Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Vật lý Lớp 10 - Rơi tự do

docx 5 trang thungat 4510
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Vật lý Lớp 10 - Rơi tự do", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_va_tu_luan_mon_vat_ly_lop_10_roi_tu_do.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm và tự luận môn Vật lý Lớp 10 - Rơi tự do

  1. RƠI TỰ DO Biết Câu 1 Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là: A. v 2gh . 2h B. v . g C. v 2gh . 2g D. v . h Câu 2. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là: gt A. h . 2 B. h 2gt . gt 2 C. h . 2 D. h gt . Câu 3. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do: A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở. B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất. C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống. D. Một chiếc lá đang rơi. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chuyển động rơi tự do: A.chuyển động có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống. B. chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực. C. chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 5. Chuyển động nào dưới đây không được coi là rơi tự do nếu được thả: A. một quả táo. B. một mẫu phấn. C. một hòn đá . D. một chiếc lá cây. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Chuyển động nhanh dần đều. C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Công thức tính vận tốc v = g.t2 Câu 7. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất. B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
  2. C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với sự rơi tự do? A. Chuyển động thẳng đều. B. lực cản của không khí lớn. C. có vận tốc v = g.t D.vận tốc giảm dần theo thời gian. HIỂU Câu 9. Chọn đáp án sai. A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0. C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi. D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 10. Tại cùng một vị trí trên trái đất, các vật rơi tự do : A. chuyển động thẳng đều. B. chịu lực cản lớn. C. vận tốc giảm dần theo thời gian. D. có gia tốc như nhau. Câu 11. Chọn câu trả lời sai:Chuyển động rơi tự do: A. công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt B. có phương của chuyển động là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = g và vận tốc đầu vo > 0 1 D. công thức tính quãng đường đi được trong thời gian t là: h = gt2. 2 Câu 12. Khi rơi tự do thì vật sẽ: A. có gia tốc tăng dần. B. rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C. chịu sức cản của không khí lớn hơn so với các vật rơi bình thường khác. D. chuyển động thẳng đều. Câu 13. Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì : A. hai vật rơi với cùng vận tốc. B. vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ. C. vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ. D. vận tốc của hai vật không đổi. Câu 14. Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng? A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn. D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi. VẬN DỤNG THẤP Câu 15. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
  3. A. 9,8 m/s. B. 9,9 m/s. C. 10 m/s. D. 9,6 m/s Câu 16. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2. A. 1s. B. 2s. C. 3 s. D. 4 s. Câu 17. Một vật nặng rơi từ độ cao 45m xuống mặt đất. Tìm thời gian vật chạm đất và vận tốc khi chạm đất? Lấy g = 10 m/s2. A. 3s và 30m/s. B. 3s và 15m/s. C. 15s và 150m/s . D. 15s và 30m/s. Câu 18. Sau 8s một vật rơi tự do chạm đất. Lấy g = 10 m/s 2. Độ cao nơi thả vật và vận tốc của vật khi chạm đất là: A. 340m và 40m/s. B. 40m và 80m/s. C. 640m và 40m/s. D. 320m và 80m/s. Câu 19. Một vật rơi tự do khi chạm đất có vận tốc là 50m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Độ cao nơi thả vật là: A. 125m. B. 250m. C. 50m. D. 25m VẬN DỤNG CAO Câu 20. Sau 5s một vật rơi tự do chạm đất. Lấy g = 10 m/s 2. Quãng đường vật rơi được trong giây cuối là: A. 25m B. 125m. C. 45m. D. 90m. Câu 21. Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng: A. 0,05 s. B. 0,45 s. C. 1,95 s.
  4. D. 2 s. Câu 22. Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất là A. 80 m. B. 35 m. C. 45 m. D. 60 m. Câu 23. Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s 2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là A. 6 s. B. 8 s. C. 10 s. D. 12 s. Câu 24. Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h 1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v 1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là A. h1 = (1/9)h2. B. h1 = (1/3)h2. C. h1 = 9h2. D. h1 = 3h2. TỰ LUẬN Bài 25. Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4(s) . Lấy g = 10(m/s2) . Hãy tính: a/ Độ cao của vật so với mặt đất ? b/ Vận tốc lúc chạm đất ? c/ Vận tốc trước khi chạm đất 1(s) ? d/ Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng ? ĐS: 80(m); 40(m/s); 30(m/s); 35(m) . Bài 26. Một vật rơi tự do từ độ cao 45(m) xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa chạm vào đất. ĐS: t = 3(s); v = 30(m/s) . Bài 27. Từ vách núi, một người buông rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông cho đến lúc nghe tiếng chạm của hòn đá mất 6,5(s) . Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí xem như không đổi và bằng 360(m/s) . Lấy g = 9,8(m/s2) . Hãy tính: a/ Thời gian hòn đá rơi ? b/ Độ cao từ vách núi xuống đáy vực ? ĐS: 6(s); 180(m) . Bài 28. Từ vách núi, một người buông rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông cho đến lúc nghe tiếng chạm của hòn đá mất 4s. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí
  5. xem như không đổi và bằng 330m/s Lấy g = 9,8(m/s2) . Hãy tính độ cao từ vách núi xuống đáy vực ? ĐS: 70,27m. Bài 29. Từ độ cao 51,2(m) thả một vật rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí và lấy v = g(t - t o). a/ Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất ? b/ Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng ? ĐS: 32(m/s); 27(m) . Bài 30. Một vật rơi tự do, trong 2(s) cuối cùng trước khi chạm đất đi được quãng đường 180(m). Tính thời gian rơi và độ cao nơi buông vật ? ĐS: 10(s); 500(m) .