Đề cương học kỳ II môn Hóa học Khối 10

doc 8 trang thungat 6680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ II môn Hóa học Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_khoi_10.doc

Nội dung text: Đề cương học kỳ II môn Hóa học Khối 10

  1. ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Số oxi hóa của clo trong HClO là A. +3 B. +5 C. +1 D. –1 Câu 2. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất: H2S; H2SO3; H2SO4 lần lượt là A. –2; +2; +4 C. –2; +4; +6 B. –1; +1; +2 D. –2; +6; +6. Câu 3. Số oxi hóa của O trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O lần lượt là A. –2, –1, –2 B. –2, –1, +2 C. –2, +1, +2 D. –2, +1, –2 Câu 4. Số oxi hóa của nitơ trong các phân tử NH3, NO, NO2 lần lượt là A. –3, +2, +3 B. +3, +2, +4 C. –3, +4, +2 D. –3, +2, +4 Câu 5. Quá trình oxi hóa là quá trình A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận oxi. D. tác dụng oxi. Câu 6. Chất oxi hóa là chất A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận oxi. D. tác dụng oxi. Câu 7. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là A. tạo ra kết tủa. B. tạo ra chất khí. C. sự trao đổi ion chứa oxi của các chất. D. sự thay đổi số oxi hóa. Câu 8. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? A. HNO3 + KOH → KNO3 + H2O B. N2O5 + H2O → 2HNO3. C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Câu 9. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O C. CaO + CO2 → CaCO3. B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. D. BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O Câu 10. Phản ứng nào xảy ra sự khử C+4? A. C + O2 → CO2. B. CO2 + CaO → CaCO3. C. Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O D. CO2 + C → 2CO. Câu 11. Trong phản ứng: Al + H2SO4 → Al2(SO)3 + SO2 + H2O A. Al là chất khử, SO2 là chất oxi hóa. B. H2SO4 vừa là chất oxi hóa vừa là chất tạo môi trường. C. H2SO4 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. D. Al vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. Câu 12. Trong phản ứng: HCl + MnO 2 → MnCl2 + Cl2 + H2O, tổng các hệ số cân bằng với các số nguyên tối giản là A. 9 B. 20 C. 18 D. 26 Câu 13. Xác đinh hệ số cân bằng của phản ứng: KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O. A. 1, 8, 1, 2, 4 B. 2, 16, 2, 5, 8 C. 2, 16, 2, 5, 7 D. 1, 16, 2, 4, 8 Câu 14. Trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O, hệ số cân bằng lần lượt là A. 3, 4, 3, 6, 2 C. 3, 8, 3, 2, 4 B. 2, 6, 2, 3, 1 D. 1, 4, 1, 2, 2 Câu 15. Loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hóa khử? A. hóa hợp B. thế C. phân hủy D. trao đổi Câu 16. Loại phản ứng nào không thể là phản ứng oxi hóa khử? A. hóa hợp B. thế C. phân hủy D. trao đổi Câu 17. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng hóa hợp A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2. C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Câu 18. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng phân hủy? A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2. C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Câu 19. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng thế? A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2. C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Câu 20. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng trao đổi A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2. C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Câu 21. Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns²np5? A. cacbon – silic B. nitơ – photpho C. oxi – lưu huỳnh D. halogen. 1
