Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh ĐH-CĐ môn Ngữ Văn - Phạm Thanh Trí

docx 123 trang thungat 14140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh ĐH-CĐ môn Ngữ Văn - Phạm Thanh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_va_tuyen_sinh.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh ĐH-CĐ môn Ngữ Văn - Phạm Thanh Trí

  1. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến đấu đến đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người bạn. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ đem lại cảm giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công”. (“Đời ngắn đừng ngủ dài” – Robin Sharma) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, hành trình khiến bạn phải phát huy những phẩm chất nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Hành trình đến bất cứ kết quả nào – dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp – cũng quan trọng ngang bằng với đích đến của nó”? Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau của tác giả không: “Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công”? Vì sao? - 1 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  2. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người”. BÀI LÀM - 2 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  3. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 3 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  4. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng. [2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biến mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công. [3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi ”. (“Một mai qua cơn mê” – Samson Phạm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, căn bệnh than vãn sẽ để lại hậu quả gì cho bản thân mỗi người? Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn thứ [3]: “Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ - 4 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  5. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi ”. Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau không: “Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi ”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 5 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  6. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 6 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  7. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: THÁI ĐỘ LÀM VIỆC MỚI DẪN TỚI THÀNH CÔNG CHỨ KHÔNG PHẢI THÔNG MINH “Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh. Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lí học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc. Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ khẩg phải là chỉ số IQ. Thái độ của con người thuộc một trong hai trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định, (fixed windset) và nhận thức phát triển (growth mind). Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choảng ngợp. Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn. Họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới. Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đứng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại. Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại? Bà cho biết: Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng: “Cách làm này không được. Và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn”.”. (“Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh”) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công? Câu 3. Theo nhà tâm lý học Carol Dweck, thái độ nhìn nhận cuộc sống của người có nhận thức cố định và người có nhận thức phát triển khác nhau ra sao? - 7 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  8. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau của Carol Dweck không: “Sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: “Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của con người là thái độ khi phải đối mặt với những thử thách của cuộc sống”. BÀI LÀM - 8 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  9. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 9 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  10. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “(1) Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyên. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. (2) [ ] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống”. (“Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” – Adam Khoo) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Việc đưa ra các Ví dụ trong đoạn (1) có tác dụng gì: “Nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyên. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn”? Câu 3. Theo anh (chị), cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người được nói đến trong văn bản? - 10 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  11. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm sau không: “Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “thái độ trước cuộc sống quyết định tương lai của bạn”. BÀI LÀM - 11 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  12. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 12 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  13. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J. K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công”. (“Tại sao lại chần chừ?” – Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” là gì? Câu 3. Việc trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J. K. Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì đối với lập luận của tác giả? - 13 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  14. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau không: “Thất bại là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 14 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  15. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 15 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  16. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 6 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là “những nguyên tắc sống”. Bản năng của con người vốn hướng tới sự hưởng thụ – yêu thích cảm xúc tốt và tránh né cảm xúc xấu. Nhưng nếu muốn đạt tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững, thì ta cần phải thực tập buông bỏ những cảm xúc tốt không cần thiết và chấp nhận những cảm xúc xẩu cần thiết. Những điều không cần thiết thường được gọi là “những điều không nên làm”, và những điều cần thiết thường được gọi là những điều nên làm”. Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới. Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tinh con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có “những nguyên tắc để quy định mức cân bằng cảm xúc”. Thật ra, chỉ cần ta sinh hoạt hay sống chung với một người nữa là phải có những nguyên tắc cần thiết, để bên này không vô tình vượt qua ranh giới đã quy định của bên kia. Bên kia dù thân thích hay yêu thương ta tới mức nào thì rốt cuộc họ cũng chẳng phải là ta. Họ có những nhu cầu nhất định mà ta bắt buộc phải tôn trọng. Như vậy, số người sinh hoạt chung với nhau càng đông, sự khác biệt giữa nhận thức và tập quán sống càng lớn, thì số lượng các nguyên tắc càng phải tăng lên và trở thành tiếng nói chuẩn mực của đoàn thể. Có những nguyên tắc được ghi chép và có ngày ban hành hẳn hoi, nhưng cũng có những nguyên tắc “bất thành văn”. Vì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của các cá thể và mức độ ý thức tôn trọng lẫn nhau. Cho nên nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến bộ của con người. Có thể nói, nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người. Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân – thiện – mĩ ”. (“Hiểu về trái tim” – Minh Niệm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, vì sao cuộc sống cần có những nguyên tắc? - 16 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  17. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người”? Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: “Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân – thiện – mĩ”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 17 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  18. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 18 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  19. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 7 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được “cái tôi” của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ “cái tôi” ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị họ thay đổi, cử thể ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình. [ ] Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điển hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thức nhạc cụ của mình”. (“Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành” – Liêu Trí Phong) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, thế nào là người thất bại? Câu 3. Theo anh (chị), “ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi” sẽ mang lại những hậu quả gì? Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan niệm sau không: “Muốn thành công, phải giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình không”? Vì sao? - 19 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  20. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về quan niệm sau: “Trên thế giới này bạn chính là một cả thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được”. BÀI LÀM - 20 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  21. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 21 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  22. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 8 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Trên nắng và dưới cát Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. Miền Trung Bao giờ em về thăm Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ Không ai gieo mọc trắng mặt người. Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Em gắng về Đừng để mẹ già mong ”. (“Miền Trung” – Hoàng Trần Cương) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong văn bản diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh (chị) hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung? “Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật”. - 22 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  23. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong văn bản. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách”. BÀI LÀM - 23 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  24. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 24 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  25. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 9 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con cánh Lớn rồi con sẽ bay xa”. (“Trong lời mẹ hát” – Trương Nam Hương) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Trong văn bản có hình ảnh trong lời bài hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì? Câu 3. Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào? - 25 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  26. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Nêu nội dung của khổ thơ cuối và sắc thái chủ đạo của cả bài thơ. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người”. BÀI LÀM - 26 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  27. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 27 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  28. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 10 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Họ gánh về cho tôi mùa ổi mùa xoài mùa mận Mùa sen mùa cốm trên vai Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím Ngày đi rưng rưng đôi dép lê Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ Đồng bạc lặng lẽ Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió Vòng tay ngỏ Lời ru con căng sữa Họ gánh về cổng tôi bao mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu thiếu họ Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê Nơi mẹ và con và chồng họ đứng chờ [ ] Những ngôi sao của tôi Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận Vô danh giữa đời thường Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi”. (“Những ngôi sao mang hình quang gánh” – Nguyễn Phan Quế Mai) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ qua những từ ngữ nào? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu thơ sau: “Họ gánh tặng tôi ngọn gió mát lành đồng quê”. - 28 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  29. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Khổ thơ cuối gợi cho anh (chị) suy nghĩ, trăn trở gì về thân phận của những người gánh hàng rong? “Những ngôi sao của tôi Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận Vô danh giữa đời thường Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi”. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại”. BÀI LÀM - 29 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  30. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 30 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  31. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 11 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Biển trời soi mắt nhau Cho sao về với sóng Biển có trời thêm rộng Trời xanh cho biển xanh Mặt trời lên đến đâu Cũng lên từ phía biển Nơi ánh sáng bắt đầu Tỏa triệu vòng yêu mến Biển ơi! Biển thẳm sâu Dạt dào mà không nói Biển ơi cho ta hỏi Biển mặn từ bao giờ Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu Biển chìm trong đêm thâu Ðể chân trời lại rạng Khát khao điều mới lạ Ta đẩy thuyền ra khơi Dù bão giông vất vả Không quản gì biển ơi!”. (“Biển” – Lâm Thị Mĩ Dạ) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Xác định những từ ngữ chỉ tính chất của biển. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: “Biển ơi! Biển thẳm sâu - 31 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  32. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Dạt dào mà không nói Biển ơi cho ta hỏi Biển mặn từ bao giờ”. Câu 4. Anh (chị) rút ra được thông điệp gì qua hai câu thơ sau? “Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu”. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “giá trị của lòng dũng cảm đối với mỗi con người”. BÀI LÀM - 32 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  33. