Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Thạch Thành 1

docx 5 trang thungat 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Thạch Thành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_truong_thpt_thach_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Thạch Thành 1

  1. TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC- LỚP 10- BUỔI SÁNG Câu 1( 3,0 điểm) a. Nêu cấu tạo và chức năng ti thể ? b. Trong 4 loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào xương, loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất, vì sao? Câu 2( 4 điểm) a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng ? b. Giải thích vì sao rau muống chẻ ngâm vào nước thì bị cong lại ? Câu 3:( 3 điểm) a Enzim là gì ? Nêu cấu trúc của enzim ? b. Liệt kê các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC- LỚP 10- BUỔI CHIỀU Câu 1( 4,0 điểm) a. Thế nào là hoạt tính của enzim? b. Nêu cơ chế tác động của enzim ? c. Tại sao người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ? Câu 2( 3,0 điểm) a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng . b. Giải thích vì sao rau sống trước khi ăn nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút ? Câu 3( 3,0 điểm) Nêu cấu tạo của ti thể, lục lạp ?
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC – LỚP 10- BUỔI SÁNG Câu 1: a.* Cấu trúc(1,5đ) gồm 2 thành phần: - Bên ngoài là lớp màng kép, trong đó màng ngoài trơn, nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào, trên bề mặt mào có chứa nhiều loại enzim hô hấp. - Bên trong là chất nền, chứa ADN và riboxom * Chức năng( 1,0 đ) -Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. - Sản xuất chất hữu cơ cho tế bào b. Tế bào cơ tim nhiều ti thể nhất (0,25) Vì: Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào chủ yếu dưới dạng các phân tử ATP. Vì vậy tế bào nào hoạt động nhiều thì tế bào đó nhiều ti thê. (0,25 đ) Câu 2:
  3. a. Các con đường: - Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit Vd: O2, CO2, H2O ( 1,5đ) - Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn Vd: Glucozo. ( 1đ) - Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin. (1đ) b. Giải thích( 0,5 đ) khi ngâm rau muống chẻ vào nước => nước vận chuyển thụ động từ ngoài vào trong tế bào làm cho tế bào căng ra, nhưng các tế bào phía trong có thành mỏng nên căng nhiều hơn. Vì thế cọng rau muống chẻ cong theo hướng từ phía trong ra phía ngoài. Câu 3: a. - Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. E làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng ( 1,0 đ) - Cấu trúc của enzim: + Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin.(0,5đ) + Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động. là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất(0,5 đ) b. Nhiệt độ, độ pH, Nồng độ cơ chất; chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim; nồng độ enzim ( 1,0 đ) ĐÁP ÁN ĐỀ HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC- LỚP 10- BUỔI CHIỀU Câu 1( 4,0 điểm) a. Thế nào là hoạt tính của enzim? b. Nêu cơ chế tác động của enzim ? c. Tại sao người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ? Câu 2( 3,0 điểm) c. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng . d. Giải thích vì sao rau sống trước khi ăn nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút ? Câu 3( 3,0 điểm)
  4. Nêu cấu tạo của ti thể, lục lạp ? Câu 1: a.Hoạt tính của en zim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ 1 lượng cơ chất trên 1 đơn vị thời gian (0,75đ) b.* Trình bày cơ chế tác động của enzim: + Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tương ứng tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất. Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù. (1,5đ) + Enzim tác động lên cơ chất làm biến đổi cơ chất thành sản phẩm, đồng thời giải phóng enzim nguyên vẹn.( 1,25 đ) c.* Người có thể tiêu hóa được tinh bột, vì người có enzim amilaza, xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột . (0,25 đ) Người không thể tiêu hóa được xenlulozo vì người không có enzim Xenlulaza, nên không xúc tác được phản ứng thủy phân xenlulaza (0,25 đ) Câu 2: a. Các con đường: - Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit Vd: O2, CO2, H2O (1,0) - Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn Vd: Glucozo.(0,75) - Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin.(0,75) b. Giải thích : khi ngâm rau sống vào nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút => nước vận chuyển thụ động từ trong tế bào vi khuẩn ra ngoài => Vi khuẩn mất nước dẫn đến bị chết. (0,5 đ) Câu 3: a. Cấu tạo ti thể (1,5) - Gồm 2 lớp màng: - Màng ngoài trơn - Màng trong phân nhánh tạo thành các mào. Trên mào cáo nhiều enzim hô hấp.
  5. - Bên trong là chất nền có chứa ADN và ribôxôm b. Lục lạp( 1,5) - Gồm 2 lớp màng bao bọc - Bên trong là chất nền có các túi dẹt (tilacôit) xếp chồng lên nhau Grana. Các grana nối nhau bởi hệ thống màng. Trên màng tilacôit có chứa các chất diệp lục và các enzim quang hợp. Chất nền còn chứa ADN và ribôxôm