Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11

doc 6 trang thungat 1530
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_11.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11

  1. Bài tập kính thiên văn 1. Phát biểu nào sau đây về tác dụng của kính thiên văn là đúng? A. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật rất nhỏ ở rất xa. B. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật nhỏ ở ngay trước kính. C. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những thiên thể ở xa. D. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật có kích thước lớn ở gần. 2. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính thiên văn là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa kính với vật sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 3. Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. B. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. C. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính. D. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. 5. Với kính thiên văn khúc xạ, cách điều chỉnh nào sau đây là đúng? A. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển kính so với vật sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. D. Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. 6. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: § f1 A. G∞ = Đ/f. B. G∞ = k1.G2∞ C. G D. G f1f2 f2
  2. 7. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f 1 = 120 (cm) và thị kính có tiêu cự f2 = 5 (cm). Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là: A. 125 (cm). B. 124 (cm). C. 120 (cm). D. 115 (cm). 8. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f 1 = 120 (cm) và thị kính có tiêu cự f2 = 5 (cm). Độ bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là: A. 20 (lần). B. 24 (lần). C. 25 (lần). D. 30 (lần). 9. Một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f 1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là: A. 120 (cm). B. 4 (cm). C. 124 (cm). D. 5,2 (m). 10.Một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f 1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác của kính là: A. 120 (lần). B. 30 (lần). C. 4 (lần). D. 10 (lần). 11.Một người mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62 (cm), độ bội giác là 30 (lần). Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là: A. f1 = 2 (cm), f2 = 60 (cm). B. f1 = 2 (m), f2 = 60 (m). C. f1 = 60 (cm), f2 = 2 (cm). D. f1 = 60 (m), f2 = 2 (m). 12.Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặt trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Tiêu cự của thị kính là: A. f2 = 1 (cm). B. f2 = 2 (cm). C. f2 = 3 (cm). D. f2 = 4 (cm). 13.Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5 (đp). Thị kính cho phép nhìn vật cao 1 (mm) đặ trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05 (rad). Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: A. G∞ = 50 (lần). B. G∞ = 100 (lần). C. G∞ = 150 (lần). D. G∞ = 200 (lần). 14. Hãy chọn câu đúng khi nói về kính thiên văn: A.Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật ở rất xa. B.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được. C.Khi quan sát, phải đạt mắt sát sau thị kính. D.Cả A, B, C đều đúng. 15. Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính thiên văn? A.Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa. B.khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được. C.khi quan sát, mắt phải đạt sát sau thị kính. D.Cả A, B, C đều đúng. 16. Kính thiên văn có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó: A.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực rất dài.
  3. C.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực dài. D.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực ngắn 17. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là: f1 = 168 cm; f2 = 4,8 cm. Khoảng cách O1O2 giữa hai kính và độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là: A.O1O2 = 172,8 cm; G = 35. B.O1O2 = 163,2 cm; G = 35. C.O1O2 = 100 cm; G = 30. D.O1O2 = 168 cm ; G = 40. 18. Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104 cm. Một ngưyơì quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cựu của vật kính là 100 cm. Độ bội giác của kính bằng: A.25. B.20. C.10,4. D.Một giá trị khác. 19. Kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có độ bội giác bằng 100. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính lúc này bằng 202cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt bằng A. 198cm; 4cm B. 200cm; 2cm C. 201cm; 1cm D. 196cm; 6cm 20. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính f 1 = 120cm, thị kính f2 = 5cm. Một người mắt tốt quan sát mặt trăng ở trạng thái không điều tiết. Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác và độ bội giác của ảnh khi đó là A. 125cm; 24 B. 115cm; 20 C. 124cm; 30 D. 120cm; 25 21. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính f 1 = 120cm, thị kính f2 = 5cm. Một người cận thị có khoản nhìn rõ từ 15cm đến 50cm quan sát mặt trăng không điều tiết. Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của ảnh khi đó là A. 125cm; 24 B. 120,54cm; 24,6 C. 124,85cm; 26,8 D. 124,55cm; 26,4 22. Chọn phát biểu sai khi so sánh cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn? A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn. B. Thị kính của hai ính giống nhau (đều có tiêu cự ngắn). C. Vật kính và thị kính của kĩnh thiên văn và kính hiển vi bằng đều đồng trục. D. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn nhỏ hơn 23. Chọn phát biểu sai khi nói về sự ngắm chừng của kính hiển vi và kính thiên văn? A. Khi ngắm chừng kính hiển vi, giữa nguyên khoảng cách giữa thị kính và vật kính, làm thay đổi khoáng cách giữa vật và vật kính. B. Khi ngắm chừng kính hiển vi, ta giữ yên vật kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. C. Khi ngắm chừng kính thiên văn, ta giữ yên vật kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. D. Không thể ngắm chừng kính thiên văn bằng cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính. 24. Chọn phát biểu Sai khi nói về kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi? A. Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. B. Khi sử dụng, người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính. C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực viễn. D. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận
  4. 25. Kính thiên văn có hai bộ phân chính là vật kính và thị kính, trong đó: A. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất dài. B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 26. D. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài Vật kính và của một lọai kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là 168cm và 4,8cm. Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tương ứng là A. 172,8cm và 35 B. 163,2cm và 35 C. 100cm và 30 . D. 168cm và 40 27. Một Kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt Đ = 25cm. Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là A. 60 . B. 80 C. 85 . D. 75 28. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự f1 , thị kính có tiêu cự f2 =5cm. Tiêu cự của vật kính được xác định như sau: Trong khoảng từ một vật đến màn cách nhau 4m, người ta thấy chỉ có một vị trí của vật kính cho ảnh rõ nét trên màn. Khoảng cách giữa hai vật kính và thị kính là: A. 95cm . B. 97cm C. 101cm. D. 105cm 29. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự f1 , thị kính có tiêu cự f2 =5cm. Tiêu cự của vật kính được xác định như sau: Trong khoảng từ một vật đến màn cách nhau 6m, người ta thấy chỉ có một vị trí của vật kính cho ảnh rõ nét trên màn. Đô bội giác của kính thiên văn là: A. 20 B. 22 C. 25 . D. 30 30. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự f1 , thị kính có tiêu cự f2 =5cm. Tiêu cự của vật kính được xác định như sau: Trong khoảng từ một vật đến màn cách nhau 4m, người ta thấy chỉ có một vị trí của vật kính cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự của vật kính là: A 102cm B. 100cm C. 96cm D. 92cm 31. Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104cm. Một người quan sát đặt mắt sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính là 100cm. Độ bội giác của kính bằng: A 25 . B. 20 C. 10,4 D. Một giá trị khác. 32. Vật kính và thị kính của một kính thiên văn có độ tụ D1 = 0,5điốp và D2 = 20điốp. Một người mắt có điểm cực viễn cách mắt 45cm đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết. Khoảng cách giữa hai kính đó bằng: A 205cm B. 204,5cm C. 204cm D. Cả A, B, C đều sai. 33. Một kính thiên văn có f1= 120cm , f2 = 5cm. Tìm khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quang sát mặt trăng trong trạng thái không điều tiết và độ bội giác khi đó là: A. 120 cm, 25. B. 124 cm, 30. C. 125 cm, 24. D. 115 cm, 20.
