Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2018 – 2019 MÔN: SINH HỌC 8 A. Nội dung ôn tập: I. Trắc nghiệm: Ôn nội dung kiến thức các chương: Tuần hoàn, Hô hấp và Tiêu hóa II. Tự luận: Câu 1: Dung tích phổi gồm những thành phần nào? Phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 2: Nêu quá trình trao đổi khí ở phổi? Câu 3: So sánh miễn dịch nhân tạo và miễn dịch tự nhiên? Câu 4: Phân biệt 2 loại mạch máu: động mạch và tĩnh mạch . Câu 5: Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”? Câu 6: Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? B. Gợi ý trả lời: II. Tự luận: Câu 1: Bài 22: Hoạt động hô hấp Câu 2: Bài 21: Hoạt động hô hấp Câu 3: Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Câu 4: Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Câu 5: Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Câu 6: Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học: 2018 – 2019 NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: Dung tích phổi gồm những thành phần nào? Phụ thuộc vào các yếu tố nào? *Dung tích phổi gồm 4 thành phần: - Khí bổ sung: là khí gắng sức hít vào - Khí lưu thông: là khí thở ra bình thường - Khí dự trữ: là khí thở ra gắng sức - Khí cặn: là khí còn lại trong phổi *Dung tích phổi phụ thuộc vào: Giới tính, tầm vóc, cân nặng, lứa tuổi, chế độ luyện tập. Câu 2: Nêu quá trình trao đổi khí ở phổi? Máu từ tim lên phổi mang nhiều CO2 nên máu có màu đỏ thẫm, khi đến các phế nang do nồng độ O2 trong máu nhỏ hơn ngoài phế nang nên O2 từ phế nang đi vào máu. Còn nồng độ CO2 trong máu cao hơn nên CO2 từ máu ra phế nang. Máu từ phổi về tim có nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Câu 3: So sánh miễn dịch nhân tạo và miễn dịch tự nhiên? Giống nhau: - Là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh truyền nhiễm nào đó. Khác nhau: Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch nhân tạo - Có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ - Có được một cách không ngẫu nhiên, chủ khi cơ thể mới sinh ra (bẩm sinh) sau khi động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh cơ thể đã nhiễm bệnh. Câu 4: Phân biệt 2 loại mạch máu: động mạch và tĩnh mạch . Động mạch Tĩnh mạch - Có thành mạch dày hơn tĩnh mạch. - Có thành mạch mỏng hơn động mạch. - Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. - Lòng mạch rộng động mạch. - Có khả năng đàn hồi. - Có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. Câu 5: Vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” - Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. - Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
- Câu 6: Khi nuốt thì ta không thở. - Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí quản nên không khí không ra vào được. * Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc