trình). c. Khi làm sữa chua, sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt (đông tụ) và có vị chua. (Viết phương trình). ĐA: a. Giải thích : b. Giải thích theo SGV NC (trang 162) + PT lên men rượu. c. Giải thích - Trong qu¸ tr×nh lµm s÷a chua ®· sö dông vi khuÈn lactic cho nªn trong s÷a chua thµnh phÈm cã, 1% axit lactic, rÊt nhiÒu lo¹i vitamin vµ pr«tein dÔ tiªu, chứa vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. - Trong qu¸ tr×nh lµm s÷a chua, s÷a tõ d¹ng láng sang tr¹ng th¸i ®Æc sÖt lµ do khi axit lactic ®îc h×nh thµnh, pH cña dung dÞch s÷a gi¶m, lîng nhiÖt ®îc sinh ra, cazªin (pr«tªin cña s÷a) kÕt tña g©y tr¹ng th¸i ®Æc sÖt. PT lên men lăctic - C6H12O6 VK lactic CH3CHOHCOOH (axit lactic) + Q Câu 6: a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu? b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao? ĐA: - Cơ chât: tinh bột, đường glucôzơ a. Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn. - Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khôi tê bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 38
- - Phương trình (C6H10O5 )n + nH2O Nâm môc n C6H12O6 - C6H12O6 Nâm men rượu C2H5OH + CO2 + Q. b. Phải giữa nhiệt độ ổn định vì ở nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu, nhiệt độ thấp nấm kìm hãm hoạt động của nấm men. - Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu : 4 - 4,5. - Tăng pH lớn hơn 7 không được vì. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu. Câu 7: a. Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buôc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí? c. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống ĐA: Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2. Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 thành NH3 nhờ hệ enzim nitrogenaza ). 2. Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí và chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do dó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit. 3. ứng dụng của VSV - Xử lý nước thải, rác thải. - Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim, ) - Làm thuốc. - Làm thức ăn bổ sung cho người và gia súc. - Cung câp O2. Câu 8: Nu«i vi khuÈn lactic trªn c¸c m«i trêng tæng hîp kh¸c nhau chøa mét dung dÞch c¬ së (CS), råi bæ xung thªm c¸c thµnh phÇn, ngêi ta thu ®îc c¸c kÕt qu¶ sau: M«i trêng 1: CS + axit folic + piridoxin : kh«ng mäc Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 39
- M«i trêng 2: CS + riboflavin + piridoxin : kh«ng mäc M«i trêng 3: CS + axit folic + riboflavin + piridoxin: mäc M«i trêng 4: CS + axit folic + riboflavin : kh«ng mäc a.Cho biÕt c¸c chÊt thªm vµo m«i trêng c¬ së cã vai trß nh thÕ nµo víi vi khuÈn lactic? b. Ngêi ta muèn ®Þnh lîng hµm lîng axit folic trong cao nÊm men b»ng c¸ch sö dông chñng vi khuÈn trªn. Cã thÓ sö dông m«i trêng nµo? ĐA: a. C¸c chÊt thªm vµo m«i trêng CS lµ nh©n tè sinh trëng cña vi khuÈn lactic, v× thiÕu 1 trong 3 hîp chÊt trªn vi khuÈn lactic kh«ng thÓ ph¸t triÓn ®îc b. V× trong cao nÊm men cã axit folic nªn cã thÓ sö dông m«i trêng 2 khi ®ã m«i trêng nu«i cÊy cã ®ñ c¸c nh©n tè sinh trëng th× vi khuÈn sÏ ph¸t triÓn Câu 9: C¸c bíc tiÕn hµnh nhuém mµu Gram. V× sao vi khuÈn G- (Gram ©m) b¾t mµu hång cßn vi khuÈn G+ (Gram d¬ng) th× b¾t mµu tÝm? - C¸c bíc tiÕn hµnh nhuém mµu Gram. V× sao vi khuÈn G- b¾t mµu hång cßn vi khuÈn G+ th× b¾t mµu tÝm? - Nhuém mµu Gram gåm 4 bíc: + Nhuém vi khuÈn b»ng tÝm genta + Cñng cè thuèc nhém b»ng dung dÞch lug«n. + Röa thuèc nhuém b»ng cån. + Nhuém mµu bæ sung b»ng thuèc nhuém fusin - G- cã thµnh tÕ bµo máng (chØ cã 1, 2 líp), cÊu tróc láng lÎo nªn khi röa b»ng cån th× thuèc nhuém tÝm genta bÞ röa tr«i nªn mÊt mµu, sau ®ã nhuém bæ sung b»ng thuèc nhuém fusin mµu hång nªn vi khuÈn cã mµu hång. G+ cã thµnh tÕ bµo dµy nªn thuèc nhém kh«ng bÞ röa tr«i, do ®ã cã mµu tÝm (mµu cña genta). Câu 10 a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O 2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp vào nhóm vi sinh vật nào? b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O 2 và trong môi trường không có O2? Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 40
