Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Diêu
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_nam_hoc_2017_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Diêu
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 10 A. LÝ THUYẾT: Chương IV CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Kiến thức - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định lí động năng. - Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng. - Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính cơ năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. Kĩ năng - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi. A - Vận dụng được các công thức A = Fscos và P = . t - Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật, của hệ có hai vật. Chương VI CHẤT KHÍ. Kiến thức - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. - Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ. - Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. - Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Kĩ năng - Vẽ được các đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp trong hệ toạ độ (p, V). - Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Chương VII CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ. Kiến thức - Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. - Viết được các công thức nở dài và nở khối. - Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. - Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. - Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật. - Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn : Q = m. - Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà. - Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi : Q = Lm. - Phát biểu được định nghĩa về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí. - Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá. Kĩ năng 1
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 - Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức Q = m, Q = Lm để giải các bài tập đơn giản. - Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử. - Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ. - Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm. Chương VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC. Kiến thức - Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng. -Nêu được nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật đó. -Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng. -Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này. -Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học. Kĩ năng -Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng có liên quan. -Giải thích được sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ nhiệt và máy lạnh. -Giải được bài tập vận dụng nguyên lí I Nhiệt động lực học. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP: Các định luật bảo toàn. Bài 1: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v 1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a) v và v cùng hướng. 1 2 b) và v cùng phương, ngược chiều. v 1 2 c) v 1 và v 2 vuông góc nhau ĐS: a) 6kgm/s. B)0 c) 3 2 kgm/s. Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, vật 1 có khối lượng 4kg, vận tốc 3m/s và vật 2 có khối lượng 8kg, vận tốc 2m/s, chuyển động ngược chiều nhau. Sau va chạm hai vật dính vào nhau, xác định vật tốc của hai vật sau va chạm. ĐS: Sau va chạm 2 vật cùng chuyển động với vận tốc 0,33 m/s theo chiều chuyển động ban đầu của vật 2 Bài 3: ( Nâng cao) Một người có khối lượng m 1=50kg đang chạy với vận tốc v 1=4m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2=150kg đang chạy trên đường ray nằm ngang song song với người đó với vận tốc v 2=1m/s. tính vận tốc của toa xe và người nếu người đó và toa xe chuyển động: m a. cùng chiều. b Ngược chiều. Bỏ qua mọi ma sát. Bài 4: ( Nâng cao) Một vật khối lượng m=1kg bắt đầu trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc =300, dài l=4m. sau khi rời mặt phẳng nghiêng thì vật rơi vào toa xe đang nằm yên trên đường ray. Xe có khối lượng M=4kg. Tính vận tốc của xe sau khi vật rơi vào. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10m/s2 2/ Công công suất: Bài 5: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m? ĐS: 1591 J Bài 6: Một xe tải khối lượng 2,5T ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2. 5 5 5 ĐS: AP = AN = 0;A K = 3,24.10 J;Ams = 1,44.10 J; p = 0,135.10 W Bài 7: Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát giữa ôtô và mặt đường. ĐS: 800 N Bài 8:Một gàu nươc có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 s . Tính công suất trung bình của lực kéo . Lấy g = 10 m/s2 ĐS: 5 W 2
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Bài 9: .Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s? b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m. a) - 261800 J. b) 4363,3 N Bài 10: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh (động cơ không 4 sinh lực kéo). Tính quãng đường ô tô đi được cho đến khi dừng lại. Cho lực hãm ô tô có độ lớn Fh = 10 N. ĐS: 40 m Bài 11: ( Nâng cao) Một ôtô khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 36km/h. công suất của động cơ ôtô là 5kW. a. Tính lực cản của mặt đường. b. Sau đó ôtô tăng tốc, sau khi đi được quãng đường 125m ôtô đạt vận tốc 54km/h. tính công suất trung bình trên quãng đường này. Bài 12: ( Nâng cao) Để đẩy một thùng khối lượng 25kg lên theo một mặt phẳng không ma sát nghiêng 30 0 so với phương ngang, người công nhân đã tác dụng một lực F=209N song song với phương nghiêng. Khi thùng trượt được 1,5m. tính công của: a. Người công nhân đã thực hiện. b. Trọng lực thực hiện. c. Phản lực của mặt phẳng nghiêng. d. Công toàn phần thực hiện lên thùng. Định luật bảo toàn cơ năng Bài 13: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2. a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất. b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên ĐS: a. 300J; -500J b) 800J; 0 J Bài 14: Cho một lò xo nằm ngang, có độ cứng k = 150N/m. Kéo lò xo theo phương ngang đến khi nó nén được 2 cm. Chọn mức 0 của thế năng khi lò xo không biến dạng.Tính thế năng đàn hồi của lò xo. ĐS: 0,03 J Bài 15: Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s 2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. a. Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất b. Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20m c. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s ĐS: a. 20 2 m/s. b.20m/s. c. 35m Bài 16: Một vật có khối lượng m = 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s 2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Hãy tính: a. Tính cơ năng của vật ngay trước khi chạm đất. b. Độ cao h. c. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. d. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng. ĐS: a. 450 J b. 25 m c.45 m d. 15 3 m/s. Bài 17: Một hòn bi được ném thẳng đứng lên cao từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất là 2,4m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s 2. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí vật có độ cao cực đại. b) Tìm vận tốc ném . b) Tìm vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. *c) Giả sử sau khi vừa chạm đất vật lún sâu thêm được một đoạn 5cm. Tính công của lực cản và giá trị của lực cản do đất tác dụng lên vật. Biết m = 200g. *d) Nếu có lực cản của không khí là 5N tác dụng thì độ cao cực đại so với mặt đất mà vật lên được là bao nhiêu? Với m = 200g. ĐS: a. 4 m/s b. 4 3 m/s c. - 4,9 J; 98 N d. 1,83 m *Bài 18: ( Nâng cao) Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20m so với măt đất và vận tốc ném 2 30m/s. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s . Chọn mốc tính thế năng tại vị trí ném vật. a. Tính vận tốc của vật lúc chạm đất 3
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 b. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi có vận tốc 35m/s ĐS: a. 36,06 m/s b. 3,75m Bài 19:Một vật khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 90m. Lấy g= 10m/s 2. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. a.Tính vận tốc của vật khi chạm đất bằng phương pháp năng lượng. b.Ở độ cao nào động năng của vật bằng thế năng ? c.Ở độ cao nào động năng của vật bằng một phần tư cơ năng ? d.Tính vận tốc của vật khi vật có động năng bằng ba thế năng? e.Ở độ cao nào vật có vận tốc 20m/s ? khi đó vật rơi được quãng đường bao nhiêu? Bài 20: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. a) Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. c) Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? d) Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? Bài 21: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 25m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Xác định: a) Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. b) Vị trí mà vật có vận tốc bằng 20 m/s. c) Vận tốc của vật khi ở độ cao bằng 1/4 độ cao cực đại. Bài 22: Từ một chiếc cầu cao 8m (so với mặt nước), một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Chọn gốc thế năng ở mặt nước. Xác định a) Độ cao cực đại so với mặt nước mà vật đạt được? b) Độ cao của vật so với mặt nước khi động năng bằng thế năng? c) Vận tốc của vật khi chạm nước? d) Khi chạm nước, vật đi sâu vào trong nước một đoạn 50cm thì vận tốc chỉ còn một nửa vận tốc lúc chạm nước. Tính lực cản trung bình của nước tác dụng vào vật. Bài 23: Một vật có khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất.Lấy g=10m/s2. Bỏ qua lực cản không khí a.Tính cơ năng tại vị trí ban đầu? b. Tính vận tốc lúc vật chạm đất? c. Tính độ cao tại vị trí vật có động năng là 100 J d. Đến mặt đất, vật lún sâu vào đất một đoạn s.Biết lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật 1600N.Tính s Bài 24: ( Nâng cao) Một búa máy có khối lượng 100kg được thả rơi tự do từ độ cao 10m để đóng vào đầu cọc. Biết cọc có khối lượng 10kg, va chạm giữa búa và cọc là hoàn toàn mềm. Xác định: a) Vận tốc của búa trước khi va chạm vào đầu cọc. b) Vận tốc của búa và cọc ngay sau va chạm. c) Cọc lún sâu vào trong đất 50cm. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên cọc. Bài 25: ( Nâng cao) Một viên đạn khối lượng 4,5g được bắn theo phương ngang, vào một tấm gỗ 2,4kg, đứng yên trên mặt phẳng ngang. Viên đạn nằm yên trong khối gỗ, khối gỗ dịch chuyển 1,8m với hệ số ma sát 0,2. tính: O a. Vận tốc khúc gỗ ngay sau va chạm. b. Vận tốc viên đạn trước khi cắm vào khúc gỗ. 0 Bài 26: ( Nâng cao) Một vật có khối lượng m=200g, được treo vào điểm O bằng một sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài l=1m, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng C H A 0 một góc 0=60 rồi thả nhẹ với vận tốc ban đầu bằng không. a. Tính cơ năng tại A. b. Xác định vận tốc và lực căng của dây khi vật trở về vị trí cân bằng C. c. Xác định cơ năng và vận tốc của vật khi vật lên vị trí có góc lệch =300. C d. Giả sử khi vật qua vị trí cân bằng thì dây treo bị vướng vào một cái đinh tại O1 (OO1=40cm). Tìm góc lệch lớn nhất của sợi dây so với phương thẳng đứng sau khi đã vướng đinh. Cho g=10m/s2. Chương 5: Chất khí. Bài 1: Một lượng khí có thể tích 10 lít ở áp suất 3 atm. Người ta nén khí sao cho nhiệt độ không đổi cho đến khi áp suất của khối khí bằng 6 atm. Tính thể tích của khối khí. 4