  5. 34. Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính 1,5m, tiêu cự thị kính 6cm. Hỏi khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác khi ngắm chừng vô cực có giá trị nào sau đây: A. O O =156cm ; = 30 , B. O O =156cm ; = 25 . 1 2 G 1 2 G C. O O =165cm ; = 25 . D. O O =165cm ; = 30 1 2 G 1 2 G 35. Kính thiên văn có vật kính f1= 1,2m, thị kính f2 = 4cm, khi ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa hai kính là: A. 120cm B. 110cm C. 124cm D. 104cm 36. Kính thiên văn có vật kính f1= 1,2m, thị kính f2 = 4cm, khi ngắm chừng ở vô cực thì độ bội giác của nó là: A. 30 B. 20 C. 40 D. 10 37. Một người có mắt bình thường dùng kính thiên văn để quan sát Mặt trăng. Người ấy điều chỉnh kính để khi quan sát mắt không phải điều tiết. Khi đó khỏang cách giữa vật kính và thị kính là 90 cm và ảnh có độ bội giác là 17 lần.Tính tiêu cự của vật kính và thị kính ? A. f1= 85 cm ; f2= 10 cm B f1= 80 cm ; f2= 5 cm C. f1= 85 cm ; f2= 5 cm D. f1= 8 cm ; f2= 10 cm 38. Kính thiên văn có vật kính f1= 1,2m, thị kính f2= 4cm. Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt 50cm dùng kính trên để quan sát Mặt Trăng. Khoảng cách giữa hai kính lúc này là: A. 123,7cm . B. 124 C. 132cm. D. 5,2m 39. Kính thiên văn có vật kính f 1= 1,2m, thị kính f 2 = 4cm. Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt 50cm dùng kính trên để quan sát Mặt Trăng. Độ bội giác lúc đó là: A. 30 B. 34,2 C. 32,4 D. 40. 40. Vật kính và thị kính của kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là 1,2m và 5cm. Khoảng cách giữa hai kính phải bằng bao nhiêu để độ phóng đại của ảnh cuối cùng không phụ tuộc và vị trí vật AB trước hệ A. 6,2cm B. 1,15m C. 1,25m D. 105cm 41. Vật kính của kính thiên văn có tiêu cự f1 = 30cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng 15. Tiêu cự của thị kính là A. 2cmB. 1,5cm C. 2,5cm D. 3cm 42. Kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có độ bội giác bằng 100. Khoảng cách giữa vật kính và thị kínhlúc này bằng 202cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt bằng A. 198cm; 4cm B. 200cm; 2cm C. 201cm; 1cm D. 196cm; 6cm 43. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát một chùm sao qua kính thiên văn trong trạng thái không điều tiết. mắt đặt sát sau kính. Vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt bằng 90cm và 2,5cm. Độ bội giác của ảnh cuối cùng là A. 42 B. 40 C. 37,8 D. 38 44. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính f 1 = 120cm, thị kính f2 = 5cm. Một người mắt tốt quan sát mặt trăng ở trạng thái không điều tiết. Khoảng cách giưa hai kính và độ bội giác và độ bội giác của ảnh khi đó là A. 125cm; 24 B. 115cm; 20 C. 124cm; 30 D. 120cm; 25
  6. 45. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính f 1 = 120cm, thị kính f2 = 5cm. Một người cận thị có khoản nhìn rõ từ 15cm đến 50cm quan sát mặt trăng không điều tiết. Khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của ảnh khi đó là A. 125cm; 24 B. 120,54cm; 24,6 C. 124,85cm; 26,8 D. 124,55cm; 26,4 46. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát một chòm sao qua kính thiên văn có tiêu cự vật kính và thị kíh kần lượt là 90cm và 2,5cm, trong trạng thái khong điều tiết. mắt đặt sát sau kính. Độ bội giác của ảnh cuối cùng là A. 37,8B. 36 C. 225 D. 40 47. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f 1 và f2. Điều nào sau đây là sai khi nói về trường hợp ngắm chừng ở vô cực của kính? A. Vật ở vô cực qua kính cho ảnh ở vô cực. f B. Độ bội giác G = 1 . f 2 C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là a = f1 + f2. D. Khi quan sát, mắt bình thường đặt sát sau thị kính phải điều tiết tối đa. 48. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự ngắm chừng của kính hiển vi và kính thiên văn: A. Khi ngắm chừng kính hiển vi, giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính. B. Khi ngắm chừng kính hiển vi, thị kính. C. Khi ngắm chừng kính thiên văn, giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính. D. Không thể ngắm chừng kính thiên văn bằng cách thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. 49. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kính thiên văn: A. Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa. B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được. C. Khi quan sát mắt phải đặt sát sau thị kính. D. Cả A, B và C đều đúng.