  2. Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 23. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố nhóm halogen? A. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron. B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực. C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất. D. Electron lớp ngoài cùng có 7e. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa. B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: –1, +1, +3, +5, +7. C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot. D. Các nguyên tố nhóm halogen có tính chất hóa học tương tự nhau. Câu 25. Chọn phát biểu sai. A. Độ âm điện của các halogen tăng từ iot đến flo B. HF là axít yếu, còn HCl, HBr, HI là những axit mạnh C. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong bảng tuần hoàn D. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen có số oxi hóa từ –1 đến +7. Câu 26. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa? A. Cl2, Br2, I2, F2. B. F2, Cl2, Br2, I2. C. I2, Br2, Cl2, F2. D. F2, Cl2, I2, Br2. Câu 27. Liên kết hóa học trong các phân tử F2, Cl2, Br2, I2 là liên kết A. Ion B. Cộng hóa trị không cực C. Cộng hóa trị có cực D. Cho nhận Câu 28. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là A. ns² np4. B. ns² np5 C. ns² np6 D. ns² np6. Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có 11 electron ở các phân lớp p. Nguyên tố X là A. Na B. F C. Cl D. Br Câu 30. Cho khí clo tác dụng với sắt, sản phẩm sinh ra là A. FeCl2. B. FeCl C. FeCl3. D. Fe2Cl3. Câu 31. Sợi dây đồng nung đỏ cháy sáng trong bình chứa khí A. A là khí nào sau đây? A. Cacbon (II) oxit B. Clo C. Hidro D. Nitơ Câu 32. Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau? A. Khí Cl2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH đặc D. Dung dịch H2SO4 loãng. Câu 33. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế clo theo nguyên tắc A. Dùng axit HCl đặc và NaCl B. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn C. Dùng axit HCl đặc và một chất oxi hóa D. Dùng axit HCl đặc và một chất khử Câu 34. Phản ứng không điều chế được khí Cl2 là A. MnO2 tác dụng HCl B. KMnO4 tác dụng HCl C. K2SO4 tác dụng HCl D. KClO3 tác dụng HCl Câu 35. Phản ứng nào sau đây dùng điều chế khí clo trong công nghiệp A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O B. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O đp C. 2NaCl + 2H2O cmn 2NaOH + H2 + Cl2. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 36. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm? dpdd A. H2 + Cl2 → 2HCl B. 2NaCl + 2H2O cmn 2NaOH + H2 + Cl2. C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. D. NaCl (r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl. Câu 37. Clo không phản ứng với A. Fe, Cu, Al B. N2, O2. C. P D. NaOH, Ca(OH)2. Câu 38. Dung dịch dùng để nhận biết HCl và muối clorua là A. AgCl B. AgNO3. C. NaOH D. Ba(OH)2. Câu 39. Kim loại nào sau đây tác dụng được với HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag Câu 40. Xét phản ứng 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O. Vai trò của HCl là 2
  3. A. Chất oxi hóa B. chất oxi hóa và chất tạo môi trường. B. Chất khử D. chất khử và chất tạo môi trường. Câu 41. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O C. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + H2O D. 2HCl + Zn → ZnCl2. Câu 42. Cho phản ứng: HCl + Fe → H2 + X. Công thức hóa học của X là A. FeCl2. B. FeCl C. FeCl3. D. Fe2Cl3. Câu 43. Dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A. NaCl, Ca(OH)2, H2O. B. CaO, NaOH, AgNO3, Na2SO4. C. Al(OH)3, Cu, S. D. Zn, NaHCO3, Na2S, Al(OH)3. Câu 44. Clorua vôi có công thức phân tử là A. CaCl2. B. CaOCl2. C. CaCO3. D. Ca(ClO)2. Câu 45. Nước Gia–ven là hỗn hợp các chất nào sau đây? A. NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2O C. NaCl + NaClO3 + H2O D. NaCl + HClO + H2O Câu 46. Trong phân tử của clorua vôi, số oxi hóa của Cl là A. 0. B. –1. C. +1. D. +1 và –1. Câu 47. Axit dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh là A. H2SO4. B. HNO3. C. HF. D. HClO. Câu 48. Axit yếu nhất là A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF. Câu 49. Cho flo, clo, brom, iot lần lượt tác dụng với H2. Halogen có phản ứng xảy ra mãnh liệt nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 50. Cho các cặp chất sau đây, cặp chất không phản ứng với nhau là A. Cl2 và dung dịch NaI. B. Br2 và dung dịch NaI. C. Cl2 và dung dịch NaBr. D. I2 và dung dịch NaCl. Chương 6. 