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Bài 2: Một khối khí có thể tích ban đầu 5 lít, áp suất 2 atm. Người ta nén khối khí ở nhiệt độ không đổi làm áp suất của khối khí tăng thêm 0,5 atm. Tìm thể tích của khối khí. Bài 3: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích 9 lít còn 6 lít thì áp suất của khối khí thay đổi một lượng 50kPa. Tìm áp suất ban đầu của khối khí. Bài 4: ( Nâng cao) Một bọt khí ở đáy hồ sâu 5m, nổi lên mặt nước hỏi thể tích bọt khí tăng lên bao nhiêu lần. Biết áp suất khí quyển là 105 Pa. Bài 5: ( Nâng cao) Dùng một bơm tay để đưa không khí vào một quả bóng có thể tích 3 lít. Mỗi lần bơm đưa được 0,3 lít không khí ở áp suất 105Pa vào quả bóng. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để áp suất trong quả bóng bằng 5.105Pa trong hai trường hợp: a) Trước khi bơm trong bóng không có không khí. b) Trước khi bơm trong bóng có không khí ở áp suất 105Pa. Bơm chậm để nhiệt độ không đổi. Bài 6: ( Nâng cao) Một xi lanh đặt thẳng đứng có pittông nhẹ, lúc đầu pittông cách đáy xilanh 60cm, chứa không khí ở áp suất khí quyển P0=76cmHg và nhiệt độ 200C. đặt lên pittông 1 quả cân có trọng lượng F=408N thì pittông hạ xuống và dừng lại khi cách đáy 50cm. Tính nhiệt độ của không khí khi pittông hạ xuống. Biết diện tích pittông là S=100cm2 và trọng lượng riêng của thuỷ ngân là D=13,6.104N/m3. Bài 7: ( Nâng cao) Một khối khí lý tưởng ơ nhiệt độ 27°C được biến đổi qua hai giai đoạn: nén đẳng nhiệt cho đến khi thể tích tăng gấp đôi, sau đó dãn đẳng áp trở về thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ cuối cùng của khối khí và biểu diễn các quá trình đó trên đồ thị (p, V) và (p, T). Bài 8: Một khối khí đang ở trạng thái (1) có thể tích 2 lít, ở nhiệt độ 47°C, áp suất 5atm thực hiện liên tiếp hai quá trình: dãn đẳng nhiệt đến trạng thái (2) có thể tích tăng lên 2 lần rồi làm lạnh đẳng áp cho đến trạng thái (3) có thể tích ban đầu. a) Xác định áp suất, nhiệt độ, thể tích của khối khí ở trạng thái (2) và (3). b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình trên trên đồ thị (V, T) và đồ thị (p, T). Bài 9: ( Nâng cao) Một mol khí hidro đang ở điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái (1). Khối khí thực hiện liên tiếp hai quá trình: nung đẳng áp đến trạng thái (2) có thể tích tăng lên 3 lần rồi được nén chậm đến trạng thái (3) có áp suất bằng 2 lần áp suất ở điều kiện chuẩn. a) Xác định áp suất, nhiệt độ, thể tích của khối khí ở trạng thái (2) và (3). b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình trên trên đồ thị (p,V), (V,T) và (p,T). Bài 10: ( Nâng cao) Một khối khí có thể tích 4 lít ở điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái (1). Khối khí thực hiện liên tiếp hai quá trình: nén đẳng nhiệt cho đến trạng thái (2) có áp suất tăng lên gấp 4 lần rồi được làm lạnh đẳng tích đến trạng thái (3) có nhiệt độ –23°C. a) Xác định nhiệt độ, áp suất, thể tích của khối khí ở trạng thái (2) và trạng thái (3). b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình trên trên đồ thị (p,V), (V,T) và (p,T). p(at Bài 11: Trên hình vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong hệ tọa độ (p – T). ) (2) a.Nêu tên các đẳng quá trình. p2 3 b.Tính p2, V3. Biết V1 = 4 dm , p1=2 at, T1=300K, T2=2T1. (1 p1 (3) c. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình trên trong hệ tọa độ (p – V) và (V,T) ) Bài 12: Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình gồm một quá trình đẳng nhiệt T(K) từ trạng thái (1) sang trạng thái (2), sau đó dãn đẳng áp đến trạng thái (3), 0 T1 T2 5 ) từ trạng thái (3) làm lạnh đẳng tích trở về trạng thái (1). Biết p1 = 2.10 Pa, V1 = 4 lít, V2 = 10 lít, Các trạng thái (1) và (2) ở nhiệt độ 400K. a. Xác định các thông số còn lại của khối khí. b. Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, T) và (V, T). Bài 13: Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như gồm một quá trình đun nóng đẳng tích (1) – (2), một quá trình dãn đẳng nhiệt (2) – (3) và quá trình đẳng áp (3) – (1). Biết T1 = 250 K, T2 = 600 K. Trạng thái (1) có áp suất 2 atm. a) Xác định các thông số còn lại của khối khí. b) Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, T) và (V, T). Bài 14: Một mol khí lý tưởng thực hiện một chu trình như hình vẽ. Các số liệu được cho trên đồ thị. Xác định các thông số còn thiếu trong trạng thái. Bài 15: Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình gồm 4 trạng p (Pa) thái. Từ trạng thái (1) khí nén đẳng nhiệt từ thể tích 0,8 m³ đến (1) (3) p thể tích 0,2 m³ của trạng thái (2). Biết áp suất trạng thái (2) là 1 2,5.105 Pa. Từ trạng thái (2) dãn đẳng áp tới trạng thái (3) có thể tích là 1 m³. Sau đó làm lạnh đẳng tích đến trạng thái (4) có p4 = 105 p1. Quá trình (4) sang (1) là đẳng áp. (2) 5 O 200 500 T (K)
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Hai trạng thái (1) và (2) cùng ở nhiệt độ 400 K. a) Xác định các thông số còn lại của khối khí. b) Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, T) và (V, T). Bài 16: Một khối khí thực hiện một chu trình như hình vẽ. Các thông V (l) (4) số được cho trên hình vẽ. Biết áp suất ở trạng thái (1) là p1 = 2 atm. 10 (3) a) Xác định các thông số còn lại của khối khí. b) Vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (p, T). (1) V Bài 17: ( Nâng cao) Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như 1 (2) gồm quá trình đun nóng đẳng tích từ trạng thái (1) ở nhiệt độ 200 K lên trạng thái (2) ở nhiệt độ 600 K. Sau đó làm lạnh đẳng áp về trạng O 200 400 600 T (K) thái (3) ở nhiệt độ 200 K. Biết áp suất của khối khí ở trạng thái (1) là p1 = 1,5 atm và thể tích trạng thái (3) là V3 = 4 lít. a) Xác định các thông số còn lại của khối khí. b) Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p, T) và (V, T). p (Pa) Bài 18: ( Nâng cao) Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như (1) (2) hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị. Biết T2 = 450K, T4 = 200K, hai trạng thái (1) và (3) cùng nằm trên đường đẳng nhiệt. a) Xác định các thông số còn thiếu của khối khí. b) Vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (V,T) và (p,T) 2.105 (4) (3) V (m³) Chương 6 : CỞ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC * O V1 6 Bài 1. Một lượng khí lý tưởng bị giam trong xi lanh có pit-tông đậy kín .Người ta thực hiện một công bằng 200Jđể nén đẳng áp khí đó và người ta thấy lượng khí truyền ra ngoài một niệt lượng 350J .Nội năng của lượng khí đã tăng giảm bao nhiêu? ĐS:-150J Bài 2. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 120J. Khí nở ra thực hiện công 80J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu? ĐS: 40J Bài 3. Một người khối lượng 60kg từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi . Bỏ qua hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi .Lấy g=10m/s2. Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi là bao nhiêu? ĐS: 3000J Bài 4. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 148J. Khí nở ra thực hiện công 82J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu? ĐS: 66J Bài 5. Một hòn bi thép có trọng lượng 0,5N rơi từ độ cao 2m xuống một tấm đá rồi nẳy lên độ cao 1,4m.Tính lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nội năng của bi và tấm đá. ĐS: 0,3J Chương 7 : CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG Bài 1. ( Nâng cao) Một sợi dây thép có đường kính2mm, có độ dài ban đầu 50cm ,suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa. Hệ số đàn hồi của thép là bao nhiêu? ĐS: 12,56.105N/m Bài 2. Một thước thép ở 300C có độ dài 1500mm . Khi nhiệt độ tăng lên 800C thì thước thép dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6(1/K) ĐS; 0,825mm Bài 3.Một thước nhôm ở 200C có độ dài 300mm . Khi nhiệt độ tăng lên 1200C thì thước nhôm dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6(1/K) ĐS; 0,72mm Bài 4. Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1cm2 để thanh này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1000. Suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa và hệ số nở dài của nó là 11.10-6(1/K). ĐS: 22.103(N) Bài 5. ( Nâng cao) Một thanh thép có tiết diện ngang hình tròn đường kính 2cm được giữ chặt một đầu .khi tác dụng vào đầu kia một lực nén F= 1,57.105N dọc theo trục của thanh. Với lực F đó , định luật Húc vẫn còn đúng . Cho biết suất Young của thép là 2.1011Pa . Độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu? ĐS:0,25% Bài 6. Chiều dài của một thanh ray ở 200C là 10m .Hệ số nở dài của thép dùng làm thanh ray là 1,2.10-5 (1/độ) .Tính khoảng cách cần thiết phải để hở hai đầu ray đặt nối tiếp nếu nhiệt độ của nó lên tới 500C.ĐS:3,6mm Bài 7. Một dây điện thoại bằng đồng có chiều dài 1,2km ở nhiệt độ 150C .Khi nóng lên đến 300C thì dây dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của đồng là 1,7.10-5K-1. ĐS: 30,6cm Bài 8. Cho hai sợi dây đồng và sắt có độ dài bằng nhau và bằng 2m ở nhiệt độ 100C . Hỏi hiệu độ dài của chúng ở 350C .Biết hệ số nở dài của đồng là 17,2.10-6(K-1) và của sắt là 11,4.10-6(K-1). ĐS: 0,29mm BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN 6
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 2: Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos . D. A = ½.mv2. Câu 3: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : 1 1 A. W mv B. W mv2 . C. W 2mv2 . D. W mv2 . d 2 d d d 2 Câu 4: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l ( l B. < = D. = 2 2 2 2 Câu 14: Chọn câu đúng: A. Chuyển động bằng phản lực là chuyển động về phía trước khi tác dụng một lực về phía sau. B. Trong hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. C. Trong chuyển động bằng phản lực một vật chuyển động về phía này thì một vật chuyển động về phía ngược lại. D. Trong hệ kín khi đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. Câu 15: Chọn câu Sai: A. Sứa hay mực, nó đẩy nước từ trong các túi (sứa) hay trong các ống (mực) ra phía sau, làm nó chuyển động về phía trước. B. Sứa hay mực, nó thay đổi tư thế các ống hay túi thì hướng chuyển động cũng thay đổi. C. Sứa hay mực, nó hút nước vào các túi (sứa) hay trong các ống (mực), làm nó chuyển động về phía trước. D. Các tên lửa vũ trụ có một số động cơ phụ để đổi hướng chuyển động khi cần thiết, bằng cách cho động cơ phụ hoạt động phụt ra luồng khí theo hướng ngược với hướng cần chuyển động. 7
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 16 Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s, v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là: A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ hai. B. 0,43m/s và theo chiều xe thứ nhất. C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ nhất. D. 0,43m/s và theo chiều xe thứ hai. Câu 17: Động lượng của một vật bằng: A. Tích khối lượng với vận tốc của vật. B. Tích khối lượng với gia tốc của vật. C. Tích khối lượng với gia tốc trọng trường. D. Tích khối lượng với độ biến thiên vận tốc. Câu 18: Đơn vị của động lượng là A. kg.m/s². B. kg.m/s. C. kg.m.s. D. kg.m.s². Câu 19: Chọn phát biểu đúng về động lượng của một vật: A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương. B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm. C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc. D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc. Câu 20: Tính chất nào sâu đây không phải là của động lượng của một vật: A. phụ thuộc vào hệ quy chiếu. B. tỷ lệ thuận với khối lượng của vật. C. cùng hướng với vận tốc. D. bằng tích khối lượng với độ lớn vận tốc. Câu 21: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động lượng của vật sẽ A. không thay đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. thay đổi chiều. Câu 22: Nếu đồng thời giảm khối lượng của vật còn một nửa và tăng vận tốc lên gấp đôi thì độ lớn động lượng của vật sẽA. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. không thay đổi. D. tăng lên 4 lần. Câu 23: Hai vật có động lượng bằng nhau. Chọn kết luận sai. A. Vật có khối lượng lớn hơn sẽ có vận tốc nhỏ hơn. B. Vật có vận tốc lớn hơn sẽ có khối lượng nhỏ hơn. C. Hai vật chuyển động cùng hướng, với vận tốc bằng nhau. D. Hai vật chuyển động với vận tốc có thể khác nhau. Câu 24: Hệ kín là A. hệ không có lực tác dụng lên hệ. B. hệ có tổng nội lực của hệ triệt tiêu. C. hệ chỉ tương tác với các vật ngoài hệ. D. hệ có tổng ngoại lực tác dụng bằng không. Câu 25: Chọn câu SAI. A. Trong một hệ kín, vector tổng động lượng được bảo toàn. B. Động lượng của hệ có thể chỉ bảo toàn theo một phương. C. Động lượng của hệ bảo toàn nghĩa là có độ lớn không đổi. D. Chuyển động bằng phản lực là một ứng dụng của sự bảo toàn động lượng. Câu 26: Súng bị giật lùi khi bắn là do A. động lượng của súng được bảo toàn. B. tổng vận tốc của đạn và súng bảo toàn. C. động lượng của hệ được bảo toàn. D. động năng của hệ không đổi. Câu 27: Một quả bóng có khối lượng m đang bay với vận tốc v theo phương ngang thì đập vào tường và bậc ngược lại theo phương cũ với vận tốc như cũ. Gọi p là động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường. Độ biến thiên động lượng của quả bóng bằngA. p . B. p . C. 2p . D. 2p . Câu 28: Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ: A. p1 = 2p2. B. p1 = p2. C. p1 = 4p2. D. p2 = 4p1. Câu 29: Lực nào làm thay đổi động lượng của một ô tô trong quá trình ô tô tăng tốc A. lực ma sát. B. lực phát động. C. hợp lực tác dụng lên ô tô. D. trọng lực và phản lực. Câu 30: Chọn phát biểu SAI. A. Khi động lượng của một vật thay đổi thì chứng tỏ đã có lực tác dụng lên vật. B. thời gian lực tác dụng lên vật càng dài thì động lượng của vật thay đổi càng nhiều. C. độ lớn của lực càng lớn thì động lượng của vật thay đổi càng nhiều. D. lực có độ lớn khác nhau sẽ gây ra sự thay đổi động lượng của vật khác nhau. Câu 31: Chọn câu SAI. Khi một vật chuyển động thẳng đều thì A. động lượng của vật không đổi. B. xung lượng của hợp lực tác dụng lên vật bằng không. C. độ biến thiên động lượng của vật bằng không.D. không thể có lực tác dụng lên vật. Câu 32: Quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không đổi? A. Ô tô tăng tốc nhanh dần đều. B. Ô tô chuyển động tròn đều. 8
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 C. Ô tô giảm tốc chậm dần đều. D. Ô tô chuyển động thẳng đều. Câu 33: Chọn phát biểu đúng A. Một hệ có tổng động lượng bằng không thì được bảo toàn năng lượng. B. Động lượng là một đại lượng vector và luôn bảo toàn trong mọi trường hợp. C. Hệ có tổng nội lực bằng không thì động lượng luôn được bảo toàn. D. Hệ có tổng ngoại lực bằng không thì động lượng luôn bảo toàn. Câu 34: Chuyển động bằng phản lực dựa trên A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Định luật bảo toàn động lượng. C. Định lý động năng. D. Định luật II Newton. Câu 35: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h có động lượng là A. 105 kg.m/s. B. 7,2.104 kg.m/s. C. 0,72 kg.m/s. D. 2.104 kg.m/s. Câu 36: Xe A có khối lượng 1000kg, chuyển động với vận tốc 60km/h; xe B có khối lượng 2000kg, chuyển động với vận tốc 30km/h. Độ lớn động lượng của xe nào lớn hơn? A. bằng nhau. B. không biết. C. xe A lớn hơn. D. xe B lớn hơn. Câu 37: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 100g và m2 = 200g chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = v2 = 3m/s. Sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua mọi lực cản. Vận tốc sau va chạm của hai xe có cùng chiều với chiều chuyển động trước va chạm của xe nào và bằng bao nhiêu? A. cùng chiều xe 2 và có độ lớn 3m/s. B. cùng chiều xe 1 và có độ lớn 1m/s. C. cùng chiều xe 2 và có độ lớn 1m/s. D. cùng chiều xe 1 và có độ lớn 3m/s. Câu 38: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Nếu các vận tốc cùng hướng thì độ lớn động lượng của hệ là A. 9 kg.m/s. B. 6 kg.m/s. C. 2 kg.m/s. D. 0 kg.m/s. Câu 39:* Một quả bóng có khối lượng m = 0,1kg chuyển động với vận tốc v = 4m/s thì đập vào tường và bật trở lại với cùng vận tốc 4m/s cũng theo phương cũ. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng. Độ biến thiên động lượng của quả bóng do va chạm bằng A. 0,8 kg.m/s. B. –0,8 kg.m/s. C. –0,4 kg.m/s. D. 0,4 kg.m/s. Câu 40: Một ô tô có khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Sau 10s thì dừng lại. Lực hãm phanh có độ lớn là A. 500 N. B. 1500 N. C. 5000 N. D. 2500 N. Câu 41: Một vật có khối lượng 100g tăng tốc từ 2m/s lên 8m/s trên đoạn đường dài 3m. Lực tác dụng lên vật trong thời gian tăng tốc bằng A. 1 N. B. 2 N. C. 3 N. D. 4 N. Câu 42: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng từ điểm M trên mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s². Độ cao cực đại mà vật đạt được là A. 80 m. B. 40 m. C. 60 m. D. 20 m. Câu 43: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đang bay với vận tốc V = 200 m/s đối với Trái Đất thì phụt ra phía sau tức thời khối lượng khí 2 tấn với vận tốc v = 500 m/s đối với tên lửa. Vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí là A. 650 m/s. B. 325 m/s. C. 250 m/s. D. 575 m/s. Câu 44: Công cơ học là một đại lượng A. vector. B. luôn dương. C. luôn âm. D. vô hướng. Câu 45: Trong trường hợp nào sau đây, lực không thực hiện công? A. lực ma sát trượt. B. trọng lực khi vật chuyển động ngang. C. trọng lực khi vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. D. lực phát động của ô tô khi xe chuyển động đều. Câu 46: Trong trường hợp nào sau đây lực sinh công âm? A. trọng lực khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng. B. lực hãm phanh của ô tô đang chuyển động chậm dần đều. C. trọng lực khi vật đang rơi tự do.D. phản lực của mặt phẳng nghiêng khi vật trượt trên nó. Câu 47: Chọn phát biểu sai. Công cản có đặc điểm A. là công sinh ra do lực ngược chiều chuyển động của vật. B. là công do lực cản chuyển động của vật sinh ra. C. là công do lực có hướng hợp với hướng chuyển động một góc nhọn sinh ra. D. là công do lực có hướng hợp với hướng ngược hướng chuyển động một góc nhọn sinh ra. Câu 48: Chọn phát biểu SAI. A. Công của lực ma sát nghỉ bằng không. B. Những lực có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì không sinh công. C. Khi một vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm không sinh công. D. Khi chuyển động có gia tốc, hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương. 9
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 49: Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng quãng đường đi được là 6 m. Công của lực F là A. 11 J. B. 50 J. C. 30 J. D. 15 J. Câu 50: Chọn phát biểu KHÔNG đúng về công suất. Công suất A. là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. B. tính bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. là đại lượng vô hướng. D. có đơn vị là J. Câu 51: Một người đưa một vật có trọng lượng 20N lên cao 10m trong thời gian 20s. Công suất trung bình của người làA. 200 W. B. 100 W. C. 10 W. D. 20 W. Câu 52: Một vật có khối lượng 2kg được thả rơi tự do từ độ cao 20m. Công suất trung bình của trọng lực trong 1,5s đầu tiên làA. 150 W. B. 300 W. C. 225 W. D. 450 W. Câu 53: Một vật có khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 20m. Công suất tức thời của trọng lực khi vật chạm đất làA. 60 W. B. 50 W. C. 30 W. D. 40 W. Câu 54: Một động cơ ô tô sinh ra một lực phát động bằng 2400N làm ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 48km/h. Công suất tức thời của động cơ bằng A. 3 kW. B. 50 W. C. 32 kW. D. 115200 W. Câu 55 *: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h. Đến đoạn đường gồ ghề, lực cản tăng gấp đôi. Mở ga tối đa cũng chỉ làm công suất động cơ tăng gấp 1,5 lần. Vận tốc của ô tô trên đoạn đường gồ ghề có giá trị lớn nhất bằng A. 45 km/h. B. 40 km/h. C. 30 km/h. D. 80 km/h. Câu 56: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với động năng? A. Luôn không âm. B. Phụ thuộc vào hệ quy chiếu. C. Tỷ lệ thuận với khối lượng của vật. D. Tỷ lệ thuận với tốc độ. Câu 57: Chọn phát biểu SAI. A. Khi một vật chuyển động có gia tốc thì động năng của vật thay đổi. B. Khi một vật chuyển động chậm dần thì động năng của vật giảm. C. Khi tốc độ của vật giảm thì động năng của vật cũng giảm. D. Động năng có thể khác nhau đối với những hệ quy chiếu khác nhau. Câu 58: Khi vận tốc của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. không thay đổi. D. Giảm đi 2 lần. Câu 59: Khi vận tốc của một vật tăng 3 lần đồng thời khối lượng của vật giảm đi 2 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng 1,5 lần. B. tăng 9,0 lần. C. tăng 4,0 lần. D. tăng 4,5 lần. Câu 60: Khi động lượng của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ A. không thay đổi. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 61: Khi động năng của vật tăng thì công của hợp lực tác dụng lên vật sẽ A. là công cản. B. có giá trị âm. C. bằng không. D. có giá trị dương. Câu 62: Chọn phát biểu SAI. A. Động năng của một vật không âm nên bao giờ cũng tăng. B. Vậntốc của vật càng lớn thì độngnăng của vật càng lớn. C. Động năng của vật tỷ lệ với bình phương vận tốc của vật. D. Động năng và công có đơn vị giống nhau. Câu 63: Hai vật có cùng động năng. Biết m1 = 4m2, các vận tốc chúng phải thỏa mãn A. v1 = 2v2. B. v2 = 2v1. C. v2 = 4v1. D. v2 = 4v1. Câu 64: Hai vật có cùng khối lượng. Nếu động năng của vật thứ nhất gấp 4 lần động năng vật thứ hai thì các vận tốc của chúng có quan hệ đúng là A. v1 = 2v2. B. v1 = 16v2. C. v1 = 4v2. D. v2 = 4v1. Câu 65: Lực tác dụng vuông góc với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động năng của vật A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. bằng không. Câu 66: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động năng của ô tô là A. 15 kJ. B. 1,5 kJ. C. 30 kJ. D. 108 kJ. Câu 67: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s². Khi đó vận tốc của vật là A. 0,45 m/s. B. 1,0 m/s. C. 1,4 m/s. D. 4,5 m/s. Câu 68:* Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h. Một xe máy có khối lượng 200 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc 36 km/h. Động năng của xe máy trong hệ quy chiếu gắn với ô tô là A. 10 kJ. B. 2,5 kJ. C. 22,5 kJ. D. 7,5 kJ. Câu 69:* Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau một thời gian vận tốc giảm còn 18 km/h. Độ biến thiên của động năng của ô tô là A. –150 kJ. B. 150 kJ. C. –75 kJ. D. 75 kJ. 10
