Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_tai_nha_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_4.doc
Nội dung text: Bài tập ôn tập tại nhà môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4
- Ngày 20;21 tháng 4 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1. Kết quả của phép tính 103 x 9 là: A. 107 B. 907 C. 917 D.927 Câu 2. Có 56 lít dầu chứa đều trong 8 can. Hỏi 1 can chứa được bao nhiêu lít dầu? A. 49 lít B. 50 lít C. 7 lít D. 448 lít Câu 3. Trình tự sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn của các số 78; 192; 496; 385; 981;108 là: A. 192; 108; 385; 496; 78; 981 B.78; 108; 385; 496; 192; 981 C. 78; 108; 192; 385; 496; 981 D. 981; 496; 385; 192; 108; 78 Câu 4. Cho hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Chu vi hình chữ nhật là: A. 75m B. 25m C. 150m D.100m Câu 5. Giá trị của biểu thức 234 + 123 x 3 là: A. 1000 B. 603 C. 630 D.970 Câu 6. Hình vẽ bên có: A. 3 tam giác và 1 tứ giác B. 3 tam giác và 2 tứ giác. C. 4 tam giác và 1 tứ giác. D. 4 tam giác và 2 tứ giác. Câu 7: Đặt tính rồi tính a. 69688 – 2069 b. 249 + 55876 c. 1468 x4 d. 5601 : 6 Câu 8: Khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 124m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. a.Tính chu vi khu đất đó? b. Tính diện tích khu đất đó. Bài giải 1
- Câu9: Tìm y a. y x 7 = 1095 – 52 b. 5259 – y = 289 c. 456 : y = 4 d. (y-23) : 7 = 252 Câu 10: Năm nay mẹ 36 tuổi, con ít hơn mẹ 30 tuổi. Hỏi tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? Bài giải Câu 11: Tìm số bị chia trong phép chia có dư, biết thương là số lớn nhất có 2 chữ số và số chia là 4, số dư là số dư lớn nhất có thể. MÔN TIẾNG VIỆT Phần 1: Luyện từ và câu: Câu 1. Những thành ngữ nào là cách gọi người Việt Nam ta ? A. Con Rồng cháu Tiên B. Con cháu Lạc Hồng C. Con vua cháu chúa D. Con cháu vua Hùng Câu 2. Trong từ “đồng bào” ,“đồng”có nghĩa là cùng. Trong các từ sau, từ nào có tiếng “đồng” có mang nghĩa là cùng ? A. đồng chí C. đồng ruộng E. đồng bạc H. đồng quê B. đồng tâm D. đồng lòng G. đồng hương Câu 3. Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “Đồng bào Việt Nam ta phải coi nhau như ” để tạo so sánh đúng ? A. ruột thịt B. anh em một nhà C. tay với chân D. măng ấp bẹ Câu 4. Em hãy đặt một câu có hình ảnh so sánh chỉ đặc điểm của một bạn trong lớp: 2
- Phần 2 : Đọc hiểu : Đọc thầm bài văn sau: CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen dưới nước. Nàng là dòng tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1.Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kết hợp đẹp đẽ của mối tình Lạc Long Quân và Âu Cơ ? A. Là sự kết hợp của lửa và nước, của các thế lực mạnh mẽ. B. Là sự kết hợp của nước và gió, của sức khỏe và tài năng. C. Là sự kết hợp của sông nước và núi cao, giữa sức mạnh, tài năng và sắc đẹp. D. Ta thuộc nòi Rồng vốn quen dưới nước. Nàng là dòng tiên quen chốn non cao. Câu 2. Nàng Âu Cơ sinh ra một trăm người con như thế nào ? A. Nàng sinh ra một trăm người con trai khỏe mạnh. B. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng nở ra thành một trăm người con trai hồng hào khỏe mạnh, đẹp đẽ lạ thường. C. Nàng sinh ra một trăm cái trứng, mỗi cái trứng nở ra thành một người con trai đẹp đẽ. D. Nàng sinh lần lượt được trăm người con. Câu 3. Khi chia tay, Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định điều gì ? A. Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. B. Lạc Long Quân sẽ đưa tất cả các con xuống biển. C. Âu Cơ sẽ đưa tất cả các con lên núi. D. Quyết định cho các con tỏa đi khắp nơi. Câu 4. Những cách nói nào của người Việt nhắc đến nguồn gốc của mình theo sự tích này ? A. Tự xưng con cháu Bác Hồ. B. Tự xưng mình là con cháu bà Trưng , bà Triệu. C. Thân mật gọi nhau là “đồng bào” . D. Tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên. Câu 5. Theo truyền thuyết, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ trở thành những người đầu tiên của các dân tộc khác nhau trên đất nước ta. Em hãy khoanh vào những từ nào dưới đây không phải là tên gọi của các dân tộc đó ? Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng, Tác-ta, Hmông, Dao, Gia-rai, Mơ-nông, Ê-đê, Do Thái, Ba-na, Xơ-đăng, Kơ-ho, Chăm, 3