2– 1. Cho biết tổng số electron trong anion AB3 là 42. trong các hạt nhân A cung như B số prôton bằng số notron. Số khối của A, B có thể là A. 26 và 18 B. 32 và 16 C. 38 và 14 D. Đáp án khác. 2. Có một oleum có công thức là: H 2SO4.3SO3, cần bao nhiêu g oleum này để pha vào 100ml dung dịch H 2SO4 40% (D = 1,31g/ml) để tạo ra oleum có hàm lượng SO3 là 10%. A. 274,55g B. 823,65g C. 449,1 g D. 549,1 g 3. Hỗn hợp ban đầu SO 2 và O2 có tỉ khối hơi với H 2 bằng 24. Cần thêm bao nhiêu lít oxi vào 20 lít hỗn hợp ban đầu để hỗn hợp sau có tỉ khối so với hiđro là 22,4. A. 2,5 lít B. 7,5 lít C. 8,0 lít D. 5,0 lít 4. Hòa tan b gam oxit của kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit H 2SO4 15,8% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Kim loại hóa trị II là A. Ba B. Ca C. Mg D. Be 5. Chọn câu sai. A. Oxi là nguyên tố có tính phi kim mạnh. B. Các nguyên tố nhóm oxi có tính oxi hóa mạnh hơn các nguyên tố halogen xét cùng chu kì. C. Trong nhóm oxi – lưu huỳnh, tính oxi hóa giảm dần theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. D. Nguyên tố lưu huỳnh ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương. 6. Chọn câu sai về đặc điểm cấu tạo của nguyên tử oxi. A. Oxi có cấu hình electron là 1s²2s²2p4. B. Trong hợp chất H2O, oxi có số oxi hóa là –2, chứng tỏ là oxi có 6 electron lớp ngoài cùng. C. Trong hợp chất H2O2, oxi có số oxi hóa là –1, chứng tỏ oxi không đạt được cấu hình của khí hiếm. D. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực. 7. Chọn câu sai. A. Trong phân tử ozon có 2 liên kết cộng hóa trị và 1 liên kết cho nhận. B. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi. C. Trên tầng cao của khí quyển, ozon tạo thành từ oxi dưới tác dụng của tia cực tím. D. Ozon không hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường giống oxi. 8. Hệ số cân bằng thích hợp cho phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 lần lượt là A. 5, 2, 2, 1, 2, 2 B. 4, 3, 3, 1, 3, 3 C. 3, 1, 1, 3, 5, 2 D. Kết quả khác. 3
  4. 9. Hiđro sunfua không có tính chất nào sau đây? A. Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối. B. Hiđro sunfua là chất khí nặng hơn không khí. C. Hiđro sunfua không tan trong nước. D. Hiđro sunfua có tính khử đặc trưng. 10. Phản ứng nào sau đây không đúng? A. CuS + HCl → CuCl2 + H2S. B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. C. S + H2 → H2S D. CaS + 2HCl → FeCl2 + H2S. 11. Chọn câu sai. A. Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc. B. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Lưu huỳnh đioxit nặng hơn không khí. D. Lưu huỳnh đioxit tan nhiều trong nước nóng hơn nước lạnh. 12. Cho khí H2S đi vào dung dịch muối Pb(NO3)2, có hiện tượng A. Dung dịch có màu vàng B. Có vẩn đục màu đen C. Có vẩn đục màu vàng D. Không có hiện tượng 13. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, cần phải A. Rót từ từ axit vào nước. B. Rót từ từ nước vào axit. C. Đổ nhanh nước vào axit. D. Đổ nhanh axit vào nước. 14. Chọn câu đúng. A. Axit sunfuric loãng có tính axit và tính oxi hóa. B. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh. C. Oleum thu được bằng cách hấp thụ SO3 bằng dung dịch H2SO4 đặc. D. Cả ba câu trên. 15. Cho các dung dịch: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Nếu chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được số chất là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 16. Chọn câu sai. A. H2SO4 đặc được dùng làm khô một số khí ẩm. B. Có một số khí ẩm không thể dùng H2SO4 đặc làm khô. C. H2SO4 đặc có thể biến một số hợp chất hữu cơ thành than. D. Sự làm khô và hóa than chất hữu cơ của H2SO4 giống nhau về mặt hóa học. 17. Để phân biệt hai khí: SO2 và CO2 có thể dùng A. Dung dịch nước vôi trong dư B. Dung dịch nước brom C. Dung dịch kiềm D. Cả 3 dung dịch trên. 18. Có 5 mẫu kim loại gồm Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng H2SO4 loãng có thể nhận biết số kim loại là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 19. Đốt 8,96 lít khí H2S (đktc) rồi hòa tan sản phẩm khí sinh ra vào 80ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml). Muối tạo thành là A. NaHSO3. B. Na2SO3. C. NaHSO3 và Na2SO3. D. Không sinh ra muối. 20. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14 g/ml) và 400g dung dịch BaCl2 5,2% thì số gam kết tủa là A. 46,6g B. 23,3g C. 11,6g D. Đáp án khác. 21. Cho dung dịch chứa 3,82 g hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại kiềm và kim loại hóa trị hai. Thêm vào dung dịch trên một lượng vừa đủ BaCl 2 thì thu được 6,99g kết tủa. Nếu lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 3,82g B. 10,06g C. 3,07g D. Đáp án khác. 22. Cho 6,76g oleum H2SO4.nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch X. Để trung hòa 10ml dung dịch X cần dùng vừa đủ 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của n là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 23. Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là A. BaCO3. B. Al C. Zn D. Quỳ tím. 24. Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 20. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí trên đi qua dung dịch KI dư. Tính khối lượng iot tạo thành. A. 12,70 g B. 18,56 g C. 15,68 g D. 10,08 g 4
  5. 25. Từ 59 tấn quặng pirit sắt chứa FeS 2 và 8% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu m³ dung dịch H 2SO4 98% có khối lượng riêng D = 1,84 g/ml? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 10%. A. 50 m³ B. 60 m³ C. 75 m³ D. 45 m³ 26. Khi cho 20 lít khí oxi đi qua máy tạo ozon, có 9% thể tích oxi chuyển thành ozon. Hỏi thể tích khí bị giảm bao nhiêu lít? (các điều kiện khác không thay đổi) A. 2,0 lít B. 0,9 lít C. 0,18 lít D. 0,6 lít 27. Ở phản ứng nào sau đây H2O2 vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử? A. H2O2 + 2NaI → I2 + 2NaOH B. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2. C. 2H2O2 → 2H2O + O2. D. H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3. 28. Cặp chất nào sau đây có phần trăm khối lượng Cu như nhau? A. Cu2S và Cu2O B. CuS và CuO C. Cu2S và CuO D. CuCl2 và CuO. 29. Cho sơ đồ phản ứng H 2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4. Hệ số của các chất tham gia phản ứng lần lượt là A. 3, 2, 5 B. 5, 2, 3 C. 2, 2, 5 D. 5, 2, 4 30. Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ 600 ml dung dịch H 2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là A. 57% B. 62% C. 69% D. 73% 32. Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO 4 0,8%. Khối lượng dung dịch CuSO 4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là A. 4800 g B. 4700 g C. 4600 g D. 4500 g Chương 7. 1. Cho phản ứng hóa học: N 2 + 3H2 ↔ 2NH3; H < 0. Trong phản ứng, yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng hóa học? A. Nồng độ của N2 và H2. B. Áp suất chung của hệ. C. Chất xúc tác Fe. D. Nhiệt độ của hệ. 2. Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng: H2 + Br2 ↔ 2HBr. A. chuyển dịch sang chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. không thay đổi. D. phản ứng trở thành một chiều. 3. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng vì A. Nồng độ của các chất khí tăng. B. Nồng độ của các chất khí giảm. C. Chuyển động của các chất khí tăng. D. Nồng độ của các chất khí không đổi. 4. Cho các phương trình hóa học a. 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO2 (k) b. H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI (k) c. Fe (r) + H2O (k) ↔ FeO (r) + H2 (k) d. N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k) e. S (r) + H2 (k) ↔ H2S (k) Số phản ứng có tốc độ phản ứng tăng nếu tăng áp suất chung của hệ là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. 5. Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản ứng. D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao khá ít trong phản ứng. 6. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây. 7. Cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi A. Dùng axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp. B. Dùng axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp. C. Dùng axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp. D. Dùng axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp. 8. Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0°C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH 3, lại đưa bình về 0°C. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là A. 10 atm B. 8 atm C. 9 atm D. 8,5 atm 9. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 20°C đến 100°C, nếu hệ số nhiệt độ của phản ứng đã cho là 2 (tức là tốc độ phản ứng tăng 2 lần khi nhiệt độ tăng 10°C). A. 256 lần B. 128 lần C. 160 lần D. 16 lần 5
  6. 10. Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ B. Áp suất C. Nhiệt độ D. Chất xúc tác. 11. Biết nhiệt tạo thành của Ca(OH) 2, H2O, CaO tương ứng là –985,64; –286; –635,36 kJ. Nhiệt phản ứng toả ra khi tôi 56 gam vôi là A. –46,28 kJ B. –64,82 kJ C. –64,28 kJ D. –46,82 kJ 12. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi A. Phản ứng thuận đã kết thúc B. Phản ứng nghịch đã kết thúc C. Tồc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau 13. Cho hình vẽ về cách thu khí trong phòng thí nghiệm bằng cách đẩy nước. Phương pháp này có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. H2, N2, O2, CO2, HCl B. O2, N2, H2, CO2, SO2. C. NH3, CO2, SO2, HCl. D. NH3, O2, N2, H2, CO2. 14. Nhận định nào sau đây đúng? A. Hằng số cân bằng KC của mọi phản ứng đều tăng khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng một chiều không có hằng số cân bằng KC. C. Hằng số cân bằng KC càng lớn, hiệu suất phản ứng càng nhỏ. D. Khi một phản ứng thuận nghịch chuyển dịch cân bằng mới ở nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng K C biến đổi. to 15. Cho phản ứng nung đá vôi CaCO3  CaO + CO2. Để tăng hiệu suất của phản ứng thì biện pháp nào sau đây không phù hợp? A. Tăng nhiệt độ trong lò B. Tăng áp suất trong lò C. Đập nhỏ đá vôi D. Giảm áp suất trong lò 16. Cho phản ứng 2SO2 + O2 ↔ 2SO3. Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 lần lượt là 4M và 2M. Sau khi cân bằng, có 80% SO2 tham gia phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là A. 40 B. 30 C. 20 D. 10 17. Biết nhiệt tạo thành CH4 là –75kJ/ mol; của CO2 là –393 kJ/mol và của H2O là –286 kJ/ mol. Chỉ số ΔH của phản ứng CH4 + O2 → CO2 + 2H2O là A. –900 kJ B. –890 kJ C. –880 kJ D. –870 kJ 18. Cho phương trình hóa học N 2 + O2 (k) ↔ 2NO (k); H > 0. Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên. A. Nhiệt độ và nồng độ B. Chất xúc tác và nhiệt độ C. Nồng độ và chất xúc tác D. Áp suất hệ phản ứng và nhiệt độ Bài 9 a). Viết hai phương trình hóa học để chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. b) Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho H 2S lần lượt tiếp xúc với O 2, dung dịch Pb(NO 3)2, dung dịch NaOH dư, nước clo. Điều kiện phản ứng coi như có đủ. Bài 10. Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho SO 2 lần lượt tiếp xúc với nước clo, O 2, CaO, dung dịch NaOH, nước vôi trong dư. Điều kiện phản ứng coi như có đủ. Bài 11. Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi lần lượt cho các chất Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4, Al, S, Cu, Ag, C, NaHSO3, Pb(NO3)2, HCl, HBr, Fe(OH)2, H2S, P tiếp xúc với dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc nóng. Bài 12. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Dẫn khí Ozon vào dung dịch KI và hồ tinh bột b. Cho FeS tác dụng với H2SO4 loãng trong ống nghiệm có đậy bằng miếng bông tẫm dung dịch Pb(NO3)2. c. Đốt cháy bột lưu huỳnh trong không khí rồi dẫn khí sinh vào dung dịch kali pemanganat d. Đốt cháy bột lưu huỳnh trong không khí rồi dẫn khí sinh vào dung dịch nước brom e. Đốt cháy bột lưu huỳnh trong không khí rồi dẫn khí sinh vào dung dịch nước vôi trong có dư f. Đun nóng Cu với H2SO4 đặc thấy có khí thoát ra. Dẫn khí này vào dung dịch BaCl2. g. Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào đường ăn (C12H22O11) Bài 2: Cho xúc tác, các điều kiện, thiết bị coi như đầy đủ. Viết phương trình hóa học điều chế a. H2S từ Fe, S và H2SO4 loãng. b. nước Javen, clorua vôi, axít clohiđric từ Cl2. b. H2SO4, Na2SO4, Fe(OH)3, Na2SO3 từ quặng Pirit Sắt, không khí, nước, muối ăn. 6
