Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7

docx 5 trang thungat 2610
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_cong_nghe_7.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Câu 1: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Tỉa và dặm cây có tác dụng: A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu. B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống. C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Mục đích của việc làm cỏ là: A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại. B. Chống đổ. C. Làm đất tơi xốp. D. Hạn chế bốc hơi nước. Câu 4: Mục đích của việc vun xới là: A. Diệt cỏ dại. B. Diệt sâu, bệnh hại. C. Làm đất tơi xốp. D. Tăng bốc hơi nước. Câu 5: Có mấy phương pháp tưới nước? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 6: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống(liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì? A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa Câu 7: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì? A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa Câu 8: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào? A. Cây có thân, rễ to, khỏe. B. Cây rau màu. C. Cây lúa. D. Tất cả đều đúng. Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào? A. Cây lúa. B. Cây rau màu. C. Cây có thân, rễ to, khỏe. D. Tất cả đều đúng. Câu 10: Quy trình bón phân thúc bao gồm: A. Bón phân. B. Làm cỏ, vun xới. C. Vùi phân vào đất. D. Tất cả các ý trên. BÀI 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Câu 1: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào? A. Thu hoạch lúc đúng độ chín. B. Nhanh gọn. C. Cẩn thận. D. Tất cả các ý trên.
  2. Câu 2: Có mấy phương pháp thu hoạch nông sản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. Câu 4: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. Câu 5: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %? A. 8% B. 9% C. 12% D. 5% Câu 6: Các loại nông sản như lúa, hoa, bắp cải được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. Câu 7: Có mấy phương pháp để bảo quản nông sản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 8: Các loại nông sản như hoa, rau, quả nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất? A. Bảo quản thông thoáng B. Bảo quản kín C. Bảo quản lạnh D. Tất cả đều sai. Câu 9: Có mấy phương pháp chế biến nông sản? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 10: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây? A. Sấy khô B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn C. Muối chua D. Đóng hộp BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ Câu 1: Luân canh là A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ Câu 2: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào? A. Cây hoa hồng B. Cây đậu tương C. Cây bang D. Cây hoa đồng tiền
  3. Câu 3: Có mấy hình thức luân canh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào? A. Cây sen B. Cây bèo tây C. Cây lúa D. Cây khoai lang Câu 5: Năm thứ 1 trồng ngô hoặc đỗ nên từ tháng mấy? A. từ tháng 12 đến 5 B. từ tháng 1 đến 5 C. từ tháng 5 đến 8 D. từ tháng 8 đến 12 Câu 6: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ? A. Tăng độ phì nhiêu B. Điều hòa dinh dưỡng đất C. Giảm sâu bệnh D. Tăng sản phẩm thu hoạch Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào? A. Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng B. Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng C. Cả A và B D. A hoặc B Câu 8: Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng các yếu tố nào? A. Diện tích B. Chất dinh dưỡng C. Ánh sang D. Cả A, B, C. Câu 9: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào? A. từ tháng 12 đến 5 B. từ tháng 1 đến 5 C. từ tháng 5 đến 8 D. từ tháng 8 đến 12 Câu 10: Tăng vụ là như thế nào? A. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất B. Tăng sản phẩm thu hoạch C. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm D. Cả A, B, C đều đúng BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI Câu 1: Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm: A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất vắc-xin. D. Tất cả đều đúng. Câu 2: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào? A. Lợn. B. Chuột. C. Tinh tinh. D. Gà. Câu 3: Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc? A. Vịt. B. Gà. C. Lợn. D. Ngan. Câu 4: Bò có thể cung cấp được những sản phẩm nào sau đây, trừ: A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Da. Câu 5: Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm? A. Vịt. B. Bò. C. Lợn. D. Trâu. Câu 6: Gà có thể cung cấp được những sản phẩm nào sau đây, trừ:
  4. A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Lông. Câu 7: Con vật nào dưới đây có thể cung cấp sức kéo, trừ: A. Trâu. B. Bò. C. Dê. D. Ngựa. Câu 8: Có mấy nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về: A. Các loại vật nuôi. B. Quy mô chăn nuôi. C. Thức ăn chăn nuôi. D. Cả A và B đều đúng. Câu 10: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để: A. Phát triển chăn nuôi toàn diện. B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI Câu 1: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất. B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất. C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất. D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất. Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. B. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 3: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 4: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào? A. Giống kiêm dụng. B. Giống lợn hướng mỡ.
  5. C. Giống lợn hướng nạc. D. Tất cả đều sai. Câu 5: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức: A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình. C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất. Câu 6: Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng bao nhiêu con? A. 40.000 con. B. 20.000 con. C. 30.000 con. D. 10.000 con. Câu 7: Giống lợn Đại Bạch là giống được phân loại theo hình thức: A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình. C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất. Câu 8: Năng suất trứng của giống Gà Lơ go là: A. 150 – 200 quả/năm/con. B. 250 – 270 quả/năm/con. C. 200 – 270 quả/năm/con. D. 100 – 170 quả/năm/con. Câu 9: Năng suất sữa của giống Bò Hà Lan là: A. 3500 – 4000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con B. 1400 – 2100 kg/chu kì ngày tiết sữa/con C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con D. 5000 – 5500 kg/chu kì ngày tiết sữa/con Câu 10: Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là: A. 7,9% B. 3,8 – 4% C. 4 – 4,5% D. 5%