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 33 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  34. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 12 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín. Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách – thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này. Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra. Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất”. (“Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con” – Thùy Linh). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”? - 34 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  35. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm sau không: “ Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn”. BÀI LÀM - 35 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  36. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 36 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  37. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 13 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Từ trong tay mẹ con đi Ba lô, khẩu súng có gì nữa đâu Đạn bom táp bạc mái đầu Bao năm mẹ ngóng giàn trầu héo cong Bảy chìm, ba nổi long đong Dòng đời gió bụi đục trong khôn lường Tan trong băng giá, tuyết sương Đơn côi muôn vạn nẻo đường – Khát yêu! Giữa thị thành, vẫn cô lieu Bát cơm, manh áo sớm chiều bon chen Rớt mình trong cảnh sang hèn Rủi may, vinh nhục, đỏ đen khóc cười Xót xa quăng quật nửa đời Về ngôi nhà mẹ tìm nơi yên bình!”. (“Bình yên bên mẹ” – Vũ Thành Chung) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Nêu tác dụng việc vận dụng sáng tạo thành ngữ trong dòng thơ sau: “Bảy chìm, ba nổi long đong”. Câu 3. Anh (chị) hiểu các dòng thơ sau như thế nào? “Giữa thị thành, vẫn cô liêu Bát cơm, manh áo sớm chiều bon chen Rớt mình trong cảnh sang hèn Rủi may, vinh nhục, đỏ đen khóc cười”. - 37 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  38. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Hai dòng thơ cuối của bài thơ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? “Xót xa quăng quật nửa đời Về ngôi nhà mẹ tìm nơi yên bình!”. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của những khát khao yêu thương trong cuộc sống con người”. BÀI LÀM - 38 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  39. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 39 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  40. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 14 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Con đi biền biệt tháng ngày Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu! Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà. Con về gần, mẹ đã xa, Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ côi! Mai sau dù có già rồi, Con vẫn cần mẹ như thời trẻ thơ!”. (“Vẫn cần có mẹ” – Nguyễn Văn Thu) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau: “Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”. Câu 3. Anh (chị) hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? “Con về gần, mẹ đã xa, Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà mồ côi!”. Câu 4. Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện trong văn bản. - 40 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  41. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người”. BÀI LÀM - 41 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  42. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 42 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  43. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 15 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ôi thiên nhiên, cảm ơn người nhân hậu Những so le, người kéo lại cho bằng Ít nhất cũng là khi nằm xuống Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vành trăng Những bia mộ thẳng hàng im lặng quá Ai hay đâu mang hồn của bao người Với bời bời nỗi niềm tâm sự Đến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi Mà cả dãy Hoàng Liên không sao che lấp Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận Lòng lắng nghe muôn tiếng nói xa gần Tôi không tin con người là ảo ảnh Và cuộc đời là một thoáng giữa sân ga”. (“Ở nghĩa trang Văn Điển” – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Tìm những từ láy có trong văn bản. Câu 3. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng: “Tôi không tin con người là ảo ảnh”? - 43 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  44. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm cuộc đời mà tác giả đề cập đến trong văn bản? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của lối sống đẹp”. BÀI LÀM - 44 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  45. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 45 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  46. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 16 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con ” (“Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Văn bản đã nói đến loài cây gì? Câu 3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”. - 46 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  47. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Qua hình ảnh cây tre, anh (chị) thấy những phẩm chất cao quý nào của con người Việt Nam? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của những khát khao yêu thương trong cuộc sống con người”. BÀI LÀM - 47 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  48. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 48 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  49. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 17 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong”. (“Nói với con” – Nguyễn Huy Hoàng) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra những câu tục ngữ dân gian mà tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ hai? Việc vận dụng tục ngữ dân gian đó có tác dụng gì? “Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên”. Câu 3. Anh (chị) hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? “Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con”. - 49 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  50. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Những lời tâm sự “nói với con” của nhà thơ được thể hiện trong văn bản gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của việc “sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay”. BÀI LÀM - 50 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  51. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 51 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  52. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 18 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái. Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt – như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan – thì con cái không thể nên thành được. Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn”. (“Người lớn phải là tấm gương soi chiếu” – Nguyễn Sự) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, nếp nhà là gì? Câu 3. Anh (chị) hiểu ý kiến sau như thế nào: “Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình”? - 52 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  53. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau không: “Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại”. BÀI LÀM - 53 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  54. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 54 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  55. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 19 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó. Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả [ ]. Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”. (“Quên hôm qua sống cho ngày mai” – Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang, Minh Tươi) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần”? - 55 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  56. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sau không: “Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 56 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  57. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 57 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  58. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 20 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại – nhất là thất bại trong các mối quan hệ – thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”. (“Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen”, tập 2 – nhiều tác giả) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa ”. Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến sau không: “Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao? - 58 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  59. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại”. BÀI LÀM - 59 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  60. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 60 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  61. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 21 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”. (“Bay xuyên những tầng mây” – Hà Nhân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống? Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu văn sau: “Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”. - 61 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  62. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến sau không: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người”. BÀI LÀM - 62 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  63. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 63 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  64. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 22 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc Hai tiếng động nhỏ bé kia Hơn mọi ầm ào gầm thét Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người Đó là thời gian Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sexpia: “Tồn tại hay không tồn tại” Không có nghĩa là sống hay không sống Mà là hành động hay không hành động Nhận thức hay không nhận thức Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường Những ngày tháng bình thường Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường Ta biến thành con tàu, thành tấm vé Những ban mai lên đường”. (“Cho Quỳnh những ngày xa” – Lưu Quang Vũ) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, tiếng động khủng khiếp đối với con người là gì? Câu 3. Anh (chị) hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? “Ta biến thành con tàu, thành tấm vé Những ban mai lên đường”. - 64 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  65. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) rút ra được thông điệp gì qua văn bản? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 65 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  66. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 66 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  67. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 23 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có một quy luật gọi là “quy luật mười nghìn giờ”. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong những điều kiện thông thường, một người bình thường kiên trì làm một loại công việc gì đó, sau nhiều nhất là mười nghìn giờ người ấy sẽ đạt đến trình độ thành thạo như một chuyên gia trong công việc ấy. Nếu các em đạt đến trình độ chuyên gia, các em sẽ có chỗ dùng, không phải nơi này thì là nơi khác, chắc chắn như vậy. Còn một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ, đó là sự yêu thích công việc của mình. Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi? Chắc chắn là không! Các em không thể thành công thật sự trong công việc nếu các em không yêu thích công việc ấy. Có rất nhiều người không may buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai. Thật đáng tiếc vì tám giờ vàng ngọc, tức một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí”. (“Cuộc đời là một sự lựa chọn” – TS. Phạm Thị Ly) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, một điều khác quan trọng hơn cả mười nghìn giờ là gì? Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: “Các em có bao giờ nhìn thấy một người đầu bếp nổi danh và tài hoa nào lại miễn cưỡng nấu bếp như một công việc khổ sai? Có bao giờ thấy một ông thầy lên lớp chốc chốc lại nhìn đồng hồ mong cho hết giờ để ra về lại được học trò yêu quý và nhớ mãi?”. - 67 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  68. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau không: “Buộc phải làm một công việc nhàm chán mà họ không hề thấy hứng thú, chỉ như một kế sinh nhai tức là một phần ba cuộc đời của họ đã trôi qua một cách nhạt nhẽo vô vị và uổng phí”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của việc lựa chọn đúng công việc mình yêu thích”. BÀI LÀM - 68 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  69. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 69 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  70. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 24 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình. Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác. Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn”. Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác- trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định. Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình”. (“Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn”) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin có giá trị gì? Câu 3. Chỉ ra một số biểu hiện khác của tự tin trong cuộc sống? - 70 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  71. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến sau không: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của sự tự tin”. BÀI LÀM - 71 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  72. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 72 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  73. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 25 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt” (Aristotle). Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian một đi là không trở lại. Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian, nhưng rất nhiều người trẻ không biết làm gì có ích với thời gian của họ. Trên thực tế, có rất nhiều điều để làm, khi người ta còn trẻ”. (“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Roise Nguyễn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle: “Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt” có tác dụng gì? Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau không: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian”? Vì sao? - 73 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  74. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “những điều cần làm khi người ta còn trẻ”. BÀI LÀM - 74 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  75. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 75 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  76. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 26 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID-19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”. Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu. Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ”. (“Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19”) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả văn bản này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì? Câu 3. Theo anh (chị), tại sao ông Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại? - 76 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  77. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến sau không: “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID-19”. BÀI LÀM - 77 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  78. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 78 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  79. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 27 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt Vượt cao hơn sự chết vẫn soi đường Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương. Ôi ta khóc tim ta dường như xé Từ trái tim giọt lệ hóa câu nguyền Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế Nỗi đau này cao cả thiêng liêng”. (“Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” – Việt Phương) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong văn bản diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh (chị) hiểu gì về tấm lòng và lối sống của Bác? “Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường”. - 79 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  80. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu được thể hiện trong văn bản. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 80 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  81. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 81 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  82. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 28 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Giấc mơ của anh hề Thấy mình thành triệu phú ( ) Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ Thằng bé mồ côi lạnh giá Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ Trên đá lạnh, người tù Gặp bầy chim cánh trắng Kẻ u tối suốt đời cúi mặt Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời. Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày Trong hư ảo người sống phần thực nhất Cái không thể nào tới được Đã giục con người Vươn đến những điều đạt tới Những giấc mơ êm đềm Những giấc mơ nổi loạn Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay. Đời sống là bờ Những giấc mơ là biển Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa ”. (“Giấc mơ của anh hề” – Lưu Quang Vũ) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ sau? “Cái không thể nào tới được Đã giục con người Vươn đến những điều đạt tới”. - 82 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  83. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với các dòng thơ sau của tác giả không? Vì sao? “Đời sống là bờ Những giấc mơ là biển Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa ”. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ “cách bản thân thực hiện ước mơ của mình”. BÀI LÀM - 83 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  84. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 84 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  85. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 29 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mùa xuân về trên mộ hai người lính Một phía bên kia, một phía bên này Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này! Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng, Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm ”. (“Mùa xuân về trên mộ hai lính trận” – Chử Văn Long) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối: Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ sau: “Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm Như những bàn tay tìm gặp bàn tay”. Câu 4. Lí giải về thông điệp cuộc sống mà anh (chị) nhận được qua văn bản. - 85 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  86. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 86 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  87. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 87 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  88. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 30 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi”. (“Phố ta” – Lưu Quang Vũ) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Trong văn bản, nhà thơ đã dùng những hình ảnh nào để gọi nhân vật trữ tình em? Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những dòng thơ sau: “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế?”. Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với lời khẳng định sau không: “Bác thợ mộc nói sai rồi”? Vì sao? - 88 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  89. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 89 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  90. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 90 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  91. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 31 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Sự trưởng thành là nhiệm vụ cá nhân và tạo ra môi trường cho mọi người trở nên trưởng thành là nhiệm vụ của gia đình, trường học, xã hội. Trưởng thành là một quá trình thay đổi về tư duy lẫn nhận thức, nó không liên quan tới tuổi tác hay môi trường sống cũng không liên quan tới ngoại hình hay vật chất bên ngoài. Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành. Mục tiêu đầu tiên của đàn ông nên là trở thành người trưởng thành thay vì thành đạt hay quyền lực. Các cô gái cũng vậy, muốn lấy được tấm chồng tốt cũng nên đặt tiêu chí tìm người trưởng thành làm gốc. Cha mẹ nên mong và tạo điều kiện cho con cái trưởng thành thay vì để chúng là những đứa con lớn xác biết nghe lời. Bởi vì vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành. Dù trọng tâm cuộc sống của bạn đã và đang đặt ở đâu: vật chất, danh vọng, quyền lực, gia đình, người yêu hãy tạm gác lại và ưu tiên vào bản thân mình trước. Hãy biến mình trở thành người trưởng thành, một cây cao có tán lá sum sê và bộ rễ vững chãi, có vậy mới không có cơn bão nào quật ngã, chim muông sẽ đến dưới tán lá trú ngụ và bạn sẽ không còn cảm thấy chông chênh ”. (“Sống như ngày mai sẽ chết” – Phi Tuyết) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, trưởng thành là gì? Câu 3. Anh (chị) hiểu câu câu nói sau như thế nào: “Vâng lời hay ngoan hiền không có nghĩa là trưởng thành”? - 91 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  92. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau không: “Có người trưởng thành rất sớm nhưng có người chỉ lớn xác mà không bao giờ chịu trưởng thành”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa sự trưởng thành của con người trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 92 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  93. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 93 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  94. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 32 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”. Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn. Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể!”. (“You can – Không gì là không thể” – George Matthew Adams) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã cho rằng thước đo giá trị của một người là gì? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy”? - 94 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  95. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: “Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề sau: “Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí”. BÀI LÀM - 95 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  96. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 96 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  97. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 33 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ “Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn. Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ. Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay”. (“Đời ngắn đừng ngủ dài” – Robin Sharma) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào? Câu 3. Dựa vào văn bản, anh (chị) hiểu như thế nào là người vô lí? - 97 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  98. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sau không: “Mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 98 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  99. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 99 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  100. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 34 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn! Trái cây rơi vào áo người ngắm quả Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng ”. - 1965 - (“Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra những nhân vật lịch sử của dân tộc được tác giả nhắc đến trong văn bản? Câu 3. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu thơ sau: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. - 100 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  101. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong văn bản. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “sức mạnh của những khát vọng lớn lao trong cuộc sống”. BÀI LÀM - 101 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  102. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 102 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  103. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 35 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Trước đây. những người cổ xúy cho thế giới phẳng thường ca tụng các nền tảng như Yahoo 360⁰ hay Facebook giúp trao quyền cho cá nhân để một người bình thường có tiếng nói ngang bằng các tờ báo lâu đời khác. Nhìn từ góc độ từng cá nhân như vậy thì quả đúng nhưng nhìn từ góc độ người tiếp nhận thông tin thì sao? Các tờ báo có uy tín, đáng tin cậy không bao giờ khinh suất đăng bày một tin chưa kiểm chứng nhưng từng cá nhân thì lúc nào cũng sẵn sàng đăng các dòng trạng thái được càng nhiều người đọc càng tốt. Có gì khoái hơn đảng vài câu mà hàng loạt người vào đọc, thích và chia sẻ, tin càng giật gân càng được chia sẻ nhiều. Đó là cơ chế đẻ ra tin giả, tin bịa. Điều đáng buồn là bản năng con người giúp lan truyền loại tin giả này, ai cũng muốn có gì đó mới lạ, độc, sốc để khoe với bạn bè. Ai cũng nghĩ nó vô hại vì đăng hôm nay, mai bị phát hiện sai thì xóa và lúc đó lại nghĩ mình chỉ là một cả nhân nhỏ xíu, đâu ai để ý”. (“Sống trong thời viễn tưởng? Chuyện người và máy” – Nguyễn Vạn Phú) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, các nền tảng như Yahoo 360°, Facebook giúp ích gì cho con người? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được dùng trong các câu văn sau: “Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Trước đây, những người cổ xúy cho thế giới phẳng thường ca tụng các nền tảng như Yahoo 360° hay Facebook giúp trao quyền cho cả nhân để một người bình thường có tiếng nói ngang bằng các tờ báo lâu đời khác”. - 103 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  104. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau không: “Việc đăng tin giả là vô hại vì đăng hôm nay, mai bị phát hiện sai thì xóa”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội”. BÀI LÀM - 104 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  105. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 105 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  106. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 36 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. ( ) Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài, khống chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập, hòa bình trong sinh thái cân bằng”. (“Loài người có bớt ngạo mạn?” – Sương Nguyệt Minh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên bằng những cách nào? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói sau: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia”? - 106 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  107. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau không: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng”. BÀI LÀM - 107 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  108. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 108 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  109. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 37 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Em chẳng còn bé bỏng như xưa Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời Là Tổ quốc đang một còn, một mất Em nghĩ thế. Và những ngày thắng giặc Cứ âm vang như những tiếng trống trường Đêm em nằm thao thức với quê hương Mỗi vì sao gợi một miền Đất Nước”. Tháng 08-1972 (“Thư thơ” – Trần Đăng Khoa”) Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Hình ảnh “Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật” biểu thị điều gì? Câu 3. Trong văn bản, nhân vật trữ tình bộc lộ thái độ và tình cảm gì đối với đất nước? Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không? Vì sao? “Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời Là Tổ quốc đang một còn, một mất”. - 109 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  110. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về chủ đề sau: “Đất nước trong tôi”. BÀI LÀM - 110 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  111. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 111 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  112. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 38 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.” Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có. Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên. Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một. Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên”. (“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì những lí do nào? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói sau của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”? - 112 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  113. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau của tác giả về cách phát triển khả năng hành động ở người trẻ tuổi không: “ để phát triển khả năng hành động, không phải làm điều gì lớn lao ( ). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “vai trò của khả năng hành động với những người trẻ tuổi”. BÀI LÀM - 113 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  114. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 114 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  115. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 39 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món trang sức bằng đá quý, hoặc một thứ gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào? Tôi nghĩ câu trả lời thật rõ ràng, bạn sẽ nâng niu, giữ gìn nó rất cẩn thận. Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào? Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kỳ, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng. Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng. Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy, hãy nghĩ đến những lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn. Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ điều gì chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta”. (“Quà tặng cuộc sống” – Dr. Bernie S. Siegel) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, tại sao “hãy nghĩ đến những lời bạn nói, những việc bạn làm”? Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Đời sống là một nhạc cụ diệu kỳ, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn”? - 115 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  116. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm sau của tác giả không: “Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “vai trò của việc đối xử với cuộc đời mình bằng sự trân trọng”. BÀI LÀM - 116 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  117. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 117 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  118. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 40 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đã bao giờ bạn nghe câu: “Cuộc đời là một cuộc đua ma-ra-tông”? Nó có ý nghĩa khuyến khích mọi người tiếp tục cố gắng khi công việc trở nên khó khăn và cần có thái độ kiên nhẫn nhưng ngoan cường trong cuộc sống. Tuy vậy với tôi, điều đó không hẳn là đúng. Cuộc đời không phải là một chặng đua dài. Nó thật sự là một chuỗi các chặng đua ngắn, chặng này nối tiếp chặng kia. Mỗi nhiệm vụ có những thách thức riêng. Để thành công, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng. ( ) Nhà thám hiểm Christopher Columbus từng phải đối mặt với những khó khăn không lường trước được khi đi tàu về hướng tây để tìm đường tới châu Á. Ông cùng đoàn thủy thủ phải chống chọi với những cơn bão, chịu cảnh đói khát và thiếu thốn, thậm chí phải đấu tranh với tâm trạng vô cùng chán nản. Thủy thủ đoàn của ba chiếc tàu gần như sắp nổi loạn. Nhưng Columbus rất kiên trì. Ngày qua ngày, Columbus kiên trì viết bản tường trình chuyến đi: "Hôm nay chúng tôi lại tiếp tục đi”. Và lòng kiên trì của ông đã được đền đáp. Ông không tìm ra con đường ngắn nhất để tới châu lục với những người Ấn Độ có nguồn gia vị giàu có; thay vào đó ông đã khám phá được châu Mỹ. Trong suốt cuộc hành trình, tâm điểm của ông luôn rõ ràng - mỗi ngày đều phải hoàn thành một đoạn đường. Giành thắng lợi trên mỗi chặng đua ngắn, đó chính là bí quyết thành công. Nhà tư vấn quản lý Laddie F. Hutar khẳng định: “Thành công bao gồm một chuỗi các thắng lợi nhỏ mỗi ngày”.”. (“Tài năng thôi chưa đủ” – John C. MaxWell) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Qua văn bản, tác giả thể hiện quan niệm như thế nào về cuộc đời? Câu 3. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã phải đối mặt với những khó khăn gì khi đi tàu về hướng tây để tìm đường tới châu Á? Điều gì đã giúp ông vượt qua hành trình gian nan ấy? - 118 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  119. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sau không: “Thành công bao gồm một chuỗi các thắng lợi nhỏ mỗi ngày”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của lời khuyên sau: “Để thành công, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng”.”. BÀI LÀM - 119 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  120. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 120 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  121. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội ĐỀ SỐ 41 I. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ. Luôn cố gắng phát huy khả năng của bạn đến mức xuất sắc là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Bạn hãy xem xét những công việc nhỏ mà bạn thường làm, rồi tự hỏi xem: Mình có thể thực hiện chúng cách nào tốt hơn? Ví dụ như: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt. Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình. Khi bạn quyết tâm làm mọi việc với một kết quả tốt nhất, nội tâm và cảm xúc trong bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình đổi thay đáng kể và con đường tiến tới thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn, dù có thể trước đó bạn thấy nó dường như đã đóng kín”. (“Thay thái độ, đổi cuộc đời” – Keith D. Harrell) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả theo lựa chọn nào? Câu 3. Những ví dụ được nêu trong văn bản có tác dụng gì: “Bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt. Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình”? - 121 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  122. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến sau không: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình”? Vì sao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ BÀI Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về “ý nghĩa của sự “Quyết Tâm””. BÀI LÀM - 122 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí
  123. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông & Tuyển sinh ĐH-CĐ Đề luyện thi phần Đọc – hiểu & Nghị luận xã hội - 123 - Người biên soạn: Phạm Thanh Trí