Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 2 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

pdf 2 trang haihamc 14/07/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 2 - Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_de_tham_k.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Đề tham khảo số 2 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  1. TRƯỜNG THPT THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NGUYỄN KHUYẾN Môn: HÓA HỌC - Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 Cho biết nguyên tử khối: O= 16; H= 1; N= 14; C= 12; Ca= 40; K= 39; Cl= 35,5; S= 32; Fe= 56; Zn= 65; P= 31; Cu= 64; F= 19; Br= 80; I= 127; Ba= 137; Mg= 24; Mn= 55. Câu 1: (4 điểm) 1.1.Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các loại hạt là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. a. Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z . b. So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-. + 1.2. Viết công thứ Lewis của: NH4 , O3, SO2 2 1.3. Hydrogen có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 1 H trong 1 mL 1 nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị và 1H ). Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/mL. Số Avogadro N = 6.1023. Câu 2: (4 điểm) 2.1. Cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron (trình bày theo đủ 4 bước). a. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O b. Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O c. FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O d. Al + HNO3(loãng) Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (trong câu d, tỉ khối của hỗn hợp khí NO và N2O so với hiđro bằng 16,75) 2.2. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z gồm muối và oxide. Xác định phần trăm khối lượng của Al trong Y là Câu 3: (4 điểm) 3.1. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, BaCl2, NaOH, H2SO4, Ba(OH)2 3.2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (1) (2) (3) (4) (5) (6) Fe ⎯⎯ → FeCl2 ⎯⎯ → FeCl3 ⎯⎯ → Fe(NO3)3 ⎯⎯ → Fe(OH)3 ⎯⎯ →Fe2O3 ⎯⎯ → Fe . 3.3. Nêu phương pháp hoá học để: a. Loại bỏ các khí SO2, CO2 trong khí thải công nghiệp. (Viết phương trình minh hoạ) b. Tinh chế muối ăn có lẫn cát. Câu 4: (4 điểm) 4.1. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng : 2CH4 C2H2 + 3H2 Biết nhiệt cháy của các chất như sau:
  2. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O ∆HC1 = -803 (kJ/mol) C2H2 + 5/2 O2 → 2CO2 + H2O ∆HC2 = -1257 (kJ/mol) H2 + 1/2 O2 → H2O ∆HC3 = - 394 (kJ/mol) 4.2. Bằng tính toán hãy giải thích từ 4 nguyên tử N tạo ra 2 phân tử N2 thuận lợi hơn việc tạo ra 1 phân tử N4 có dạng tứ diện. Biết năng lượng liên kết của N – N là 163 kJ/mol và N N là 945 kJ/mol. 4.3. Oxide cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hydrogen có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Câu 5: (4 điểm) 5.1. Cho 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al (theo tỉ lệ mol lần lượt là 3: 2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Trong số các sản phẩm thu được, có 0,15 mol sản phẩm khử duy nhất (X) chứa thành phần lưu huỳnh. Xác định X. 5.2. Cho 0,85 gam hỗn hợp hai kim loại (thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA của bảng tuần hoàn) vào cốc chứa 49,18 gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M. a) Xác định hai kim loại trong hỗn hợp trên. b) Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. . –––––––––––– Hết –––––––––––– HS được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: