Bài tập môn Vật lý Lớp 10 - Chuyển động thẳng đều

doc 6 trang thungat 5670
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Vật lý Lớp 10 - Chuyển động thẳng đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_vat_ly_lop_10_chuyen_dong_thang_deu.doc

Nội dung text: Bài tập môn Vật lý Lớp 10 - Chuyển động thẳng đều

  1. BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẮNG ĐỀU (BUỔI 1) Câu 1: Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc v2 = 15m/s. AB = 100m. a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB , gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B , gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B .Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật. b. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau. c. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m Câu 2: Lúc 5 giờ hai xe ôtô xuất phát đồng thời từ 2 địa điểm A và B cách nhau 240 km và chuyển động ngược chiều nhau. Hai xe gặp nhau lúc 7 giờ. Biết vận tốc xe xuất phát từ A là 15 m/s. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc toạ độ tại A. a. Tính vận tốc của xe B. b. Lập phương trình chuyển động của 2 xe. c. Xác định toạ độ lúc 2 xe gặp nhau Câu 3: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 20 km trên một đường thẳng đi qua B, chuyển động cùng chiều theo hướng A đến B. Vận tốc của ôtô xuất phát từ A với v1 = 60 km/h, vận tốc của xe xuất phát từ B với v2 = 40 km/h. a. Viết phương trình chuyển động. Xác định vị trí và thời điểm mà 2 xe đuổi kịp nhau. b. Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của 2 xe trên cùng hệ trục. Câu 4:Lúc 6h ôtô thứ nhất đi từ thành phổA đến thành phổ B với tốc độ 45km/h. Sau khi chạy được 40 phút xe dừng lại tại một bến xe trong thời gian 10 phút. Sau đó lại tiếp tục chạy với tốc độ như ban đầu. Lúc 6h50 phút, ôtô thứ 2 khởi hành từ thành phổ A đi về B với tốc độ 60km/h. Coi chuyển động của 2 xe lkà thẳng đều. Chọn trục 0x có phương trùng với phươngchuyển động, gốc tại A, chiều từ A đến B. Gốc thời gian lúc xe ôtô xuất phát từ thành phổ A a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. Từ phương trình chuyển đống suy ra thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau? b) Dựa vào phương trình chuyển động câu a, vẽ đồ thị chuyển động của 2 xe trên cùng một trục tọa độ? c) Viết phương trình chuyển động 2 xe trong trường hợp chọn gốc thời gian lúc xe thứ 2 xuất phát Câu 5: Một oto khởi hành từ Hà nội vào lúc 8 giờ sáng, chạy theo hướng Bắc Nam với tốc độ không đổi 60km/h. Sau khi đi được 45 phút , xe dừng lại 15 phút rồi tiếp tục chạy với tốc độ không đổi như lúc đầu. Lúc 8 giờ 30 phút sáng một ô tô thứ 2 khởi hành từ Hà Nội đuổi theo xe thứ nhất với tốc độ không đổi là 70km/h a) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe theo thời gian trên cùng 1 trục tọa độ? b) Hai xe gặp nhau lúc nào, ở đâu? Câu 6: Lúc 10h sáng, một người đi xe đạp với tốc độ 10km/h thì gặp 1 người đi bộ ngược chiều với tốc độ 5km/h trên cùng một đường thẳng. Lúc 10h30 phút, người đi xe đạp dừng lại nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với tốc độ như ban đầu. Coi chuyển động của 2 người là thẳng đều. a) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai chuyển động nói trên? b) Xác định thời điểm hai người gặp nhau lần thứ 2? Câu 7: Lúc 9h sáng, một ô tô chạy từ A đến B với tốc độ không đổi 60km/h. Sau khi đi được 45 phút, xe dừng lại 15 phút rồi chạy với tốc độ ban đầu. Lúc h30 mọt ô tô thứ 2 khởi hành tại B đi về A với tốc độ không đổi 70km/h để gặp xe thứ nhất. Biết AB = 145km. a) Vẽ đồ thị tọa độ chuyển động của hai xe? b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau? Câu 8: Một người đứng ở A cách đường quốc lộ BC một đoạn h = 100m nhìn thấy một ôtô vừa đến B cách mình d = 500m đang chạy trên đường với vận tốc v1 = 50km/h. Đúnglúc nhìn thấy xe thì người ấy chạy theo hướng AC với vận tốc v2 20 a) Biết v2 = (km / h) , tìm góc 3 b) Góc bằng bao nhiêu thì v2 có giá trị cực tiểu? Tính vận tốc cực tiểu đó? Câu 9: Trong hệ tọa độ x0y, có hai vật nhỏ A và B chuyển động thẳng đều. Lúc bắt đầu chuyển động, vật A ở 0 cách B khoảng 100m. Biết vận tốc của vật A là 6m/s theo hướng 0x và của vật B là 2m/s theo hướng 0y
  2. a) Viết pương trình chuyển động của mỗi vật theo tọa độ riêng của chúng b) Sau thời gian bao lâu kể từ khi bắt đầu chuyển động, hai vật A và B lại cách nhau 100m? c) Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật A và B? Câu 10: Hai chất điểm chuyển động thẳng đều trên hai trục 0x và 0y y vuông góc với nhau. Tại thời điểm t = 0, vật (1) đang ở A cách 0 một đoạn x0 = 100m, vật (2) đang ở B cách 0 một đoạn y0 =120m, B hai vật cùng chuyển động hướng về 0 với các vận tốc vật (1) là 4m/s, vật (2) là 3m/s. v2 a) Tìm khoảng cách giữa hai vật tại thời điểm t = 10s b) Tìm khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật? Xác định vị trí của vật (1) khi đó v1 A 0 BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU x (BUỔI 2) Bài 1: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: x 80t2 50t 10 (cm,s) a) Tính gia tốc của chuyển động. b) Tính vận tốc lúc t =1 (s) c) Định vị trí của vật khi vật có vận tốc là 130cm/s Bài 2: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương trình: x 4t2 20t (cm,s) a) Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 2(s) đến t2 5(s .) Suy ra vận tốc trung bình trong khoảng thời gian này. b) Tính vận tốc lúc t = 3(s). Bài 3: Một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều xác định và có phương trình chuyển động là x=5+10t – 8t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây). a) Xác định loại chuyển động của chất điểm. b) Xác định vận tốc của vật tại thời điểm t=0,25s. c) Xác định quãng đường vật đi được sau khi chuyển động được 0,25s kể từ thời điểm ban đầu. d) Xác định khoảng thời gian kể từ khi vật bắt đầu chuyển động đến khi nó dừng lại. Bài 4: Một vật chuyển động thẳng theo một chiều xác định và có phương trình vận tốc là v=5+2t (v đo bằng m/s, t đo bằng giây). a) Xác định loại chuyển động của chất điểm. b) Xác định vận tốc của vật tại thời điểm t=0,5s. c) Xác định quãng đường vật đi được sau khi chuyển động được 0,75s kể từ thời điểm ban Bài 5: Một ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên một đoạn đường thẳng thì chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ô tô đạt vận tốc 20m/s. a)Tính gia tốc của ô tô b)Viết công thức tính vận tốc của ô tô và tính vận của ô của tô sau 30s tăng tốc c) Tính quãng đường đi được sau 30s kể từ khi tăng tốc d) Tính vận tốc trung bình của ô tô trong 30s chuyển động, so sánh với trung bình cộng giá trị vận tốc ở đầu và cuối quãng đường. Bài 6: Một ô tô đang chạy với vận tốc 36km/h thì xuống dốc nhưng mất phanh chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 xuống hết đoạn dốc 960m a) Tính khoảng thời gian ô tô chạy hết đoạn dốc. b) Vận tốc của ô tô ở cuối đoạn dốc Bài 7: Một viên bi đang chuyển động với vận tốc 2m/s thì chuyển động chậm dần đều với gia tốc a =0,4m/s 2. Chọn t = 0 là lúc viên bi chuyển động chậm dần đều a) Xác định khoảng thời gian sau đó để viên bi dừng lại. b) Tính quãng đường viên bi đi được từ t = 0 đến khi dừng lại. c) Tính quãng đường viên bi đi được kể từ t = 0 đến khi vận tốc của nó là 1,2m/s. d) Xác định quãng đường đi được của bi trong giây đầu tiên và trong giây cuối cùng.
  3. Bài 8: Một vật bắt đầu trượt nhanh dần đều từ đỉnh dốc đến chân dốc nhanh dần đều hết thời gian 5s và tại chân dốc vật có vận tốc 10m/s. Nó tiếp tục chạy chậm dần đều sau 10s nữa thì dừng lại. Tính gia tốc của vật trên mỗi giai đoạn. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật Bài 9:Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 125m thì vận tốc ôtô chỉ còn bằng 10m/s. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của xe, mốc thời gian lúc xe bắt đầu hãm phanh. Hãy tính: a.Gia tốc của ôtô. b.Thời gian ôtô chạy thêm được 125m kể từ khi bắt đầu hãm phanh. c.Thời gian chuyển động đến khi xe dừng hẳn. Bài 10: Thang máy bắt đầu đi lên theo 3 giai đoạn: Nhanh dần đều không vận tốc ban đầu với gia tốc 2m/s2 trong 1s; Đều trong 5s tiếp theo; Chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại hết 2s. Tìm: a) Vận tốc của chuyển động đều. b) Quãng đường tổng cộng mà thang máy đi được. c) Vận tốc trung bình của thang máy trong suốt thời gian chuyển động. d) Vẽ đồ thị của vận tốc, gia tốc của thang máy trong 3 giai đoạn trên Bài 11:Một máy bay phản lực khi hạ cánh có vận tốc tiếp đất là 100 m/s. Để giảm bớt tốc độ khi chạy trên đường băng, độ lớn gia tốc cực đại của máy bay có thể đạt được là 5 m/s2. a.Tính thời gian nhỏ nhất cần thiết để máy bay dừng hẳn lại kể từ lúc tiếp đất. b.Đường băng của một sân bay dài 900m. Hỏi máy bay nói trên có thể hạ cánh xuống đường băng này một cách an toàn không? Vì sao? Bài 12:Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết những quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp và bằng 3 s thì chênh lệch nhau một lượng không đổi và bằng 54 m. Xác định gia tốc của vật. Bài 13:Một xe máy chuyển động chậm dần đều lên dốc, sau 3(s) vận tốc của nó còn lại 10(m/s) và sau khi đi được đoạn đường dài 62,5(m) thì nó dừng lại trên dốc. Thời gian xe máy đi từ lúc lên dốc đến lúc dừng lại là bao nhiêu ? Bài 14. Một xe ô tô đi đến điểm A thì tắt máy. Hai giây đầu tiên khi đi qua A nó đi được quãng đường AB dài hơn quãng đường BC đi được trong 2 giây tiếp theo 4 m. Biết rằng qua A được 10 giây thì ô tô mới dừng lại. Tính vận tốc ô tô tại A và quãng đường AD ô tô còn đi được sau khi tắt máy. Bài 15: Ba giây sau khi bắt đầu lên dốc tại A vận tốc của xe máy còn vB = 10m/s. Tìm thời gian từ lúc xe máy bắt đầu lên dốc cho đến khi nó dừng lại tại C. Cho biết từ khi lên dốc xe chuyển động chậm dần đều và đã đi được đoạn dốc dài 62,5m? Bài 16: Một xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đoạn đường AD dài 28m. Sau khi đi qua A được 1s, xe tới B với vận tốc 6m/s. 1s trước khi tới D, xe ở C có vận tốc 8m/s. Tìm gia tốc của xe, thời gian xe đi trên đoạn đường AD và chiều dài đoạn CD? Bài17: Một vật chuyển động dần đều cho đến khi dừng lại. Biết quãng đường đi được trong giây đầu tiên dài gấp 15 lần quãng đưỡng đi được trong giây cuối cùng và quãng đường vật đi được 25,6m. Tìm gia tốc và vận tốc đầu của vật? Bài 18: Một chất điểm chuyển động chậm dần đều.Tìm thời gian chuyển động cho đên khi dừng lại. Biết quãng đường chất điểm đi được trong 2s đầu dài hơn quãng đường chất điểm đi được trong 2s cuối là 36m và tổng quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian đó là 40m Câu 19: Một vật chuyển động nhanh dần đều theo đường thẳng MN. Đánh dấu điểm A trên đoạn MN. Đo quãng đường vât đi được tiếp từ A người ta thấy: Đoạn AB = 9,9cm vật đi mất thời gian 3s; đoạn AC = 17,5cm mất thời gian 5s. Xác định gia tốc của vật và thời gian của vật kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi vật tới A Câu 20: Một chất điểm chuyển động theo đường thẳng có vận tốc đầu v0 = 2m/s, chuyển động đều trong khoảng 2 2 thời gian t1 = 3s; chuyển động với gia tốc a2 = 2m/s trong thời gian t2 = 2s; với gia tốc a3 = 1m/s trong thời gian 2 t3 = 5s; với gia tốc a4 = -3m/s trong thời gian t4 = 2s và cuối cùng chuyển động đề trong thời gian t5 = 3s. a. Tính vận tốc cuối vc và quãng đường đi được b. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian, tìm lại quãng đường từ đồ thị? Câu 21: Một vật chuyển động chậm dần đều trên đoạn đường ABCD, với AB = BC = CD = s và dừng lại ở D. Biết thời gian vật đi hết BC là 10s. a. Tìm thời gian vật đi hết đoạn đường ABCD? b. Nếu vA= 3,87m/s thì đoạn đường ABCD dài bao nhiêu?
  4. Câu 22:Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều đi qua 4 điểm A, B, C, D biết AB = BC = CD = 50cm. v v vận tốc tại C là .v B D 20cm / s2 C 2 a. Tính gia tốc của chuyển động? b. Tìm thời gian chuyển động từ A đến B Câu 23: Một chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều trên 3 đoạn đường liên tiếp dài bằng nhau AB = BC = CD và dùng lại ở D.Thời gian chuyển động hết quãng đường BC là 10s. a) Tính thời gian chuyển động trên quãng đường AB và CD, biết khi đi hết đoạn thứ 3 thì chất điểm vừa kịp dừng lại? b) Nếu vận tốc ở A là 3m/s thì quãng đường AD dài bao nhiêu? Câu 24: Trên dốc nghiêng dài L, người ta thả đồng thời hai quả cầu giống nhau. Quả thứ nhất bắt đầu từ đỉnh dốc, quả thứ 2 cách quả thứ nhất 1,6m. Khi quả cầu thứ nhất đến chân dốc thì quả cầu thứ 2 cách quả thứ nhất 1,2m. Cho rằng sau khi đến chân dốc các quả cầu chuyển động đều sang mặt phẳng ngang với vận tốc bằng vận tốc ở chân dốc nghiêng. Tìm L? Bài 5: Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120m và chuyển động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp. Ô tô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s 2, xe đạp chuyển động đều. Sau 40s ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc xe đạp (xem như chuyển động đều) và khoảng cách hai xe sau thời gian 60s. Câu 12: Xe thứ nhất bắt đầu xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu bằng không, gia tốc 0,5m/s2. Đúng lúc đó xe thứ hai chuyển động thẳng nhanh dần đều vượt qua nó với tốc độ 5m/s và gia tốc 0,3m/s2. Khi xe một đuổi kịp xe hai thì tốc độ của mỗi xe là bao nhiêu và mỗi xe chạy được đoạn đường là bao nhiêu kể từ A? Câu 13: Vật một xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s, gia tốc 1 m/s 2 hướng về B. Sau 2 giây, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu về A với gia tốc 2m/s2. Khoảng cách AB=134m. a. Lập phương trình chuyển động của hai vật trong cùng một hệ quy chiếu b. Tìm thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau, tốc độ mỗi vật khi đó và quãng đường mỗi vật đã đi được kể từ lúc vật thứ nhất xuất phát c. Tìm thời điểm khoảng cách giữa hai vật là 50m. Câu 14a: Một người đi xe đạp lên dốc(qua điểm A) chậm dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Cùng lúc đó, một người khác cũng đi xe đạp xuống dốc nhanh dần đều (qua điểm B) với vận tốc đầu 3,6km/h. Độ lớn gia tốc của hai xe bằng nhau và bằng 0,2m/s2. Khoảng cách ban đầu hai xe AB = 120m. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe với cùng một gốc tọa độ, gốc thời gian và chiều dương. b) Tìm vị trí và thời gian hai xe gặp nhau kể từ khi bắt đầu chuyển động? Câu 14b: Một vật chuyển động dần đều cho đến khi dừng lại. Biết quãng đường đi được trong giây đầu tiên dài gấp 15 lần quãng đưỡng đi được trong giây cuối cùng và quãng đường vật đi được 25,6m. Tìm gia tốc và vận tốc đầu của vật? Câu 15: Thang máy của một tòa nhà cao tầng bắt đầu đi xuống với vận tốc ban đầu bằng 0 với ba giai đoạn liên tiếp:
  5. Giai đoạn 1: chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 12,5m thì đạt vận tốc 5m/s. Giai đoạn 2: chuyển động đều trên đoạn đường 25m Giai đoạn 3: chuyển động chậm dần đều và dừng lại cách nơi xuất phát 50m a) Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn. b) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thang máy. Câu 2: Một người đi xe đạp lên dốc(qua điểm A) chậm dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Cùng lúc đó, một người khác cũng đi xe đạp xuống dốc nhanh dần đều (qua điểm B) với vận tốc đầu 3,6km/h. Độ lớn gia tốc của hai xe bằng nhau và bằng 0,2m/s2. Khoảng cách ban đầu hai xe AB = 120m. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe với cùng một gốc tọa độ, gốc thời gian và chiều dương. b) Tìm vị trí và thời gian hai xe gặp nhau kể từ khi bắt đầu chuyển động? Câu5:Lúc 7h, hai vật cùng qua A và B cách nhau 125m và chuyển động đi ngược chiều nhau . Vật qua A có vận tốc là 4m/s và gia tốc 2m/s2, vật qua B có vận tốc là 6m/s và gia tốc 4m/s2 . Biết các vật chuyển động nhanh dần đều a. Viết phương trình chuyển động của các vật b. Xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau c.Tính vận tốc vật 1 khi đến B và vận tốc vật 2 khi đến A. Câu 6. Lúc 8 giờ sáng một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại điểm B cách A 560 m, một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe. b) Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau. c) Hãy cho biết xe thứ nhất dừng lại cách A bao nhiêu mét. Bài 1:Lúc 7h, hai vật cùng qua A và B cách nhau 125m và chuyển động đi ngược chiều nhau . Vật qua A có vận tốc là 4m/s và gia tốc 2m/s2, vật qua B có vận tốc là 6m/s và gia tốc 4m/s2 . Biết các vật chuyển động nhanh dần đều c. Viết phương trình chuyển động của các vật d. Xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau c.Tính vận tốc vật 1 khi đến B và vận tốc vật 2 khi đến A. Bài 2. Lúc 8 giờ sáng một ô tô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại điểm B cách A 560 m, một xe thứ hai bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe. b) Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau. c) Hãy cho biết xe thứ nhất dừng lại cách A bao nhiêu mét. Bài 4: Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,025m/s 2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,02m/s 2. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc hai xe xuất phát. a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. c) Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau. Bài 9: Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2. Cùng lúc đó một ô tô lên dốc với vận tốc ban đầu 72km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4m/s 2. Chiều dài dốc là 570m. a) Viết phương trình c huyển động của mỗi xe với cùng một gốc tọa độ, gốc thời gian. b) Xác định quãng đường mỗi xe đi được cho tới lúc gặp nhau. Câu 8. Có hai điểm A và B cách nhau 300m. Khi vật thứ nhất đi qua A với vận tốc 20 m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1m/s2 thì vật thứ hai bắt đầu đều từ B về A với vận tốc v2 =8 m/s. a) Viết phương trình tọa độ của hai vật trên cùng một trục tọa độ. (Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật thứ nhất qua A). b) Khi hai vật gặp nhau thì vật thứ nhất còn chuyển động không? Xác định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau. Khi đó vận tốc của vật thứ nhất là bao nhiêu. c) Khi vật thứ hai đến A thì vật thứ nhất ở đâu, vận tốc là bao nhiêu? x2 A O x1 B
  6. Câu 11: Hai xe ô tô bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều hướng đến một ngã tư như hình vẽ. Tại thời điểm ban đầu, xe 1 ở A với OA x01 và có gia tốc a1; xe 2 ở B với OB x02 và có gia tốc a2. 2 1. Cho a1 = 3m/s , x01 = -15m; 2 a2= 4m/s , x02 = -30m a) Tìm khoảng cách giữa chúng sau 5s kể từ thời điểm ban đầu. b) Sau bao lâu hai chất điểm lại gần nhau nhất? Tính khoảng cách giữa chúng lúc đó