Bài kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12

doc 8 trang thungat 3220
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_15_phut_so_2_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 15 phút số 2 môn Ngữ văn Lớp 12

  1. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Việt Bắc. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Nhận diện Hiểu tác dụng của Cảm nhận của cá nhân biện pháp hình thức nghệ về nội dung hoặc nghệ nghệ thuật thuật được sử dụng thuật của văn bản. Đọc – hiểu được sử dụng trong văn bản, ý trong văn chính của văn bản. bản. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 2,0 4,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 40% 40% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu) Câu 1 (2 điểm) Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ? Câu 2 (4 điểm) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3 (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay. V. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung trả lời Điểm 1 - Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương. 2
  2. - Hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận. 2 - Từ láy đêm đêm, rầm rập, điệp điệp trùng trùng. Gợi được thời gian đằng đẵng của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì; khí thế xung trận với nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng, tạo thành một sức mạnh tổng hợp. - So sánh cường điệu: Đêm đêm rầm rập như là đất rung đã nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta, quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. 4 - Hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ: điệp điệp trùng trùng, ánh sao. Tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận. Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay: 3 - Lòng yêu nước là gì? - Lòng yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện như thế nào trong bối cảnh 4 hiện nay? - Liên hệ bản thân
  3. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Tuyên ngôn Độc lập. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề - Xác định - Hiểu ý chính của được phong văn bản. Đọc – hiểu cách ngôn ngữ - Hiểu được ý nghĩa của văn bản của đoạn trích Số câu 1 2 3 Số điểm 3,0 7,0 10,0 Tỉ lệ % 30% 70% 100% IV. Đề kiểm tra Hỡi đồng bào cả nước! "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu những ý chính của văn bản. 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa như thế nào? 3. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên. V. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung trả lời Điểm 1 - Nội dung chính phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập”của người Mỹ ( 1776), nói về quyền tự do, bình đẳng của “mọi người”. Suy rộng ra từ quyền tự do, bình đẳng 3 của “mọi người” thành quyền tự do, bình đẳng của “tất cả các dân tộc
  4. trên thế giới”. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) , nói về quyền tự do, bình đẳng của con người. Khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. - Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Việc dùng từ 2 “Suy rộng ra” có ý nghĩa: Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. 3 - Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị 3 tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. 4
  5. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học bài: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Nội dung của Nghĩa của từ, cụm Hiểu ý nghĩa xã hội của Đọc – hiểu một đoạn văn từ, câu. đoạn văn. nghị luận. Số câu 1 3 1 5 Số điểm 2,0 6,0 2,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 60% 20% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: “Đó là lý do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.” (Trích Thông đệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan ) 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? ? 2. Anh/chị hiểu “chúng ta” là đối tượng nào, “họ” là đối tượng nào? 3. Anh/chị hiểu “im lặng” có nghĩa là gì? “công khai lên tiếng về AIDS” có nghĩa là gì? 4. Phân tích ý nghĩa của câu văn sau trong đoạn trên: Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. 5. Thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc trong đoạn văn trên là gì? HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Nội dung chính của đoạn văn ( 2 điểm) + Tác giả nêu nhiệm vụ, đề nghị mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa. + Hoặc trả lời: Tác giả đề nghị mọi người không lẩn tránh trách nhiệm phòng chống HIV/AIDS ; không vội vàng phán xét đồng loại, không kì thị và phân biệt đối xử với những người đã mắc bệnh HIV/AIDS. 2. Cần hiểu chúng ta là từ chỉ những người hiện chưa bị lây nhiễm HIV ; họ là từ chỉ những bệnh nhân bị nhiễm HIV / AIDS. ( 2 điểm) 3. Cần hiểu im lặng là từ chỉ thái độ bàng quan, thờ ơ, vô cảm của con người trước đại dịch HIV/AIDS; công khai lên tiếng về AIDS là từ chỉ những thái độ và hành động tích cực của con người trong việc phòng chống HIV/AIDS. ( 2 điểm)
  6. 4. Câu văn tạo ra mối tương quan giữa một bên là sự thờ ơ trước dịch HIV/AIDS và một bên là cái chết, để qua đó cho thấy sự tích cực chống lại HIV/AIDS, với loài người, là vấn đề có ý nghĩa sinh tử, tồn vong, sống hay không sống. ( 2 điểm) 5. Tác giả cảnh báo các nguy cơ của thái độ xa lánh, chia rẽ, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS dẫn tới mục tiêu phòng chống HIV/AIDS của chúng ta sẽ không thể hoàn thành. Và chính bằng cách đó, C. An-nan đã cổ động nhiệt tình cho sự đối xử ấm áp, gần gũi đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS. C. An-nan đã kêu gọi mọi người hãy đối xử bình đẳng, gần gũi đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS vì đó là cách mà con người có thể chủ động phòng chống căn bệnh này có hiệu quả. ( 2 điểm)
  7. BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 4 MÔN : NGỮ VĂN 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về một văn bản mới. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Nhận diện - Hiểu chủ đề của Nhận thức của cá nhân phong cách văn bản. về vấn đề đặt ra từ văn Đọc – hiểu ngôn ngữ của - Hiểu được thông bản. văn bản. điệp của tác giả. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 2,0 5,0 3,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 50% 30% 100% IV. Đề kiểm tra Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ", có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác. (Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ) Hãy đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi: 1. Đoạn văn được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ nào? 2. Đoạn văn nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào? 3. Từ 2 câu sau: - Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. - Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, Tác giả muốn nêu lên điều gì về việc sử dụng chữ viết dân tộc trong quảng cáo của người Hàn Quốc và của người Việt Nam? 4. Từ đoạn văn trên, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải làm gì? HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ báo chí, bàn vấn đề mang tính thời sự về một thực trạng hiện nay ở nước ta. (2đ) Mức đầy đủ: Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý. Mức không đầy đủ Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ.
  8. Mức không tính điểm: Mã 0: Có câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. 2. Đoạn văn trên nói về vấn đề: Tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh đang lấn lướt tiếng Việt trên các biển hiệu và quảng cáo. (1,5đ) - Quan điểm của tác giả: phê phán tình trạng lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài, nhất là tiếng Anh, một cách không cần thiết, gây khó khăn cho người đọc, ảnh hưởng đến nét đẹp của văn hóa Việt. (1,5đ) Mức đầy đủ: Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý. Mức không đầy đủ Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ. Mức không tính điểm: Mã 0: Có câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. 3. Tác giả muốn đề cao ý thức người Hàn Quốc trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc qua việc sử dụng chữ Triều Tiên, phê phán thực trạng lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài của người Việt như xu hướng lai căng, vọng ngoại, làm giảm sút tình yêu tiếng Việt.(2đ) Mức đầy đủ: Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý. Mức không đầy đủ Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ. Mức không tính điểm: Mã 0: Có câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. 4. HS nêu suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như: giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt khi nói, viết ( phát âm chuẩn, dùng từ chính xác ); trân trọng tiếng Việt chính là giữ gìn bản sắc văn hóa, là lối sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay. (3đ) Mức đầy đủ: Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý. Mức không đầy đủ Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ. Mức không tính điểm: Mã 0: Có câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời.