Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP HKI MÔN VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 2018-2019 Câu 1: Nguyên nhân làm cho các vật nhiễm điên khác nhau là do sự di chuyển và cư trú của các A. hạt tải điện. B. ion âm. C. ion dương. D. electron. Câu 2: Điện phân dung dịch H2SO4 với các điện cực trơ bằng dòng điện có cường độ 2A trong thời gian 2,55 giờ. Thu được khí H2 và O2. Tìm tổng thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn A. 2,3 lít B. 3,13lít C. 1,04 lít D. 2,1 lít Câu 3: Một cặp nhiệt điện làm bằng loại đồng-constantan có hệ số nhiệt điện động là 40μV/K có một đầu tiếp xúc với nước đá đang tang, đầu kia tiếp xúc với nguồn nhiệt có nhiệt độ 4000C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện này là A. 0,016mV B. 32mV C. 0,032mV D. 16mV Câu 4: Trong một mạch điện kìn có một nguồn điện và mạch ngoài có một biến trở. Khi điều chỉnh giá trị biến trở ta thấy hiệu điện thế giữa hai cực dương và âm của nguồn có thể A. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn suất điện động của nguồn. B. nhỏ hơn hoặc bằng suất điện động của nguồn. C. lớn hơn hoặc bằng suất điện động của nguồn. D. bằng không hoặc lớn hơn không hoạc nhỏ hơn không. Câu 5: Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin bằng cách mắc hai cực của pin với mạch ngoài gồm một biến trở nối tiếp với một ampe kế (RA = 0) , dùng vôn kế (RV = ∞) mắc song song với nguồn. Khi điều chỉnh biến trở lần thứ nhất học sinh này thấy vôn kế chỉ 5,1V và ampe kế chỉ 0,3A. Lần điều chỉnh thứ hai chúng có số chỉ lần lượt là 5,25V và 0,25A. Hãy giúp bạn ấy tìm suất điện động và điện trở trong của pin này A. 6V và 5Ω B. 8V và 4Ω C. 6V và 3Ω D. 8V và 5Ω Câu 6: Nối tiếp hai bình điện phân bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4 có cực dương làm bằng đống, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3 có cực dương làm bằng bạc. Sau một thời gian điện phân thu được 12g kim loại ở catot của bình thứ nhất. Tìm khối lượng kim loại thu được ở bình thứ hai. A. 40,5g B. 10,125g C. 14,2g D. 3,6g Câu 7: Trong một điện trường đều có một tam giác đều ABC cạnh a . Biết chiều của đường sức từ A đến B, hiệu điện thế giữa hai điểm B và C là UBC = - 100V. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là UAB là A. -100V B. 300V C. 400V D. 200V Câu 8: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhauu 10cm trong chân không thì hút nhau bởi một lực có độ lớn là 10N. Cũng trong chân không hai điện tích này đặt cách nhau 20cm thì chúng sẽ A. hút nhau với một lực có độ lớn là 2,5N. B. đẩy nhau với một lực có độ lớn là 2,5N. C. hút nhau với một lực có độ lớn là 20N. D. đẩy nhau với một lực có độ lớn là 20N. Câu 9: Quá trình dẫn điện không tự lưc của chất khi xảy ra khi có A. phát xạ nhiệt của electron từ catot. B. điện trường có cường độ đủ lớn. C. tác nhân ion hóa được duy trì. D. ion dương đập vào catot làm bật ra các electron. Câu 10: Khi động cơ điện (quạt điện, máy bơm nước, ) đang hoạt động dòng điện qua động cơ chủ yếu biến điện năng thành A. cơ năng và một phần nhỏ thành nhiệt năng. B. hóa năng và một phần nhỏ thành nhiệt năng. C. nhiệt năng và một phần nhỏ thành cơ năng. D. nhiệt năng và một phần nhỏ thành hóa năng. Câu 11: Một chiếc đèn pin có nguồn cung cấp điện là 2 viên pin AA 1,5V-1Ω mắc nối tiếp và một bóng đèn loại 3V-3W. Tình cường độ dòng điện qua đèn A. 1A B. 0,8A C. 0,5A D. 0,6A Câu 12: Có các loại tạp chất sau đây P, As, B, Al. Muốn có loại bán dẫn loại n ta cần cho loại nào vào tinh thể bán dẫn Si nguyên chất loại nào? A. B và Al B. As hoặc B C. P hoạc Al D. P hoặc As. Câu 13: Tỉ số giữa công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ q từ điểm B ra xa vô cùng AB∞ và q gọi là A. cường độ điện trường tại B B. lực điện tác dụng lên q tại B Trang 1/4 - Mã đề thi 136
  2. C. điện thế tại B D. thế năng của q tại B Câu 14: Một tụ điện có điện dung C = 200nF được tích điện đến điện tích Q = 4,4.10-5C. Hiệu điện thế dùng để tích điện cho tụ điện là A. 200V B. 110V C. 220V D. 100V Câu 15: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là A. hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện B. điện dung của tụ điện C. điện tích của tụ điện. D. dòng điện chạy qua tụ. Câu 16: Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q 30cm trong không khí có độ lớn là 500V/m và có chiều hướng về phía điện tích Q. Tìm Q A. Q = -5.10-9C B. Q = 5.10-9C C. Q = 4.10-9C D. Q = - 4.10-9C Câu 17: Đại lượng nào sau đây phụ thuộc vào điện tích đặt(di chuyển) trong điện trường? D. cường độ điện A. Hiệu điện thế. B. Điện thế. C. Công của lực điện. trường. Câu 18: Hạt tải điện trong môi trường chất khí là A. ion dương, ion âm, electron. B. các electron tự do. C. lỗ trống mang điện dương và electron. D. các ion dương và ion âm. Câu 19: Trong một điện trường tĩnh tại một điểm A đặt một điện tích q = 2.10-6C có lực điện tác dụng lên nó là 0,01N. Cường độ điện trường tại A có độ lớn là A. 4000V/m B. 5000V/m C. 3000V/m D. 2000V/m Câu 20: Bạn đang làm việc ngoài đồng trống, trời chuyển sang mưa giông và bạn thấy tóc, lông tay chân của mình dựng đứng, tức là bạn đang ở trong vùng nguy hiểm có nguy cơ bị sét đánh rất cao. Bạn nên A. chạy thật nhanh ra khỏi chỗ đó cho đến khi không còn cảm giác nói trên. B. nhảy ngay xuống hồ nước gần đó nếu có thể hoặc nằm dài trên mặt ruộng. C. ngồi tại chỗ, hai bàn chân chạm vào nhau, hai tay ôm đầu bịt hai lỗ tai. D. di chyển thật chậm đến nhưng gò đất cao hoặc những tàng cây rộng. Câu 21: Loại linh kiện nào sau đây có chức năng chỉnh lưu dòng điện? A. B. C. D. Câu 22: Một pin điện thoại loại 600mAh có suất điện động 4V điện trở trong 2Ω. Nếu pin bị ngắn mạch thì sau bao lâu pin sẽ hết điện tích?