- Câu 6. Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì ? A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. B. Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của mình; các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà. C. Tình yêu biển của Lạc Long Quân. D. Tất cả các ý trên. Câu 7. Tìm và viết lại một câu trong bài có từ chỉ đặc điểm: Câu 8. Trong câu chuyện trên, em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ? Phần 3: Chính tả: Câu 1: Em hãy nghe viết bài chính tả: “Tiếng đàn”. SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 54-55 ( Từ Tiếng đàn bay ra vườn đến hết) Câu 2. Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống : a) l hoặc n - úa ếp/ - o ắng/ - e ói/ - ời ói/ b) en hoặc eng - giấy kh / - thổi kh / - cái x / - đánh k / 4
- Ngày 22;23 tháng 4 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1: Chữ số 7 trong số 5786 có giá trị là: A. 70 B. 700 C. 7 D. 5786 Câu 2: Giá trị của biểu thức (65 + 17) : 2 là A. 42 B. 41 C. 23 D. 40 Câu 3: Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm 6m 8cm = cm là A. 68 B. 680 C. 608 D. 806 Câu 4: Cạnh của hình vuông là 7 cm, vậy chu vi hình vuông là: A. 18 cm B. 28 m C. 40 cm D. 28 cm Câu 5: Đặt tính rồi tính a. 2049 x 4 b. 3546 + 46158 c. 9264 : 3 d. 8454 - 685 Câu 6: Tìm y a. y x 6 = 840 b.450 – y : 3 = 150 c. y : 9 = 107 d. (5450-44) : y = 6 Câu 7: Tính giá trị các biểu thức sau: (1073+ 79) : 8 1032 +(3437 - 279) 2054x(36:6) Câu 8: Mảnh vải đỏ dài 8m, mảnh vải xanh dài gấp 4 lần mảnh vải đỏ. Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu mét? Bài giải 5
- Câu 9: Một quyển truyện dày 450 trang. Hà đã đọc được số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang truyện nữa mà Hà chưa đọc? Bài giải ĐƯỜNG VÀO BẢN Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn hẳn sẽ hẹn ngày quay lại. Theo Vi Hồng Dựa theo nội dung của bài văn trên khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng mỗi câu sau: Câu 1: Đoạn văn trên tả vùng nào? A. Vùng núi. B. Vùng biển. C. Vùng đồng bằng. D. Vùng trung du. Câu 2: Mục đích của đoạn văn trên là tả cái gì? A. Tả con suối. B. Tả con đường. C. Tả ngọn núi. D. Tả cánh rừng Câu 3: Vật gì nằm ngang đường vào bản? A. Một ngọn núi. B. Một rừng vầu. C Một con suối. D.Một bãi đá. Câu 4: Đoạn văn trên có mấy hìnhảnh so sánh? Viết lại các hình ảnh so sánh đó. A. Một hình ảnh. B. Hai hình ảnh. C. Ba hình ảnh. D. Bốn hình ảnh. Câu 5: Ghi lại một câu không có hình ảnh so sánh trong bài văn trên? 6
- Câu 6: Đoạn văn trên có mấy câu văn? A. 5 câu B. 6 câu C. 7 câu D. 8 câu Câu 7: Câu văn: “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.” thuộc mẫu câu nào? Câu 8: Cây vầu thuộc họ với cây nào? A. Cây bạch đàn. B. Cây dừa . C. Cây ăn quả. D. Cây tre, cây nứa. 2. Chính tả: Câu 1: Em hãy nghe viết chính tả bài: “Một nhà thông thái”. SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 37 Câu 2. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - che ở / - cách .ở / . - ơ trụi / - ơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao s / . - dấu ng . kép / . - lạ h / - mùi hăng h / . c) s hoặc x - sản uất / - sơ uất/ - ơ dừa/ - ơ lược/ d) ươn hoặc ương - mãi tr / - tr tới/ - giọt s / -s núi/ 7
