Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 1 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

pdf 2 trang haihamc 14/07/2023 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 1 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_de_tham_k.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 1 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. TRƯỜNG THPT THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NGUYỄN KHUYẾN Môn: HÓA HỌC - Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 Cho biết nguyên tử khối: O= 16; H= 1; N= 14; C= 12; Ca= 40; K= 39; Cl= 35,5; S= 32; Fe= 56; Zn= 65; P= 31; Cu= 64; F= 19; Br= 80; I= 127; Ba= 137; Mg= 24; Mn= 55. Câu 1. (4 điểm) 1.1. (2,0 đ) Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Mặt khác số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 20. a. Xác ịđ nh kí hiệu hoá học của X, Y. b. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y. Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. c. Biểu diễn eletron hoá trị vào ô lượng tử và xác định số eletron đôc thân. 1.2. (1,0 đ) Cho phân tử NH3 a. Viết công thức electron và công thức Lewis . b. NH3 tan tốt hay ít tan trong H2O, giải thích. 1.3. (1 điểm) Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dạng khí đơn nguyên tử. Hãy giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi của các khí hiếm từ He tới Rn theo số liệu cho trong bảng sau: Khí hiếm He Ne Ar Kr Xe Rn Số hiệu nguyên tử 2 10 18 36 54 86 Nhiệt độ sôi ( oC) -269 -246 -186 -152 -108 -62 Câu 2. (4 điểm) 2.1. ( 2,0 đ) Cân bằng các phản ứng hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron (các hệ số cân bằng tối giản). a. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2. t0 b. FexOy + H2SO4 đặc ⎯⎯→ Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O. 2.2.(2 điểm) Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí (X) gồm Chlorine và Oxygen phản ứng vừa hết với hỗn hợp (Y) gồm 8,4 gam Mg và 5,4 gam Al tạo thành 37,95 gam hỗn hợp (Z) gồm các muối và Oxide. Tính V? Câu 3. (4 điểm) 3.1. (2,0 đ) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa thể hiện sự thay đổi số Oxi hoá của sunlfur theo sơ đồ sau (Trình bày theo thứ tự các mũi tên đã được đánh ốs , mỗi mũi tên là 1 phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện nếu có). (7) (8) -2 (1) 0 (3) +4 (5) +6 S S (4) S (6) S (2) (10) (9) Câu 3.2.(2 điểm) Phổ khối, hay phổ khối lượng chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như hình dưới. Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của nguyên tử khối (m) của mỗi Trang 1/2
  2. đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích Z của các ion đồng vị neon đều bằng +1). a) Neon có bao nhiêu đồng vị bền? b) Tính nguyên tử khối trung bình của neon. Câu 4.(4 điểm) 4.1.(1 điểm) Các quá trình nào sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? a) Nước hóa rắn. b) Sự tiêu hóa thức ăn. c) Quá trình chạy của con người. d) Khí CH4 đốt ở trong lò. e) Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh. g) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên. 4.2 (1,5 điểm). Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: 0 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯→ 2H2O(l) rH 298 = –571,68 kJ 1/2H2(g) + 1/2I2(g) HI(g) = 25,9 kJ Xác ịđ nh biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau: H2(g) + 1/2O2(g) H2O(l) =? HI(g) 1/2H2(g) + 1/2I2(g) =? 4.3.(1,5 điểm). Cho các phản ứng 0 (1) CaCO3(s) ⎯⎯→ CaO(s) + CO2(g) rH 298 = +178,49 kJ (2) C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) = –1370,70 kJ (3) C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) = –393,51 kJ a) Phản ứng nào tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu), phản ứng nào không thể tự xảy ra? b) Khối lượng elthanol hay graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Câu 5.(4 điểm) 5.1 (1,5 điểm) Hãy nêu sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể ion. Liên kết hoá học trong hai loại mạng đó thuộc loại liên kết gì ? 2 – 2 – 5.2.(1,5 điểm). Giải thích tại sao CO3 , không thể nhận thêm một oxi để tạo CO4 2 – 2 – trong khi đó SO3 có thể nhận thêm 1 nguyên tử oxi để cho ra SO4 ? 5.3. (1 điểm). Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó hai phân tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4 HẾT Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Trang 2/2