(giả sử pin chịu đựng được tới khi bị kiệt hoàn toàn mà không gây ra cháy nổ) A. 18 phút B. 14 phút C. 20 phút D. 10 phút Câu 23: Môi trường nào sau đây hoàn toàn không dẫn điện? Kim loại, bán dẫn, chất khí, điện môi? A. Cả bốn môi trường đã nêu. B. Không có môi trường nào. C. Điện môi và chất khí. D. Bán dẫn và điện môi. Câu 24: Một bộ nguồn gồm 4pin mắc nối tiếp. Biết suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là 12V - 4Ω. Tìm suất điện động và điện trở trong của mỗi pin. A. 3V-2Ω B. 48V-16Ω C. 2V-1Ω D. 3V-1Ω Câu 25: Môi trường dẫn điện nào sau đây có điện trở suất tăng theo nhiệt độ? A. Bán dẫn tạp chất. B. Kim loại. C. Chất điện phân. D. Bán dẫn tinh khiết. Câu 26: Một điện tích q = 5.10-9C chuyển động từ điểm B đến điểm C trong một điện trường. Biết hiệu điện thế của C so với B là 2400V. Công mà lực điện thực hiện trong sự di chuyển này là A. 2,4.10-5J B. -1,2.10-5J C. -2,4.10-5J D. 1,2.10-5J Câu 27: Các đường sức của điện trường tĩnh luông A. có dạng là các đường cong khép kín và có thể cắt nhau. B. có dạng là các đường thẳng song song và cách đều nhau. C. có chiều trùng với chiều của lực điện tác dụng lên các điện tích. D. có chiều đi ra ở điện tích dương và đi vào ở điện tích âm. Trang 2/4 - Mã đề thi 136
  3. Câu 28: Trên một bàn là điện có ghi 220V-800W mà dây điện trở làm bằng hợp kim Ni-Cr có hệ số nhiệt điện trở là 4.10-4K-1 khi là quần áo có chất liệu là cotton bàn là được điều chỉnh ở mức 3 nhiệt độ 2200C và nhiệt độ phòng là 200C. Tìm điện trở của bàn là khi không làm việc. A. 56Ω B. 60,5Ω C. 50Ω D. 50,5Ω Câu 29: Lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm đứng yên có độ lớn không phụ thuộc vào A. độ lớn của các điện tích. B. môi trường xung quanh. C. dấu của các điện tích. D. khoảng cách giữa chúng. Câu 30: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có cực dương bằng bạc. Biết khối lượng mol của bạc 108, Ag có hóa trị 1 và hằng số Faraday là 96.500C/mol. Tìm khối lượng bạc được giải phóng ở catot của bình điện phân khi cho dòng điện 5A chạy qua trong 30 phút A. 10g B. 10kg C. 20g D. 20kg Cautron dapan Cautron dapan 1 D 16 A 2 B 17 C 3 D 18 A 4 B 19 B 5 C 20 C 6 A 21 A 7 D 22 A 8 A 23 B 9 C 24 D 10 A 25 B 11 D 26 B 12 D 27 D 13 C 28 A 14 C 29 C 15 B 30 A Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 3 pin mắc nối tiếp, các pin có suất điện động(tín từ trái qua phải) lần lượt là 3V- 2Ω; 3V-3Ω và 2V-3Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1 = 12Ω; R2 = 24Ω; R3 = 32Ω; R4 = 40Ω và ampe kế có điện trở không đáng kể (RA = 0) A 1/ Xác định: a) Bộ nguồn tương đương b) Số chỉ ampe kế. c) Hiệu suất pin thứ nhất 2/Nếu dùng dây dẫn nối hai điểm A và B thì ampe kế chỉ bao nhiêu? R1 C R2 Bài 2: Cho hai điện tích Q1 và Q2 = 4Q1 đặt cách nhau 24cm trong chân không. Tìm điểm có cường độ điện trường tổng hợp bằng không. A B LƯỢC GIẢI R3 R4 Bài 1: 1a/ Eb = E1 +E2 +E3 = 8V và rb = r1 + r2 + r3 = 8Ω R12 = R1 + R2 = 36Ω; R34 = R3 + R4 = 72Ω 1b/RN = 1/R12 + 1/R34 = 1/24 RN = 24Ω Số chỉ ampe kế là 1c/ Hiệu suất của pin thứ nhất: 2/ Nếu dùng dây nối A và B tức là mạch ngoài bị nối tắt, nguồn bị ngắn mạch, số chỉ ampe kế Trang 3/4 - Mã đề thi 136
  4. Bài 2: Vì Q1 và Q2 cùng dấu nên để cường độ điện trường triệt tiêu thì điểm đó phải nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và nằm giữa hai điện tích và gần Q1. Sao cho E1 = E2 2r1 – r2 = 0 (1) r1 + r2 = 30 (2) Giải hệ phương trình ta được r1 = 10cm và r2 = 20cm Trang 4/4 - Mã đề thi 136