- ĐA: a- Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng . - Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc. b. Hoạt động chính của nấm men: - Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic. - Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh, tạo ra sinh khối lớn Câu 11 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H + từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra hình thức vận chuyển đó? ĐA: a. Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (hợp chất vô cơ ), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ) b. - Phương thức: Thụ động (khuếch tán) – H+ được vận chyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh) Câu hỏi 12: a. + So sánh quá trình lên men rượu từ nguyên liệu đường và quá trình lên men lactic. +Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo cơ thể, hình thức sống và sinh sản của 2 nhóm vi sinh vật là tác nhân gây nên 2 quá trình trên. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 41
- b.Vì sao trong quá trình làm rượu không nên mở nắp bình rượu thường xuyên? c. Cấu tạo và hoạt động sống của virut có những đặc điểm nào khác so với các nhóm sinh vật khác? Nêu một số ứng dụng và tác hại của virut. Đáp án -Giống nhau: +Đều do tác động của vi sinh vật. +Nguyên liệu glucôzơ. + Trong điều kiện kị khí. Điều qua giai đoạn đường phân, phân giải đường gluco thành 2 axit pyruvic -Khác nhau: Lên men từ nguyên liệu đường Lên men lactic -Tác nhân: Nấm men -Tác nhân: Vi khuẩn lactic. -Sản phẩm: Rượu êtilic, CO2.Qua chưng -Sản phẩm: Axit lactic. Không qua chưng cất mới thành phẩm. cất. -Phương trình phản ứng: -Phương trình phản ứng: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q C6H12O6 2C3H6O3 + Q . Sự khác nhau giữa 2 nhóm vsv này: Nấm men Vi khuẩn lactic -Tế bào nhân thực -Tế bào nhân sơ. -Không có vỏ nhầy. Nhân hoàn chỉnh, tế -Có vỏ nhầy.Nhân chưa có màng.Tế bào bào chất có nhiều bào quan. chất chưa có nhiều bào quan. -Dị dưỡng hoại sinh -Tự dưỡng, dị dưỡng, có dạng di động . -Sinh sản theo kiểu nảy chồi, bào tử hữu -Sinh sản chủ yếu phân đôi. tính. Vì nấm men có khả năng hô hấp hiếu khí và thự hiện quá trình lên men. -Khi không có O2 nấm men thực hiện quá trình lên men phân giải đường thành rượu. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 42
- -Khi có O2 nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí phân giải glucozo thành CO2 và H2O đồng thời kho có O2 thì rượu bị ôxi hóa thành giầm. Do 2 quá trình này làm cho nồng độ rượu giảm và bị chua. Câu 13: a. Trình bày phương thức đồng hóa CO2 của các sinh vật tự dưỡng b. Điểm khác nhau cơ bản giữa vi khuẩn hóa tổng hợp và vi khuẩn quang tổng hợp về phương thức đồng CO2. ĐA: a. Phương thức đồng hóa CO2 của các sinh vật tự dưỡng: Nhóm VSV tự dưỡng gồm có - VSV quang tự dưỡng: sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp + VD: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào : lấy nguồn hidro từ nước, quang hợp giải phóng oxi + Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía: Lấy hidro từ khí hidro tự do, từ H2S, hoặc hợp chất có chứa H. Quang hợp không giải phóng oxi. - VSV hóa tự dưỡng: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa hợp chất vô cơ nào đó để tổng hợp chất hữu cơ. VD: + VK nitrit hóa: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa amon thành nitrit + VK nitrat hóa: oxi hóa nitrit thành nitrat để lấy năng lượng VK oxihoa lưu huỳnh: Lấy năng lượng từ oxi hóa H2S thành các hợp chất chứa lưu huỳnh. b. Điểm khác nhau giữa vi khuẩn hóa tổng hợp và vi khuẩn quang tổng hợp và sử dụng nguồn năng lượng từ sự oxi hóa các hợp chất vô cơ. Còn vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời nhờ sắc tố qang hợp. Câu 14: a. Nêu 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp. Trong tự nhiên, nhóm nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao? b. Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV sau: Nhóm 1: Tảo, VK lam, VK lưu huỳnh màu lục và màu tía Nhóm 2: vi khuẩn nitrat hóa, VK luc, VK tía không có lưu huỳnh Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 43
- Nhóm 3: nấm, động vật nguyên sinh ĐA: a. - 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp: VK lưu huỳnh, VK sắt, VK chuyển hóa các hợp chất chứa nito - Nhóm VK chuyển hóa các hợp chất chứa nito có vai trò quan trọng nhất vì: + là nhóm đông nhất + Đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên b. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cácbon VSV Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cácbon Tảo, VK lam, VK quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 lưu huỳnh màu lục và màu tía vi khuẩn nitrat hóa, Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 VK luc, VK tía Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ không có lưu huỳnh nấm, động vật Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ nguyên sinh Câu 15: a. So sánh lên men và hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật? Sản xuất giấm có phải là quá trình lên men không? Tại sao b. Cho ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong việc phân giải các chất độc hại ĐA: a. So sánh hô hấp và lên men ở vi sinh vật - Giống nhau: Đều qua giai đoạn đường phân diễn ra trong tế bào chất, phân giải chất hữu cơ và giải phóng ATP. - Khác nhau Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 44