  7. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 13. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lít SO2 (đktc). a. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất A. b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO2 nói trên vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (D = 1,147 g/ml). Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng. Bài 14. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 16g NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X. Bài 15. Cho 3,36 lít khí H2S (đktc) tác dụng với dung dịch chứa 8g NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch X. Bài 16. Đốt cháy hòa toàn 6,8g một chất thì thu được 12,8g SO 2 và 3,6g H2O. Xác định công thức của chất đem đốt. Khí SO2 sinh ra cho vào 50ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của mỗi chất tan trong dung dịch thu được. Bài 17. Trộn 2 lít dung dịch H 2SO4 4M với 1 lít dung dịch H 2SO4 0,5M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được. Bài 18. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H 2SO4 2M pha trộn với 500ml dung dịch H 2SO4 1M để được dung dịch H2SO4 1,2M. Bài 19. Hỗn hợp A gồm Fe, Al có tỉ lệ khối lượng m Fe : mAl = 7 : 3. Lấy m gam hỗn hợp A cho phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau một thời gian thì làm lạnh dung dịch, khối lượng axit tham gia phản ứng là 68,6 gam H2SO4 và thu được 0,75m gam chất rắn (không có S đơn chất), dung dịch B và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm SO2 và H2S. Tính m. Bài 20. Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2) tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng (có khối lượng riêng D = 1,84 g/ml và lấy dư 25%) thu được 0,015 mol một trong các sản phẩm chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm tạo thành và tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng. Bài 21. Cho 8,96 lít hỗn hợp A (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 25,825 gam hỗn hợp kim loại Fe và Zn thì thu được 48,95 gam hỗn hợp B gồm các muối clorua và oxit (oxit của sắt chỉ là oxit sắt từ). a. Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. b. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp B. Bài 25. Hỗn hợp A gồm các khí Cl 2 và H2 biết A có tỉ khối so với O 2 là 1,35625. Lấy 5,6 lít hỗn hợp A chiếu sáng thích tạo thành hỗn hợp B. Biết rằng lượng khí hiđro clorua trong B tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 33,96 gam kết tủa trắng. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp HCl. Bài 26. Tính thể tích khí ở đktc của khí cần thiết để điều chế 5,6 lít hiđro clorua, hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 27. Cho 3,36 lít (đktc) H2 tác dụng với 2,24 lít (đktc) Cl2 thì thu được HCl (hiệu suất phản ứng đạt 80%), cho toàn bộ lượng khí HCl sinh ra vào dung dịch AgNO3 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa? Bài 29. Cho 15,2 gam hỗn hợp Mg và kim loại X có hóa trị II, đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và chất rắn không tan. Sau đó hòa tan chất rắn không tan vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư phản ứng tạo thành 4,48 lít khí SO2 (đktc). a. Xác định kim loại X và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. b. Cho lượng SO2 sinh ra phản ứng hết với 875 ml dung dịch Ba(OH) 2 có nồng độ a (mol/l), tạo thành 32,5 gam kết tủa. Tính a. Bài 33. Cho cân bằng: 2SO2 + O2 ↔ 2SO3; ΔH < O. Cân bằng phản ứng chuyển dịch như thế nào khi a. giảm nhiệt độ. b. tăng áp suất chung của hệ phản ứng c. thêm chất xúc tác Bài 34. Cho cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2 NH3 (k); ΔH < 0. Cân bằng trên sẽ chuyển dịch như thế nào khi a. tăng nhiệt độ. b. giảm áp suất. c. tăng nồng độ các chất tham gia. Bài 38. Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Zn tác dụng đủ V lít dung dịch HCl 0,5M thu được 1,12 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 16,55 gam muối khan. Tính V và m? Bài 39. Cho 28,8 g hỗn hợp Fe và Fe 3O4 tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? Bài 40. Cho 8,3 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại Cu, Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%. Sau phản ứng còn chất không tan B và thu được 5,6 lít khí (đkc). Hòa tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 1,12 lít khí SO2 (đkc). Tính phần tăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng. Bài 41. Cho 5,9 g hỗn hợp Al và Cu tác dụng với H 2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 4,48 lít khí SO 2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? 7
  8. Bài 42. Cho 7,6 g hỗn hợp gồm Fe, Mg, Cu vào dung dịch H 2SO4 đặc, nguội dư thì thu được 6,16 lít khí SO 2 (đkc). Phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí (đkc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Bài 43. Hòa tan hoàn toàn 6,85 gam hỗn hợp Mg, Zn vào H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 52,1 gam hỗn hợp muối. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? Bài 44. Cho 6,3g hỗn hợp X gồm MgO, Fe tan vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu dược khí SO2, dẫn toàn bộ khí qua dung dịch NaOH dư thu được 132,3g muối. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X. Bài 46. Cho m hỗn hợp chứa Mg và ZnS tác dụng 250 g dung dịch H 2SO4 được 34,51 g hỗn hợp khí A có tỷ khối hơi so với oxi là 0,8. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Tính nồng độ dung dịch axit đã dùng vừa đủ. Bài 47. Cho 6,8 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 3,36 lít khí (đktc). a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong X. b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thể tích khí SO2 thu được (đktc) là bao nhiêu? Bài 48. Cho 20,8 g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính khối lượng dung dịch H 2SO4 80% cần dùng và khối lượng muối sinh ra. Bài 49. Cho 31,2 g hỗn hợp Fe và FeO tác dụng với dung dịch H 2SO4 98%, nóng thì thu được 12,32 lít khí SO2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? Bài 50. Cho 6,72 lít CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 800 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn? Bài 52. Cho 11,8 g hỗn hợp Al, Cu tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 6,72l khí, phần không tan tác dụng với H2SO4 đặc 80%, nóng (d = 1,733 g/ml) thu được dung dịch (B) và khí (C). a. Tính phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp. b. Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng? c. Dẫn lượng khí (C) trên vào dung dịch NaOH 0,5M thì thu được muối gì? Tính nồng độ mol của mỗi muối. Bài 53. Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít SO 2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tìm kim loại R. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Bài 54. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M hóa trị II vào H 2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đkc). Xác định tên kim loại M. Bài 57. Dẫn 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng? Biết thể tích dung dịch không đổi. Bài 58. Hòa tan 31,2 gam hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít CO2 (đkc). Tính khối lượng từng chất trong A. Bài 59. Hòa tan hoàn toàn 1,17 gam một kim loại A có hóa trị không đổi vào dung dịch HCl 1,2M vừa đủ thì thu được 0,336 lít khí. Tìm tên kim loại A và thể tích dung dịch HCl đã dùng. Bài 60. Cho 10g hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl 20% vừa đủ, thu được 5,6 lít khí đktc. a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng kết tủa thu được. Bài 62. Cho hỗn hợp gồm 3,6 gam Mg và 14g Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc). a. Tính V và khối lượng muối thu được sau phản ứng. b. Cho BaCl2 dư vào dung dịch muối sau phản ứng. Tính khối lượng kết tủa thu được. 8