Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề I: Cơ chế di truyền và biến dị - Nguyễn Minh Trị (Có đáp án)

doc 22 trang thungat 6590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề I: Cơ chế di truyền và biến dị - Nguyễn Minh Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_i_co_che_d.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề I: Cơ chế di truyền và biến dị - Nguyễn Minh Trị (Có đáp án)

  1. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). CHUYÊN ĐỀ I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHỦ ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP PHÂN TỬ PHỤ ĐẠO TIẾT 1: BÀI TẬP GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN * Khái niệm và các loại gen: Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN: A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN. B. mang thông tin di truyền của các loài. C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. Câu 2: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là: A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền. Câu 3: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen. Câu 4: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là: A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá. B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc. C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc. D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc. Câu 5: Vùng điều hoà là vùng A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein B. mang thông tin mã hoá các axit amin C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã Câu 6: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp? A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa. C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen. Câu 7: Vùng mã hoá của gen là vùng A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc Câu 8: Vùng kết thúc của gen là vùng A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin D. mang thông tin mã hoá các aa Câu 9: Gen không phân mảnh có A. cả exôn và intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục. C. vùng mã hoá liên tục. D. các đoạn intrôn. Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là: A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành. Câu 11: Intron là A. đoạn gen mã hóa axit amin. B. đoạn gen không mã hóa axit amin. C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn. D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã. Câu 12: Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và intron lần lượt là : A. 25 ; 26. B. 26 ; 25. C. 24 ; 27. D. 27 ; 24. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực? A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) B. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêôtit trên mARN. C. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen. D. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng. Câu 14: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 15: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040 * Mã di truyền: Câu 1: Mã di truyền là: A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin. B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin. C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin. D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin. Câu 2: Bản chất của mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. B. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. C. các axit amin đựơc mã hoá trong gen. D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin. Câu 3: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là A. gen. B. codon. C. triplet. D. axit amin. Trang 1
  2. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 4: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA Câu 5: Có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A? A. 37 B. 38 C. 39 D. 40 Câu 6: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba. Câu 7: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là: A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. B. mã mở đầu:AUG, mã kết thúc:UAA, UAG, UGA. C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. Câu 8: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 9: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ Câu 10: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là: A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin Câu 11: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa. Câu 12: Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4 a/ Để có đủ các loại mã di truyền thì đoạn gen đó ít nhất phải có bao nhiêu nu? A. 60 B. 72 C. 90 D. 120 b/ Để có được 7 loại mã di truyền khác nhau thì đoạn gen đó có số liên kết H ít nhất là: A. 65 B. 78 C. 99 D. 117 * Nhân đôi ADN: Câu 1: Tự nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình: A. Phiên mã B. Tự sao C. Giải mã D. Phiên mã Câu 2: Mục đích của tự nhân đôi ADN là: A. Tạo ra nhiều tế bào mới B. Làm tăng lượng tế bào chất trong tế bào C. Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào D. Chuẩn bị cho sự tổng hợp prôtêin trong tế bào Câu 3: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Câu 4: Câu có nội dung đúng sau đây là: A. ADN nhân đôi theo nguyên tắc “bán bảo tồn” B. Phân tử ADN nhân đôi 1 lần tạo 1 ADN mới C. Trong nhân đôi ADN, loại T mạch gốc liên kết với loại G của môi trường D. ADN nhân đôi dựa vào khuôn mẫu của phân tử ARN Câu 5: Yếu tố nào quy định phân tử ADN tự sao đúng mẫu? A. Nguyên tắc bổ sung giữa nuclêôtit môi trường khi liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc B. Enzim ADN – pôlimeraza C. Xảy ra dựa vào ADN mẹ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 6: Kết luận nào sau đây về ADN là hệ quả của nguyên tắc bổ sung? A. A + G có số lượng nhiều hơn T + X B. A + T có số lượng ít hơn G + X C. A + G có số lượng bằng T + X D. A = T = G = X Câu 7: Điều không đúng khi nói về nhân đôi ADN là: A. Xảy ra vào lúc phân tử ADN ở trạng thái tháo xoắn B. Dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN mẹ C. Có sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza D. Xảy ra vào kỳ giữa của chu kì tế bào Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. Trang 2
  3. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. Câu 9: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau. Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 11: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc A. bổ sung. B. bán bảo tồn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn. Câu 12: Số đáp án không đúng: (1) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000– 2000 cặp nucleotit. (2) Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG. (3) 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin. (4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen. (5). Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ -> 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ -> 5’. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do, trong đó riêng loại ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu? A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5% B. A = T = 20%; G = X = 30% C. A = T = 15%; G = X = 35% D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5% Câu 14: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do. Số nu của gen bằng: A. 1600 B. 1800 C. 1200 D. 3000 Câu 15: Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào. (2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con. (3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit. (4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit. (5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit. A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 16: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 17: Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là: A. 466 B. 464 C. 460 D. 468 Câu 18: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : A. 315 B. 330 C. 165 D. 180 Câu 19: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là (1) sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN. (2) ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm. (3) các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn. (4) mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’- 5’. Phương án đúng là: A. 1,2 B. 1, 2,3,4 C. 1,2,3 D. 2,3 Câu 20: Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau: 3’ ATG TAX GTA GXT 5’. Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên: A. 5’ UAX AUG XAU XGA 3’ . B. AUG XAU XGA . C. 5’TAXATGXATXGA5’ D. AUGUAXGUAGXU . Trang 3
  4. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). PHỤ ĐẠO TIẾT 2: BÀI TẬP PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ – ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN * Phiên mã: Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN. Câu 3: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn. C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc. Câu 4: Quá trình phiên mã xảy ra ở A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. B. sinh vật có ADN mạch kép. C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. D. vi rút, vi khuẩn. Câu 5: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể. Câu 6: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc, (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X, (3)ARN pôlymeraza, (4) ADN ligaza, (5) ADN pôlymeraza. Có mấy thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của Opêron Lac ở E.coli? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 7: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza. Câu 8: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành. Câu 9: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào? A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’. Câu 10: Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện gen ở mức: A. Sau dịch mã B. Sau phiên mã C. Dịch mã D. Phiên mã Câu 11: Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở tế bào eukaryote thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao? A. Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của ADN, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp protein B. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp,mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen C. không có loại mARN nào ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen D. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại bỏ các intron, các đoạn êxôn liên kết lại với nhau Câu 12: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, dịch mã. C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN. Câu 13: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung? A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X Câu 14: Một gen có chứa 5 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc. Sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau. Tính theo lý thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptit khác nhau được tạo ra từ gen trên? A. 10 loại. B. 120 loại C. 24 loại. D. 60 loại. Câu 15: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau: Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen A. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) -> (1) B. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) -> (2) C. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) -> (1) D. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) -> (2) * Dịch mã: Câu 1: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin Câu 2: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã tổng hợp tARN. C. Phiên mã tổng hợp mARN. D. Dịch mã. Câu 3: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. axit amin. Câu 4: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là Trang 4
  5. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). A. anticodon. B. axit amin. C. codon. C. triplet. Câu 5: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của: A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN. Câu 6: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở: A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân Câu 7: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN. Câu 8: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải A. lipit B. ADP C. ATP D. glucôzơ Câu 9: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. Để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. B. Để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. C. Để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN. D. Để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. Câu 10: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã. C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. Câu 11: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung? A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN? A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng. B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm. C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN. D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau. Câu 13: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi một ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleôtit về môi trường nội bào. B. Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5 ' - 3' ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN. C. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5' của tARN. D. Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN. Câu 14: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ? A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN. B. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN. C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN. D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN. Câu 15: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại. Câu 16: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met. C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN. Câu 17: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã: 1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. 2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu 3- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm. 4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé. 5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu. 6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm. 7- Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit 8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2. 9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm. Trình tự nào sau đây là đúng? A. 2-4-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7. C. 2-5-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-6-7-8. Câu 18: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. (2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Trang 5
  6. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). (3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN. A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 19: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng? A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất. B. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’. C. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã. D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây ? (1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN (3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (3) và (4) Câu 21: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ser-Ala-Gly-Pro B. Pro-Gly-Ser-Ala. C.Ser-Arg-Pro-Gly D. Gly-Pro-Ser-Arg. Câu 22: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là: A. 5’ GTT - TGG - AAG - XXA 3’. B. 5’ GUU - UGG- AAG - XXA 3’ C. 5’ XAA- AXX - TTX - GGT 3’ D. 5’ TGG -XTT - XXA - AAX 3’ Câu 23: Cho các thông tin sau: 1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein 2. Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất 3. Nhờ một enzim đặc hiệu, aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp 4. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là A. 2 và 4 B. 1 và 4 C. 3 và 4 D. 2 và 3 Câu 24: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin. C. tổng hợp các prôtêin cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin. Câu 25: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò: A. giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN. B. gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit. C. gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh. D. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. Câu 26: Một mARN trưởng thành có chiều dài 0,408 micromet tiến hành dịch mã. Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh là: A. 797 B. 397 C. 398 D. 798 Câu 27: Mạch 1 của gen có A1=100; T1=200. Mạch 2 có G2=300;X2=400. Biết rằng mạch 2 của gen là mạch khuôn để tiến hành phiên mã. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp một chuỗi polipeptit. Biết rằng mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của tARN tương ứng tham gia vào quá trình dịch mã trên là : A. A=100;U=200; G=300; X=400 B. A=200; U=100; G=400; X=300 C. A=199; U=99; G=300; X=399 D. A=99;U=199;G=399; X=300 * Điều hòa hoạt động của gen: Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen. C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN. Câu 2: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là A. vùng điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa. Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa. Câu 5: Operon là A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối. B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN. C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN. D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển. Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? Trang 6
  7. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã. Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường A. không có chất ức chế. B. có chất cảm ứng. C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng. Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp. C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN- polimeraza không gắn vào vùng khởi động. Câu 11: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac? A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. B. Khi môi trường không có lactôzơ. C. Khi có hoặc không có lactôzơ. D. Khi môi trường có lactôzơ. Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian. Câu 13: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành. Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc. B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã. C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành. D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động. Câu 15: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với: A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành. Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa. Câu 17: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc. Câu 18: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là: A. vùng khởi động. B. gen điều hòa. C. vùng vận hành. D. vùng mã hoá. Câu 19: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là: A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A Câu 20: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là: A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A Câu 21: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở: A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli. C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam. Câu 22: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là: A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ. Câu 23: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc. Câu 24: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là: A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng mã hoá D. vùng vận hành. Câu 25: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là: A. O (operator). B. P (promoter). C. Z, Y, Z. D. R. Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động? Trang 7
  8. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. Câu 27: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động? A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành. Câu 28: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron? A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô. C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec. Câu 29: Số đáp án đúng 1. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN 2. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của protein ức chế với Operator 3. Đặc điểm chung trong cơ chế của Operon lac là gen điều hòa đều tạo ra protein ức chế 4. Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã hóa theo chiều 3’→ 5’ A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 PHỤ ĐẠO TIẾT 3 VÀ 4: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN * Đột biến gen: Câu 1: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là A. vi khuẩn B. 5BU C. động vật nguyên sinh D. virut hecpet Câu 3: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. A.T C. G-X D. X-G Câu 5: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua A. 1 lần nhân đôi. B. 2 lần nhân đôi. C. 3 lần nhân đôi. D. 4 lần nhân đôi. Câu 6: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây A. biến đổi cặp G-X thành cặp A.T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A.U Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 8: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. Câu 9: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. A.T C. G-X D. X-G Câu 10: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là G*-X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. G-X B. T-A C. A-T D. X-G Câu 11: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp. Câu 13: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit. B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit. C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit. D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit. Câu 14: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy. B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi. C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi. D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi. Trang 8
  9. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 15: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm: A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu. Câu 16: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường. B. ngắn hơn so với mARN bình thường. C. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. D. dài hơn so với mARN bình thường. Câu 17: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là A. thay thế cặp A.T thành cặp T-A B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A C. mất cặp nuclêôtit A.T hay G-X D. thay thế cặp A.T thành cặp G-X Câu 18: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. khi ở trạng thái đồng hợp tử. Câu 19: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm. Câu 20: Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A*) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. G-X C. A.T D. X-G Câu 21: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Câu 22: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. Câu 23: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. B. điều kiện sống của sinh vật. C. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. D. sức đề kháng của từng cơ thể. Câu 24: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80. Câu 25: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là: A. 179. B. 359. C. 718. D. 539. Câu 26: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường? A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45. B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44. C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44. D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45. Câu 27: Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần nhân đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân: A. 5BU. B. bazơ nitơ guanin dạng hiếm. C. tia UV. D. cônsixin. Câu 28: Do đột biến gen trội đã tạo ra hai alen tương phản mới là a và a 1. Gen A trội so với a1. Do đột biến thể dị bội đã tạo ra cơ thể lai F 1 có kiểu gen Aaa1 . Cho cơ thể F 1 đó tự thụ phấn được F 2 Cho biết gen A qui định tính trạng cây cao, a qui định cây trung bình, a 1a1 qui định cây thấp. Có bao nhiêu kết luận đúng trong các kết luận sau: (1) Số kiểu gen có thế tạo ra ở dạng dị bội trên là 10. (2) Cơ thể F1 trên có thể tạo ra 8 loại giao tử nhưng chỉ có 6 loại giao tử có sức sống. (3) phân li KH ở F2 là 27 cây cao: 8 cây trung bình: 1 cây thấp. (4) F2 có 19 kiểu gen khác nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: Trang 9
  10. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 30: Gen M ở vi khuẩn có trình tự nuclêotit trên mạch mã gốc như sau: Mạch mã gốc 3’ TAX XTT XGA XGX GXA AAA ATX GXG 5’ Số thứ tự nuclêôtit 1 27 57 88 99 trên mạch mã gốc Theo bảng mã di truyền, axit amin alanin được mã hóa bởi 4 bộ mã (triplet): 3’XGA5’; 3’XGG5’; 3’XGT5’; 3’XGX5’. Biết gen M trên quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có 33 axit amin. Đã có những nhận định sau khi phân tích các dữ liệu trên: (1). Các cođon của axit amin alanin là 5’GXU3’; 5’GXX3’; 5’GXA3’; 5’GXG3’. (2). Đột biến thay thế cặp nuclêotit A - T ở vị trí 27 bằng cặp nuclêotit G - X và thay thế cặp nuclêotit X - G ở vị trí 57 bằng cặp nuclêotit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 2 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3). Đột biến thay thế cặp nuclêotit ở vị trí 88 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4). Đột biến mất một cặp nuclêotit ở vị trí 99 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. Phương án trả lời đúng là: A. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng. B. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai. C. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng. D. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai. Câu 31: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau: 5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ hoặc Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UUX3’ 5’XUX3’ 5’UXU3’ Axit amin Lizin Prôlin Glixin Phêninalanin Lơxin Xêrin tương ứng (Lys) (Pro) (Gly) (Phe) (Leu) (Ser) Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là A. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’. B. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’. C. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’. D. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’. Câu 32: Gen D bị đột biến thành gen d. Cặp alen Dd cùng nhân đôi một số lần đã lấy từ môi trường nội bào tổng số nuclêotit loại A và G là 93.000, trong đó số nuclêotit loại A môi trường cung cấp cho alen D là 21.731, còn số nuclêotit loại G môi trường cung cấp cho alen d là 24.800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 510 nm, đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêotit. Khẳng định nào sau đây không đúng? A. Đột biến D thành d là đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T. B. Gen D có 701 nuclêotit loại T. C. Cả hai gen đều nhân đôi 5 lần. D. Tổng số nuclêotit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49.569 nuclêotit. Câu 33: Ở sinh vật nhân sơ Gen B bị ĐB mất đi một đoạn gồm 2 mạch bằng nhau, phần còn lại gọi là gen b. Đoạn mất đi mã hóa cho 30 aa, có 30% A. Đoạn còn lại(gen b) có 20% A. Khi cặp gen Bb tự sao một lần chúng đã đòi hỏi mtnb cung cấp 5820 nu. a. Xác định chiều dài của gen B và b. b. Tính số lượng nu mõi loại của gen B. Câu 34: Dưới tác dụng của tia phóng xạ, 1 gen ở sinh vật nhân sơ bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất aa thứ 12 trong chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp. a. Xác định dạng ĐB gen ? b. Vị trí xảy ra ĐB trên gen? c. Sốnu mõi loại và số liên kết hiđro của gen thay đổi ntn? Câu 35: Một gen ở sinh vật nhân sơ đã tổng hợp pt protein hc gồm 498 aa. Có A/G = 2/3. Cho ĐB xảy ra không làm thay đổi số nu của gen: TH 1: ĐB xảy ra làm cho gen ĐB có tỷ lệ A/G = 66,48%. TH 2: ĐB xảy ra làm cho gen ĐB có tỷ lệ A/G = 66,85%. Các ĐB trên thuộc kiểu nào của ĐB gen và đã làm cho cấu trúc của gen bị thay đổi như thế nào? Câu 36: Một lô ruồi đực nhận được nhiều phóng xạ 2500R (Rơntgens). Trong 723 ruồi con, 54 con mang đột biến. Khi liều lượng phóng xạ là 4000 R, có 78 đột biến trong số 649 ruồi con. Có bao nhiêu đột biến xuất hiện Trang 10
  11. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). trong số 1000 ruồi con từ các ruồi đực bị phóng xạ 6000R. (đề thi HSG cấp tỉnh năm 2010 - 2011 và thi casio năm 2012-2013, HSG cấp tỉnh năm 2014 - 2015) CHỦ ĐỀ 2: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO PHỤ ĐẠO TIẾT 5 VÀ 6: BÀI TẬP NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ * Nhiễm sắc thể (Đại cương về nst và cấu trúc NST) Câu 1: Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, cần sử dụng ocxêin axêtic để: A. Nhuộm màu các nhiễm sắc thể. B. Cố định các nhiễm sắc thể và giữ cho chúng không dính vào nhau. C. Các nhiễm sắc thể co ngắn và hiện rõ hơn. D. Các nhiễm sắc thể tung ra và không chồng lấp nhau. Câu 2: Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài? A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng. B. Mỗi loài có số lượng NST khác nhau C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn. D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái, số lượng và cấu trúc. Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4: Khi nói về NST giới tính ở động vật có vú, các phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y (2) Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp (3) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma (4) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực cái còn có các gen quy định các tính trạng thường A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 5: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường. D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. Câu 6: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào nào sau đây: A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực. Câu 7: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào A. thực khuẩn. B. vi khuẩn. C. xạ khuẩn. D. sinh vật nhân thực. Câu 8: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 9: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi. Câu 10: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở A. tâm động. B. hai đầu mút NST. C. eo thứ cấp. D. điểm khởi sự nhân đôi Câu 11: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là A. nuclêôxôm. B. polixôm. C. nuclêôtit. D. sợi cơ bản. Câu 12: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 13: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Siêu xoắn. B. Sợi nhiễm sắc . C. Crômatit. D. Sợi cơ bản. Câu 14: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là: A.30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D. 30 nm và 11 nm Câu 15: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản. Câu 16: Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. Siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. Crômatít, đường kính 700 nm Câu 17: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở vi sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm? A. Sợi cơ bản B. Sợi nhiễm sắc C. Vùng xếp cuộn D. Crômatit Câu 18: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là Trang 11
  12. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). A. nhiễm sắc thể. B. axit nuclêic. C. gen. D. nhân con. Câu 19: Một NST chứa 38 nucleôxom. mỗi đoạn nối có 15 cặp nucleotit. Số protein loại histon và chiều dai NST là: A. 341 và 1, 25783micromet B. 325 và 1,45670 micromet C. 421 và 2, 05207micromet D. 341 và 2, 07502 micromet Câu 20: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là: A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử. Câu 21: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào. C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào. Câu 22: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì A. đường kính của nó rất nhỏ. B. nó được cắt thành nhiều đoạn. C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ. D. nó được dồn nén lai thành nhân con. Câu 23: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi. C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi. D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST. Câu 24: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được A. chủng virut lai. B. chủng virut A và chủng virut B. C. chủng virut B. D. chủng virut A. Câu 25: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai? A. Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ nhiễm sắc thể giống nhau. B. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép. C. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào. D. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể. * Cơ chế phân bào nguyên nhiễm: Câu 1: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: A. Quá trình phân bào B. Phát triển tế bào C. Chu Kì tế bào D. Phân chia tế bào Câu 2: Thời gian của một chu Kì tế bào được xác định bằng: A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp B. Thời gian kì trung gian C. Thời gian của quá trình nguyên phân D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân Câu 3: Trong một chu Kì tế bào, thời gian dài nhất là của: A. Kì cuối B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì trung gian Câu 4: Trong 1 chu Kì tế bào, Kì trung gian được chia làm: A. 1 pha B. 3 pha C. 2 pha D. 4 pha Câu 5: Hoạt động xảy ra trong pha Gl của Kì trung gian là: A. Sự tổng hợp thêm các chất và bào quan B. Trung thể tự nhân đôi C. ADN tự nhân đôi D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi Câu 6: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của Kì trung gian? A. Pha G1 B. Pha G2 C. Pha S D. Pha G1 và pha G2 Câu 7: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở Kì trung gian trong một chu Kì tế bào là: A. G2, G2, S B. S, G2, G1 C. S, G1, G2 D. G1, S, G2 Câu 8: Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào thực vật C. Tế bào động vật D. Tế bào nấm Câu 9: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân? A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không Câu 10: Quá trình phân chia nhân trong một chu kù nguyên phân bao gồm A. Một Kì B. Ba Kì C. Hai Kì D. Bốn Kì Câu 11: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kì đầu, Kì sau, Kì cuối, Kì giữa B. Kì sau, Kì giữa, Kì đầu, Kì cuối C. Kì đầu, Kì giữa, Kì sau, Kì cuối D. Kì giữa, Kì sau, Kì đầu, Kì cuối Câu 12: Kì trước là Kì nào sau đây? A. Kì đầu B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì cuối Trang 12
  13. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 13: Trong Kì đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây? A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn Câu 14: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở: A. Kì đầu B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì cuối Câu 15: Hiện tượng xảy ra ở Kì đầu của nguyên phân là: A. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi B. Các NST bắt đầu co xoắn lại C. Thoi phân bào bắt đầu xuât hiện D. Cả a, b, c đều đúng Câu 16: Trong Kì đầu, nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây? A. Đều ở trạng thái đơn co xoắn B. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép C. Đều ở trạng thái kép D. Đều ở trạng thái đơn, dây xoắn Câu 17: Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc A. Từ giữa tế bào lan dần ra B. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa C. Chi hình thành ở 1 cực c ủa tế bào D. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào Câu 18: Trong Kì giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn C. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại Câu 19: Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào: A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì đầu D. Kì giữa Câu 20: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành: A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng Câu 21: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào: A. Kì giữa B. Kì sau C. Kì cuối D. Kì đầu Câu 23: Những Kì nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép? A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa, cuối C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa, sau và cuối Câu 24: Bào quan sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là: A. Trung thể B. Không bào C. Ti thể D. Bộ máy Gôn gi Câu 25: Cự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì cuối Câu 26: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở Kì giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây? A. Phân li nhiễm sắc thể B. Nhân đôi nhiễm sắc thể C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể Câu 27: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở Kì sau của nguyên phân là: A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép C. Không tách tâm động và dãn xoắn D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Câu 28: Các tế bào con tạo ra nguyên nhân có số nhiễm sắc thể bằng với phân tử tế bào A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể C. Phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể D. Co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể Câu 29: Trong chu Kì nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở: A. Kì đầu và kì cuối B. Kì sau và Kì cuối C. Kì sau và kì giữa D. Kì cuối và Kì giữa Câu 30: Khi hoàn thành Kì sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào là: A. 4n, trạng thái đơn B. 4n, trạng thái kép C. 2n, trạng thái đơn D. 2n, trạng thái đơn Câu 31: Hiện tượng sau đây xảy ra ở Kì cuối là: A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào B. Màng nhân và nhân con xuất hiện C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép Câu 32: Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào: A. Kì giữa B. Kì sau C. Kì đầu D. Kì cuối Câu 33: Hiện tượng không xảy ra ở Kì cuối là: A. Thoi phân bào biến mất B. các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn C. Màng nhân và nhân con xuất hiện D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi Câu 34: Gà có 2n=78. Vào Kì trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là: A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép C. 156 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể kép Câu 35: Trong tế bào của một loài, vào Kì giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 crômatít. Loài đó có tên là: A. Người B. Ruồi giấm C. Đậu Hà Lan D. Lúa nước Câu 36: Vào Kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có: A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép C. 46 crômatit D. 92 tâm động Câu 37: Mỗi tế bào lưỡng bội ở một loài có 4 cặp NST chứa 283.10 6 cặp nuclêôtit. Ở kì giữa, chiều dài trung bình của 1 NST là 2 m, thì các ADN đã co ngắn khoảng A. 1000 lần B. 8000 lần C. 6000 lần D. 4000 lần Câu 38: Về ý nghĩa nguyên phân, có bao nhiêu phương án trả lời đúng? Trang 13
  14. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). (1) Duy trì tình đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào; (2) Tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú; (3) Tạo ra các giao tử đơn bội từ các tế bào lưỡng bội; (4) Đảm bảo sự thay thế và đổi mới tế bào ở cơ thể đa bào; (5) Là cơ sở của sự sinh sản vô tính; (6) Cho phép thụ tinh phục hồi bộ nhiễm sắc thể của loài. A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 39: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút. A. 8-26-26. B. 8-416-208. C. 4-416-208. D. 8-16-26 Câu 40: Ruồi giấm có 2n = 8. Số tế bào con được hình thành và số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trường cung cấp cho một tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm sau khi trải qua 6 đợt nguyên phân liến tiếp sẽ là A. 64 tế bào con; 504 NST. B. 32 tế bào con; 504 NST. C. 64 tế bào con; 512NST.D. 64 tế bào con; 256 NST. * Cơ chế phân bào giảm nhiễm: Câu 1: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng B. Giao tử C. Tế bào sinh dục chín D. Tế bào xô ma Câu 2: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là: A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể B. Có sự phân chia của tế bào chất C. Có 2 lần phân bào D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi Câu 3: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là: A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể D. Cả A, B, C đều đúng Câu 4: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là: A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội Câu 5: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào: A. Kì giữa I B. Kì trung gian trước lần phân bào I C. Kì giữa II D. Kì trung gian trước lần phân bào II Câu 6: Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở: A. Kì giữa I và sau I B. Kì giữa II và sau II C. Kì giữa I và sau II D. Kì giữa I và sau II Câu 7: Trong giảm phân, ở Kì sau I và Kì sau II có điềm giống nhau là: A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào Câu 8: Vào Kì đầu của quá trình giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn B. Thoi vô sắc đã được hình thành hoàn chỉnh C. Màng nhân trở nên rõ rệt hơn D. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi Câu 9: Ở Kì đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là: A. Co xoắn dần lại B. Gồm 2 crôntit dính nhau C. Tiếp hợp D. Cả a, b, c đều đúng Câu 10: Vào Kì giữa I của giảm phân và Kì giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là: A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn C. Thoi phân bào biến mất D. Màng nhân xuất hiện trở lại Câu 11: Các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng? A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng Câu 12: Đặc điểm có ở Kì giữa I của giảm phân và sống có ở Kì giữa của nguyên phân là: A. Các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa B. Nhiễm sắc thể ở trạng thái kép C. Hai nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào D. Nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào Câu 13: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở Kì nào trong giảm phân? A. Kì đầu I B. Kì giữa I C. Kì đầu II D. Kì giữa II Câu 14: Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của ácc nhiễm sắc thể ở Kì sau I của giảm phân là: A. Phân li ở trạng thái đơn B. Phân li nhưng không tách tâm động C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li Câu 15: Kết thúc Kì sauI của giảm phân, hai nhiễm sắc thể kép cùng cập tương đồng có hiện tượng: A. Hai chiếc cùng về môt cực tế bào B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào C. Mỗi chiếc về 1 cực tế bào D. Đều nằm ở giữa tế bào Câu 16: Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái: A. Đơn, dãn xoắn B. Kép, dãn xoắn C. Đơn co xoắn D. Kép, co xoắn Câu 17: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là: A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể B. Các nhiếm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi Kì C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể Câu 18: Trong lần phân bào II của giảm phân, các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các Kì nào sau đây? A. Sau II, cuối II và giữa II B. Đầu II, cuối II và sau II C. Đầu II, giữa II D. Tất cả các Kì Trang 14
  15. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 19: Trong quá trình giảm phân, cácnhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu từ Kì nào sau đây? A. Kì đầu II B. Kì sau II C. Kì giữa II D. Kì cuối II Câu 20: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây? A. Nhân đôi B. Trao đổi chéo C. Tiếp hợp D. Co xoắn Câu 21: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là: A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể Câu 22: Trong 1 tế bào sinh dục của1 loài đang ở Kì giữa I, người ta đếm có tất cả 16 crômatit. tên của loài nói trên là: A. Đậu Hà Lan B. Ruồi giấm C. Bắp D. Củ cải Câu 23: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì: A. Bằng nhau B. Bằng 2 lần C. Bằng 4 lần D. Giảm một nửa Câu 24: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là : A. 5 B. 10 C. 15 D. 20 Câu 25: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 26: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây: Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả A. Kì giữa của giảm phân II. B. Kì giữa của giảm phân I. C. Kì giữa của nguyên phân. D. Kì đầu của giảm phân I. Câu 27: Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá tŕnh giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm phân có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16 B. 32 C. 8 D. 4 Câu 28: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là A. 1x. B. 4x. C. 0,5x. D. 2x. Câu 29: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 30: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá tŕnh GP hoàn toàn b́nh thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8 Câu 31: Sau một số đợt nguyên phân, một tế bào sinh dục của một loài đòi hỏi môi trường cung cấp 756 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. 1,5625% số trứng được thụ tinh tạo ra một hợp tử lưỡng bội. Nếu các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân tạo ra 512 kiểu giao tử thì hình thức trao đổi đoạn đã xảy ra là : A. Trao đổi đoạn tại một điểm ở một cặp NST tương đồng và trao đổi đoạn kép ở một cặp NST tương đồng khác. B. Trao đổi đoạn kép tại 2 cặp NST tương đồng. C. Trao đổi đoạn 2 điểm không cùng lúc ở 2 trong số các cặp NST tương đồng D. Trao đổi đoạn tại một điểm ở 2 cặp NST tương đồng. * Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Câu 1: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST. B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể. C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST. Câu 2: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến: A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN. C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít. D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo. Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là: A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. Trang 15
  16. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 4: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. Câu 5: Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh ung thư máu là: A. 46. B. 45. C. 47. D. 23. Câu 6: Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ: A. 75%. B. 25% C. 87,5% D. 12,5%. Câu 7: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể A. không xảy ra hiện tượng đột biến. B. gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn. C. gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn. D. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn Câu 8: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. Câu 9: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 10: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng: A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng. B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng. C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng. D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng. Câu 11: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 12: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 13: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến: A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST. B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. Câu 14: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 15: Tìm câu sai A. Lặp đoạn có ý nghĩa tiến hoá trong hệ gen B. Một số đột biến đảo đoạn có thể làm tăng khả năng sinh sản C. Sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền D. Đảo đoạn tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá Câu 16: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 17: Dạng đột biến nào có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ gen : A. Mất đoạn B. lặp đoạn. C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ. D. Đảo đoạn Câu 18: Một loài có 2n=12, mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, trong đó cặp NST số 1 bị đột biến đảo đoạn ở một chiếc NST, cặp NST số 3 bị đột biến mất đoạn ở 1 chiếc NST, cặp NST số 4 bị đột biến mất đoạn ở 1 chiếc NST. Trong trường hợp giảm phân bình thường, giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ: A. 29,6%. B. 87,5%. C. 12,5%. D. 70,4%. Câu 19: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ? Trang 16
  17. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST. Câu 20: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau: Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: ABCGFDEH Dòng 3: ABFGCDEH Dòng 4: ABFEDCGH Người ta đã giả thiết được 4 sơ đồ phát sinh các dòng dưới đây. Biết rằng từ một dòng gốc ban đầu trong 4 dòng xét ở trên, trải qua quá trình đột biến các đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh 3 dòng còn lại: A. 1 -> 2 -> 3 -> 4 B. 1 -> 4 -> 3 -> 2 C. 2 -> 3 -> 1 -> 4 D. 3 -> 2 -> 1 -> 4 Câu 21: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. Câu 22: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 23: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp nhiễm sắc thể kép không tương đồng ở kì đầu giảm phân I tạo ra đột biến dạng: A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn. D. lệch bội. Câu 24: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 25: Xét các dạng đột biến sau: (1) Mất đoạn. (2) Đảo đoạn. (3) Lặp đoạn. (4) Thể một. (5) Chuyển đoạn không tương hỗ. Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng gen trong tế bào? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể. Câu 27: Khi nói về đột biến cấu trúc NST kết luận nào sau đây đúng? A. Mất đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. B. Mất đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau. C. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau. D. Mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. Câu 28: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K hậu quả của dạng đột biến này là A. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng B. Làm thay đổi nhóm gen liên kết C. Gây chết hoặc giảm sức sống. D. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen Câu 29: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là A. Biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người. B. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm. C. Biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm D. Biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người. Câu 30: Tìm câu sai: A. Thể tứ bội xuất hiện khi xảy ra sự không phân ly của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên B. Cơ chế nào đã dẫn đến đột biến lệch bội NST do sự không phân ly của một số cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào C. Chuyển đoạn giữa NST số 22 và NST số 8 gây nên bệnh ung thư máu ác tính ở người D. Đột biến lệch bội nhằm xác định vị trí của gen trên NST PHỤ ĐẠO TIẾT 7 VÀ 8: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ * Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Thể lệch bội : Câu 1: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến A. lệch bội. B. đa bội. C. cấu trúc NST. D. số lượng NST. Câu 2: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới A. Trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến. B. Cơ quan sinh dục mang đột biến. C. Dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. D. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến. Câu 3: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. Câu 4: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể Câu 5: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này: A. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. Trang 17
  18. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). C. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 6: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 7: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 8: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là A. 2n = 24. B. 2n = 42. C. 2n = 22. D. 2n = 46. Câu 9: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng. Câu 10: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là: A. 24 B. 9 C. 18 D. 17 Câu 11: ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là: A. 80. B. 20. C. 22. D. 44. Câu 12: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. Câu 13: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST? A. 7. B. 14. C. 35. D. 21. Câu 14: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là: A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe. C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbdEe. Câu 15: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là: A. AaBbDDdEe và AaBbddEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe. C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbddEe. Câu 16: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có ba alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 1080. B. 640. C. 1440. D. 360. Câu 17: Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là :A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/16 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8 Câu 18: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giả m phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. Câu 19: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1. C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1. Câu 20: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào? A. AaBb, O. B. AaB, b. C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O. Câu 21: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A. Câu 22: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là A. 6. B. 4. C. 8. D. 2. Trang 18
  19. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 23: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể dược kí hiểu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân gặp các cặp nhiễm sắc thể thường thì phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giản phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá tŕnh giảm phân của tế bào trên là : A. 22A và 22A + XX. B. 22A + XX và 22A + YY. C. 22A + X và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A. Câu 24: Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST XAXa. trong quá tŕnh giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XA,Xa , XAXA, XaXa và 0 . B. XA và Xa , XaXa và 0. C. XAXA và 0. D. XaXa và 0. Câu 25: Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là A. XAXA, XaXa và 0. B. XA và Xa. C. XAXA và 0. D. XaXa và 0. Câu 26: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá tŕnh giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O. A a A A a a Câu 27: Mẹ có kiểu genX X , bố có kgX Y , con gái có kg X X X . Cho biết quá tŕnh giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá tŕnh giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. Câu 28: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặ p gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đă tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AaaBb và AAAbb. B. AAaBb và AaaBb. C. Aaabb và AaaBB. D. AAaBb và AAAbb. Câu 29: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là: A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. Câu 30: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là: A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24 Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. Câu 32: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. Câu 33: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ ♀A aBb . GiảA asửB btrong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 9 và 6 B. 12 và 4 C. 9 và 12 D. 4 và 12 Câu 34: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen di hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 128. B. 192. C. 24. D. 16. Câu 35: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ: A. 0,5% B. 0,25% C. 1% D. 2% Câu 36: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ: A. 1%. B. 0,5%. C. 0,25%. D. 2%. Trang 19
  20. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 37: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. (2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II. (3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). (4) Cây A có thể là thể ba. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n. C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n. Câu 39: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208. B. 212. C. 224. D. 128. Câu 40: Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này : A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau Câu 41: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. * Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Thể đa bội : Câu 1: Đột biến thể đa bội là dạng đột biến A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc B. Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n Câu 2: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 3: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là: A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V Câu 4: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n+2. Câu 5: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây tứ bội? A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n) B. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau C. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử (n+1) D. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau Câu 6: Rối loạn phân li trong toàn bộ bộ NST trong lần phân bào 1 của phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dục sẽ tạo ra: A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 2n và 3n. Câu 7: Cơ chế tác động của cônsixin gây ra đột biến đa bội thể là A. Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc. B. Ngăn cản không cho sự thành lập màng tế bào. C. Ngăn cản khả năng tách đôi của các nhiễm sắc thể kép ở kỳ sau. D. Ức chế việc tạo lập màng nhân của tế bào mới. Câu 8: Dùng hoá chất cônsixin dược sử dụng để gây đột biến đa bội trong nguyên phân. Chọn sơ đúng sau A. Dd cônsi xin DDDd B. Dd cônsi xin Dddd C. Dd cônsi xin DDdd D. Dd cônsi xin DDDD Câu 9: Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của Đậu Hà lan được tạo thành nhân đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 63 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến A. Tứ bội. B. Tam bội. C. 1 nhiễm. D. 3 nhiễm Câu 10: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Số NST ở thể tam bội là A. 8 NST. B. 25 NST. C. 36 NST. D. 48 NST. Trang 20
  21. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 11: Kiểu gen BBb nếu giảm phân được sẽ tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là: A. 1/2BB: 1/2Bb B. 1/4BB: 2/4Bb: 1/4bb C. 1/6BB: 2/6B: 2/6Bb: 1/6b D. 1/2BB: 1/2b Câu 12: Phép lai nào sau đây chỉ tạo ra thể tam bội? A. BBBB x bbbb B. BBBB x bb C. BBB x bbb D. BBB x bb Câu 13: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa A. 2, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4. Câu 14: Trong nguyên phân, khi các NST đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không được hình thành làm cho NST không phân li sẽ tạo ra A. thể lệch bội. B. thể tứ bội. C. thể tam bội. D. thể đa nhiễm. Câu 14.1: Kiểu gen tứ bội Bbbb giảm phân sẽ tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là: A. 1/2Bb: 1/2bb B. 1/4B: 3/4bb C. 100%Bb D. 1/2B: 1/2b Câu 15: Lai 2 thứ cà chua tứ bội: AAaa (quả đỏ) x AAaa (quả đỏ), 15.1: Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở đời con là: A. 8/36. B. 4/36. C. 2/36. D. 1/36. 15.2: Tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con là: A. 4/36. B. 8/36. C.12/36. D.18/36. 15.2: Tỉ lệ kiểu gen AAaa ở đời con là: A. 8/36. B. 12/36. C. 16/36. D. 18/36. Câu 16: Tỉ lệ kiểu gen ở đời con trong phép lai Aaaa (4n) x AAAa (4n) là: A. 1/4 AAaa : 2/4 Aaaa : 1/4 aaaa. B. 1/4 AAAa : 2/4 AAaa : 1/4 Aaaa. C. 1/4 AAAA : 2/4 AAaa : 1/4 aaaa. D. 1/4 AAaa : 2/4 AAAa : 1/4 Aaaa. Câu 17: Biết gen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua. Đem lai hai cây tứ bội với nhau, kết quả phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt, 25% chua. Kiểu gen của P là: A. AAaa x Aaaa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAaa x aaaa. D. AAAa x Aaaa. Câu 18: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội AAAa x Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ A. 75% B. 25% C. 50% D. 56,25% Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là A. 11 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 1 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng. Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là A. AAaa x AAAa B. AAAa x AAAa C. AAaa x AAAA D. AAAA x AAAa Câu 22: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1? (1) AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa. (3) AAaa x AAAa. (4) AAaa x Aaaa. Đáp án đúng là: A. (1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2). D. (3), (4). Câu 23: Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau: (1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa. Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (4) D. (1) và (3). Câu 24: Biết A qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với a qui định quả chua, quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Đem lai các cây tứ bội với nhau trong 2 trường hợp, kết quả như sau: - Trường hợp 1: thế hệ sau xuất hiện 240 cây quả ngọt trong số 320 cây. - Trường hợp 2: thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt: 350 cây quả chua. Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả của trường hợp 1 và trường hợp 2 ? 1. AAaa x AAaa; 2. AAaa x Aaaa; 3. AAaa x aaaa; 4. Aaaa x Aaaa; 5. Aaaa x aaaa. Đáp án đúng là: A. 4 và 5 B. 3 và 4. C. 2 và 3. D. 1 và 2. Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là: A. AAa x AAa. B. AAa x AAaa. C. AAaa x AAaa. D. A, B, C đúng. Câu 26: Phép lai nào sau đây tạo ra đời sau có thể có cả thể lưỡng bội, tam bội và tứ bội? A. BBBB x bbbb B. BBBB x bb C. BBB x bbb D. BBB x bb Câu 27: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 11 đỏ: 1 vàng ? I- Aaa x AAa II- Aa x Aaaa III- AAaa x Aaaa IV- AAaa x Aa V- AAa x AAa VI- AAa x AAaa VII- AAaa x aaa VIII- Aaa x AAaa A. I, II, IV,VI. B. I, III, IV, VIII C. I, III, V,VII. D. I, II, IV, VIII. Trang 21
  22. Trường THPT Phan Bội Châu, Sơn Hòa, Phú Yên. GV: Nguyễn Minh Trị (Nmtri.thpt.pbc@phuyen.edu.vn). Câu 28: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: (1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb x AaBb. (5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb. Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình? A. 1 phép lai B. 2 phép lai. C. 3 phép lai D. 4 phép lai Câu 29: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AAaaBBbb AAAABBBb (2) AaaaBBBB AaaaBBbb (3) AaaaBBbb AAAaBbbb (4) AAAaBbbb AAAABBBb (5) AAAaBBbb Aaaabbbb (6) AAaaBBbb AAaabbbb ; Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là: A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5) Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là: A. 33:11:1:1 B. 35:35:1:1 C. 105:35:9:1 D. 105:35:3:1 Câu 31: Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở A. Động, thực vật bậc thấp B. Động vật C. Cơ thể đơn bào D. Thực vật Câu 32: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.B. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm C. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. D. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia. Câu 33: Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn B. Không có cơ quan sinh dục cái C. Không có cơ quan sinh dục đực D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường Câu 34: Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng. Câu 35: Các thể đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được vì A. chúng thường không có hạt hoặc hạt rất bé. B. chúng không có cơ quan sinh sản. C. phân ly không bình thường của NST trong quá trình giảm phân gây trở ngại cho việc hình thành giao tử. D. chúng chỉ có thể sinh sản dinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành. Câu 36: Cơ thể đa bội có tế bào to cơ quan sinh dưỡng lớn phát triển khoẻ, chống chịu tốt là do: A. Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp ba lần. B. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh. C. Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường. D. Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng. Câu 37: Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). B. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. C. Đột biến là những thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST. D. Đột biến là những biến đổi về một hoặc một vài tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. Câu 38: Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? (1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb A. (1), (2), (3) B. (4), (5), (6) C. (1), (3), (6) D. (2), (4), (5) Câu 39: Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. 2n + 1 B. 2n + 1 + 1 C. 2n + 2 D. 2n + 2 + 2 Câu 40: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục. Cây bình thường thụ phấn cho cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 cho những dạng quả như thế nào? A. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. B. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. C. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. D. 100% (2n) quả bầu dục . Hết chuyên đề 1 (Chủ đề 1 và 2) Trang 22 MS: I