- Điểm so sánh Lên men Hô hấp hiếu khí Chất nhận e cối cùng Các phân tử hữu cơ Oxi phân tử Sản phẩm CO2, hợp chất hữu cơ (axit CO2, H2O, năng lượng lactic, hoặc rượu etilic), năng lượng. Năng lượng giải phóng 2 ATP 38 ATP - Sản xuất giấm không phải là qá trình lên men. + Axit axetic tạo thành trong quá trình sản xuất giấm cổ truyền từ rượu etylic là sản phẩm của quá trình oxi hóa với sự tham gia của oxi trong không khí: C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O b. ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong việc phân giải các chất độc hại - Sử dụng các chủng VSV có khả năng phân giải thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm tồn dư trong đât làm sạch môi trường - Sử dụng VSV phân hủy polime, xellulozo xử lí giác thải Câu 16:a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy VSV cơ bản b. Tại sao trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ và đậy kín trong thời gian dài? ĐA: a. các loại môi trường nuôi cấy VSV cơ bản: - Môi trường tự nhiên: dùng các chât tự nhiên VD: nước chiết thịt, sữa - Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng - Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học b. trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ và đậy kín trong thời gian dài vì: - Enzim thủy phân protein cá là prteaza có trong ruột cá - Mặt khác: vi khuẩn lên men tạo hương cho nước mắm cá họat động trong điều kiện kị khí. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 45
- Câu 17: a. Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật: lên men, hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí? b. Cho ví dụ về môi trường tự nhiên có VSV phát triển? Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của VSV? ĐA: : a. Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật: lên men, hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí: Đặc điểm phân biệt Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men 1. Nơi xảy ra - VSV nhân thực VSV nhân sơ xảy ra Xảy ra ở tế bào chất xảy ra ở tế bào chất ở tế bào chất và và ti thể. màng sinh chất VSV nhân sơ: xảy ra ở tế bào chất và màng sinh chất 2. Điều kiện môi Cần oxi Không cần oxi Không cần oxi trường 3. Chất cho điện tử Chất hữu cơ Chất hữu cơ Chất hữu cơ 4. Chất nhận điện tử Oxi phân tử Chất vô cơ: NO3, Chất hữu cơ SO4 . 5. Năng lượng giải Nhiều ATP(38ATP) Ít ATP hơn (22 – 25 Rất ít (2 ATP) phóng ATP) 6. Sản phẩm cuối CO2, H2O, năng Chất vô cơ, chất hữu Chất hữu cơ đặc cùng lượng ATP cơ, năng lượng ATP trưng cho từng quá trình, có thể có CO2, Năng luợng ATP c. - Ví dụ: Các môi trường dùng tự nhiên như sữa cho vi khuẩn lawctic lên men, dịch quả cho nấm men rượu lên men, cơ thể người cũng là môi trường cho nhiều nhóm VSV phát triển Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 46
- - các tiêu chí cơ bản để phân chia VSV thành các kiểu dinh dưỡng là: Nguồn năng lượng( ánh sáng, chất vô cơ hay chất hữu cơ) và nguồn cacsbon (CO2 hay chất hữu cơ) Câu 18:a. Đặc điểm của quá trình phân giải ở VSV? Vì sao VSV phải tiết enzim VSV phải tiết enzim vào môi trường? b. Cho 1-2 ví dụ về lợi ích và tác hại của VSV có hoạt tính phân giải tinh bột và protein? ĐA: a. VSV có khả năng giải các hợp chất cao phân tử sinh học như: Polisacarit, protein, axit nucleic, lipit - Qúa trình phân giải có thể diễn ra trong tế bào (phân giải nội bào) hoặc diễn ra ngoài tế bào(phân giải ngoại bào) - VSV phân giải tiết enzim vào môi trường vì: - Sự phân giải ngoại bào xảy ra khi tiếp xúc với các chất cao phân tử Polisacarit, protein, axit nucleic, lipit không thể vận chuyển được qua màng sinh chất, VSV phải tiết vào môi trường enzim thủy phân các cơ chất trên thành những chất đơn giản hơn để có thể hấp thụ được. c. VD: - Lợi ích : Dùng nấm men rượu để lên men rượu, dùng nấm mốc phân giải và protein làm tương, sử dụng hoạt tính phân giải tinh bột và protein trong bột giặt để tẩy các vết bẩn do bột và thịt. - Tác hại: các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm chứa bột và thịt. Câu 19: Trình bày đặc điểm chung của VSV? Phân biệt vi khuẩn lactic đồng hình và vi khuẩn lactic dị hình? ĐA: - Là những cơ thể nhỏ bé, kích thước hiển vi. Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập đoàn đơn bào. VSV có đặc điểm chung là hấp phụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng. - VK lactic đồng hình là VK chuyển hóa đường thành axit lactic, sản phẩm chính là axit lactic Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 47
- Vi khuẩn lactic dị hình là VK chuyển hóa đường, ngoài việc tạo ra sản phẩm chính là axit lactic còn tạo ra một số sản phẩm phụ như CO2, rượu etylic B. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Câu1a. . Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? b. Một loài vi khuẩn trong những điều kiện ổn định có khả năng sinh sản theo kiểu phân đôi 20 phút một lần. Bạn đưa 1 vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy, tính số vi khuẩn đó sau 2 giờ và 10 giờ nuôi cấy? Nếu loài này tiếp tục tăng sinh kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng gì? ĐA: 1. Sự sinh trưởng của vi sinh vật Trong nuôi cấy không liên tục: Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới, không có sự rút bỏ các chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa nên quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha. Trong nuôi cấy liên tục: điều kiện môi trường được duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải vì vậy quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài, mật độ tế bào tương đối ổn định. 2. - Sau 2 giờ loài vi khuẩn nhân lên: 120 : 20 = 6 (lần) 6 nên số lượng sau 2 giờ là 2 = 64 (tế bào vi khuẩn) 30 - Sau 10 giờ số lượng vi khuẩn là: 2 (tế bào vi khuẩn) Nếu loài này tiếp tục tăng: - Trong điều kiện môi trường đầy dủ dinh dưỡng và các điều kiện thuận lợi khác sẽ gia tăng - Trong điều kiện giới hạn, sự tăng sinh kéo dài sẽ gây cạn kiệt chất dinh dưỡng và các sản phẩm chất độc hại tăng nên tế bào sẽ chết, ngừng phân chia, dẫn tới pha suy vong của vi sinh vật. Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 48
- Câu 2: Etanol (nồng độ 70%) và penicilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi? khuẩn khó biến đổi để chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi chống được penicilin - Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtein, kiểu tác động là không chọn lọc và không cho sống sót. - Penicilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) ở vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh (thường trên plasmid) mã hóa enzim penicilinaza cắt vòng beta- lactam của penicilin và làm bất hoạt chất kháng sinh này. Câu 3: a. Khái niệm sinh trưởng của VSV? Thời gian thế hệ là gì? b. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không lên tục? phân biệt với nuôi cấy liên tục? Câu 4: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát và pha suy vong còn nuôi cấy không liên tục thì không có? Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật? Vì sao có thể dùng vi khuẩn khuyết dưỡng (VD E. coli triptophan âm) để kiểm tra môi trường có triptophan hay không? Câu 6: (câu 1 sgk tr 108 - 109) VIII. Virut Câu 1: Tên virut gây bệnh cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa như thế nào? - Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của virut. - Chữ H (chất ngưng kết hồng cầu), chữ N ( enzim tan nhầy) là ký hiệu của 2 kháng nguyên gây nhiễm trên vỏ của hạt virut cúm A giúp virút gắn vào thành tế bào rồi sau đó đột nhập vào tế bào . - Chữ số 1,2,3,5 là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi. Câu 2 a. Nêu các đặc trưng cơ bản của virut? b. Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống ĐA: Đặc trưng cơ bản của virut là: - Chưa có cấu tạo tế bào Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 49
- - Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic ( là ADN hoặc ARN) - Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ. b. Chứng minh: - Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản ). - Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống. Cấu 3: Cấu tạo và hoạt động sống của virut có những đặc điểm nào khác so với các nhóm sinh vật khác? Câu 4: Hình thái của virut (sgk) Câu 5: Khái niệm virut độc, virut ôn hòa, chu trình tiềm tan Câu 6: Trình bày chu trình nhân lên của của phagơ (phag T2 trong tế bào vật chủ) Trần Minh Hiếu A3-K57- THPT Vĩnh Linh 50