- Ngày 24;25 tháng 4 Họ và tên: lớp: 3A7. MÔN TOÁN Câu 1. Kết quả của phép tính 657:9 là: A. 73 B. 13 C. 63 D. 53 Câu 2. Một hình vuông có độ dài một cạnh là 35cm. Chu vi của hình vuông đó là: A. 70cm B. 140dm C. 70dm D. 140cm Câu 3. 4km3hm = dam. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 43 B. 403 C. 430 D. 34 Câu 4. Hình vẽ sau có . hình tứ giác. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Phép chia 563 : 5 có số dư là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6.231 : x = 51 – 48. Giá trị của x là: A. 639 B. 693 C. 77 D. 58 Câu 7. Có 135 chiếc kẹo được chia đều vào 5 túi. Hỏi 8 chiếc túi như thế đựng được bao nhiêu chiếc kẹo? A. 206 chiếc kẹo B. 226 chiếc kẹo C. 216 chiếc kẹo D. 236 chiếc kẹo Phần 2: Tự luận Câu 8. Đặt tính rồi tính: a. 456 + 12247 b. 485 - 138 c. 104 x7 d. 549 : 4 Câu 9. Tính giá trị của biểu thức: a. 345 - 87 : 3 b. 475 + 384 x 3 c. 500kg : 2 – 150kg Câu 10. Tìm x: a. (x-15) : 5 = 164 b. 8984 : x = 8 c. 3565 + x =10000 8
- Câu 11.Một cửa hàng có 165kg gạo. Sau khi bán 45kg gạo, người đó san đều số gạo còn lại vào 8 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài giải Câu 12. Anh có 69 viên bi, số bi của em bằng số bi của anh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi? Bài giải Câu 13. Ngày 18 tháng 3 là thứ tư. Hỏi ngày 27 tháng 3 cùng năm đó là thứ mấy? Câu 14. Tìm hiệu của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau với số bé nhất có 4 chữ số khác nhau. MÔN TIẾNG VIỆT Chú Trống Choai Kéc ! Kè ! Ke ! e e ! Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ Gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “ Tuyệt ! Tuyệt ! Tuyệt !”, tỏ vẻ thán phục lắm. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn. Sưu tầm Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài: 9
- Câu 1:Tác giả tả những bộ phận nào của chú gà Trống Choai? A. Mào, cánh B. Đôi chân, đuôi C. Đuôi, cánh D. Mào, đuôi Câu 2:Hình dáng Trống Choai bây giờ khác hồi nhỏ ở những điểm nào? A. Đuôi đã có dáng cong cong. Cái mào của Trống Choai to hơn trước. B. Đuôi Trống Choai đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như trước, bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. C. Đôi cánh đã có duyên. Cái mỏ của Trống Choai cứng hơn trước. D. Đuôi có dáng cong cong. Câu 3:Em hãy gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu “Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa.” Câu 4: Đuôi chú Trống Choai bây giờ thế nào? A. Thẳng đuồn đuột B. Dáng cong cong C. Chưa cứng cáp D. Đuôi có duyên lắm rồi. Câu 5 : Những từ ngữ: phóc một cái, nhảy tót lên, phóc lên nói lên điều gì về Trống Choai? A. Trống Choai có thân hình to lớn B. Trống Choai khỏe mạnh, nhanh nhẹn. C. Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. D. Trống Choai còn bé, yếu ớt. Câu 6:Chú Trống Choai có điểm gì đáng yêu? Câu 7:Từ nào chỉ tiếng gáy của gà Trống Choai? A. Kéc ! Kè ! Ke ! e e ! B. Cúc cúc cúc C. Cục ta, cục tác. D. Chiếp chiếp. Câu 8 : Câu "Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi." được viết theo mẫu câu nào dưới đây? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Vì sao? Câu 9:Tìm từ trái nghĩa và đặt câu với các từ sau: chậm, yếu. Chậm > < Câu 10: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai thế nào? sau đây : a. Chú gà trống b. Chiếc cặp sách của em c. cao nhất lớp em. Phần 2: Chính tả: Bài 1:Điền vào chỗ chấm r, d hay gi ? - Bom ơi , đạn .éo - Lòng ộn àng niềm vui - .ắt trâu a đồng - Học hành ỏi ang - Sóng vỗ .ạt ào - Phải ữ gìn vệ sinh - Những thiếu nữ trông thật .uyên áng trong tà áo dài . - ữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy .ây . Bài 2:Em hãy nghe viết đoạn chính tả bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. Sách giáo khoa TV 3 tập 2 trang 60 (Từ Đến giờ xuất phát đến hết) 10
- Phần 3:Tập làm văn: Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những việc mình đã làm để góp phần phòng chống dịch bệnh covid-19 trong thời gian qua. 11