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 70: *Một vật có khối lượng 200g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực F. Sau một thời gian, vật đạt vận tốc 3m/s. Công của lực F trong thời gian đó bằng A. 0,90 J. B. 0,45 J. C. 0,60 J. D. 1,80 J. Câu 71:* Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng A. 9 J. B. –9 J. C. 15 J. D. –1,5 J. Câu 72: *Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chạy với vận tốc 45 km/h thì người lái nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ô tô không đổi và bằng 1,2.104 N. Sau đó ô tô sẽ A. va mạnh vào vật cản. B. dừng trước vật cản một đoạn. C. vừa tới sát vật cản. D. bay qua vật cản. Câu 73:* Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là A. 20 m/s. B. 10 m/s. C. 15 m/s. D. 40 m/s. Câu 74: Đặc điểm nào sau đây không phải của thế năng trọng trường? A. phụ thuộc khối lượng của vật. B. như nhau đối với mọi gốc thế năng. C. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. D. có đơn vị giống đơn vị của cơ năng. Câu 75: Thế năng trọng trường của một vật A. luôn dương vì độ cao của vật luôn dương. B. có thể âm, dương hoặc bằng không. C. không thay đổi nếu vật chuyển động thẳng đều. D. không phụ thuộc vào vị trí của vật. Câu 76: Công của trọng lực không phụ thuộc vào A. hình dạng của quỹ đạo. B. vị trí điểm cuối khi điểm đầu xác định. C. vị trí điểm đầu khi khi điểm cuối xác định. D. vị trí điểm đầu và điểm cuối. Câu 77: Một vật được ném lên cao sau đó rơi về đến vị trí ban đầu. Công của trọng lực tác dụng lên vật bằng A. động năng ban đầu của vật. B. động năng lúc sau của vật. C. hai lần thế năng cực đại của vật. D. không. Câu 78: Gốc thế năng được chọn tại mặt đất nghĩa là A. trọng lực tại mặt đất bằng không. B. vật không thể rơi xuống thấp hơn mặt đất. C. thế năng tại mặt đất bằng không. D. thế năng tại mặt đất lớn nhất. Câu 82: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì: A. Cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. B. Động lượng của vật là một đại lượng bảo toàn. C. Thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn. D. Động năng của vật là một đại lượng bảo toàn. Câu 83: Chọn phát biểu đúng. A. Độ biến thiên động năng bằng độ biến thiên cơ năng của vật khi có lực cản. B. Độ tăng thế năng của vật bằng công của trọng lực tác dụng lên vật. C. Độ giảm thế năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. D. Độ biến thiên động năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. Câu 84: Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào đúng? A. Thế năng không đổi. B. Động năng không đổi. C. Cơ năng không đổi. D. Lực thế không sinh công. Câu 85: Một vật được ném lên từ độ cao 1 m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s². Cơ năng của vật so với mặt đất là A. 4,0 J. B. 5,0 J. C. 6,0 J. D. 7,0 J. Câu 86: Người ta thả rơi tự do một vật 400g từ điểm B cách mặt đất 20m. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s². Cơ năng của vật tại C trên quỹ đạo dưới B một đoạn 5m là A. 20 J. B. 60 J. C. 40 J. D. 80 J. Câu 87: Một vật có khối lượng m được thả rơi tự do từ độ cao h, gia tốc trọng trường là g. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng là gh A. v B. v 2gh C. v 2 gh D. v gh 2 Câu 88: Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật nảy lên độ cao h’ = 1,5h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị là gh gh A. v B. v 1,5 gh C. v D. v gh o 2 0 o 3 o Câu 89: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị dãn 2cm thì thế năng đàn hồi bằngA. 0,04 J. B. 400 J. C. 200 J. D. 0,08 J. 11
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 90: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu bằng 6 m/s từ độ cao 3,2m. Lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật khi chạm đất làA. 5 m/s. B. 6 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s. Câu 91: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc vo thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Gốc thế năng ở mặt đất. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng là A. 10m. B. 9m. C. 9 2 m. D. 9 3 m. Câu 92: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng là A. 5 m/s. B. 7,5 m/s. C. 5 2 m/s. D. 5 3 m/s. Câu 93: *Một vật được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang dài 10m với một lực có độ lớn không đổi bằng 40N và có phương phợp với độ dời một góc 60°. Lực cản do ma sát coi là không đổi và bằng 15 N. Động năng của vật ở cuối đoạn đường là A. 250 J. B. 400 J. C. 150 J. D. 50 J. Câu 94: Chọn phát biểu SAI. Khi một vật được thả rơi tự do thì A. Khi vật rơi động năng tăng thế năng giảm. B. Động năng lớn nhất khi chạm đất. C. Thế năng lớn nhất khi vật vừa được thả. D. Cơ năng của vật tăng rồi lại giảm. Câu 95. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc 2 xe là: A. v1=0; v2=10m/s B. v1=v2=5m/s C. v1=0; v2=5m/s D. v1= v2=10m/s CHẤT KHÍ Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí: A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.B. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. C. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ. D. Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự. Câu 2: Nén đẳng nhiệt một khối lượng khí xác định từ 12 lít đến 3 lít, áp suất khí tăng lên mấy lần? A. 4 lần; B. 3 lần; C. 2 lần; D. Áp suất vẫn không đổi Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 7: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là :A. 400K. B.420K. C. 600K. D.150K. Câu 8: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27 0C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là : A.T = 300 0K . B. T = 540K. C. T = 13,5 0K. D. T = 6000K. Câu 9: Một chai bằng thép có dung tích 50l chứa khí Hyđrô ớ áp suất 5Mpa và nhiệt độ 37 0C. Dùng chai này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, dung tích mỗi quả 10l, áp suất mỗi quả là 1,05.10 5Pa, nhiệt độ khí trong bóng bay là 120C. A. 200 quả B. 250 quả C. 237 quả D.214 quả Câu 10: Chất khí trong xy lanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Nhiệt độ của khí cuối quá trình nén trên là A. 292 °C. B. 190 °C. C. 565 °C. D. 87,5 °C. Câu 11: Một khối khí thực hiện quá trình được biểu diễn trên hình vẽ. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. không phải đẳng quá trình. Câu 12: Một khối khí lý trưởng ở áp suất 2atm, thể tích 8 lít, nhiệt độ 27°C. Nén khối khí cho đến khi thể tích chỉ còn 1,6 lít, nhiệt độ khí khi đó là 67°C. Áp suất của khối khí bằng: A. 8,82 atm. B. 5,67 atm. C. 2,27 atm. D. 11,3 atm. Câu 13: Một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ 37 °C, áp suất 5 atm, thể tích 2,5 lít. Khối khí được làm dãn nở cho đến áp suất còn 1,6 atm, nhiệt độ bằng 27 °C. Thể tích khí sau đó là A. 7,81 lít. B. 2,58 lít. C. 7,56 lít. D. 2,42 lít. Câu 14: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 47°C thì được nung nóng cho đến áp suất tăng lên 3 lần và thể tích giảm 2 lần. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung là A. 367 °C. B. 207 °C. C. 70,5 °C. D. 687 °C. Câu 15: Trong quá trình đẳng nhiệt của khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí A. tỷ lệ thuận với thể tích của khối khí. B. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.D. tỷ lệ nghịch với thể tích của khí. 12
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 16: Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt, áp suất của khối khí tăng lên 3 lần thì thể tích của khí sẽ A. giảm đi 3 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 4 lần. D. tăng lên 3 lần. Câu 17: Nén đẳng nhiệt một khối khí lý tưởng từ thể tích 12 lít xuống còn 3 lít. Áp suất của khối khí thay đổi như thế nào?A. giảm đi 3 lần.B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 4 lần. D. tăng lên 3 lần. Câu 18: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí giảm đi 2 lít thì áp suất của nó tăng lên 1,2 lần. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 10 lít. B. 12 lít. C. 4 lít. D. 2,4 lít. Câu 19: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 1,5 lần thì áp suất của nó thay đổi 2atm. Áp suất ban đầu của khối khí là: A. 2 atm. B. 3 atm. C. 4 atm. D. 6 atm. Câu 20: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 1,25 lần thì thể tích của nó thay đổi 4 lít. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 10 lít. B. 20 lít. C. 5 lít. D. 15 lít. Câu 21: Trong quá trình dãn nở đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, thể tích của khối khí thay đổi 3 lít thì áp suất của nó thay đổi 1,6 lần. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 6 lít. B. 4,8 lít. C. 5 lít. D. 3 lít. Câu 22: Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 3 atm thì thể tích của nó thay đổi 1,2 lần. Áp suất ban đầu của khối khí bằng: A. 15 atm. B. 3,6 atm. C. 12 atm. D. 6 atm. Câu 23: Một mol khí lý tưởng đang ở điều kiện chuẩn. Nén chậm khối khí sao cho nhiệt độ không đổi cho đến khi thể tích giảm đi 2,4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén là A. 9,33 atm. B. 1,12 atm. C. 0,89 atm. D. 2,01 atm. Câu 24: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, đang ở áp suất 6atm thì dãn nở đẳng nhiệt, áp suất giảm còn 1,5atm. Thể tích của khối khí sau khi dãn bằng: A. 10 lít. B. 15 lít. C. 40 lít. D. 2,5 lít. Câu 25: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít đang ở áp suất 1,6 atm thì được nén đẳng nhiệt cho đến khi áp suất bằng 4atm. Thể tích của khối khí đã thay đổi một lượng A. 2,5 lít. B. 6,25 lít. C. 4 lít. D. 6 lít. Câu 26: Một khối khí lý tưởng có thể tích 8 lít đang ở áp suất 1,2 atm thì được nén đẳng nhiệt cho tới khi thể tích bằng 2,5 lít. Áp suất của khối khí đã thay đổi một lượng A. 3,84 atm. B. 2,64 atm. C. 3,20 atm. D. 2,67 atm. Câu 27: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt. Nếu thực hiện ở nhiệt độ 200K thì thể tích của nó giảm 3 lần, áp suất sẽ tăng 3 lần. Nếu thực hiện ở nhiệt độ 600K thì khi thể tích của nó giảm 3 lần, áp suất sẽ A. tăng lên 3 lần. B. không thay đổi. C. tăng lên 9 lần. D. không xác định. Câu28: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình dãn nở đẳng nhiệt. Ban đầu có thể tích 4 lít. Nếu thể tích thay đổi 2 lít thì áp suất thay đổi 2,5 atm. Áp suất ban đầu của khối khí bằng A. 2,5 atm. B. 5,0 atm. C. 7,5 atm. D. 10 atm. Câu 29: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình nén đẳng nhiệt. Ban đầu có thể tích 4 lít. Nếu thể tích thay đổi 2 lít thì áp suất thay đổi 2,5 atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 2,5 atm. B. 5,0 atm. C. 7,5 atm. D. 10 atm. Câu 30: Một khối khí lý tưởng ban đầu có áp suất 8atm thì thực hiện quá trình dãn nở đẳng nhiệt. Nếu thể tích thay đổi 1,5 lít thì áp suất thay đổi 2atm. Thể tích ban đầu của khối khí là A. 1,5 lít. B. 7,5 lít. C. 4,5 lít. D. 6,0 lít. Câu 31: Một khối khí lý tưởng ban đầu có áp suất 8atm thì thực hiện quá trình nén đẳng nhiệt. Nếu thể tích thay đổi 1,5 lít thì áp suất thay đổi 2atm. Thể tích ban đầu của khối khí bằng A. 5,5 lít. B. 7,5 lít. C. 4,5 lít. D. 6,0 lít. Câu 32: Một khối khí lý tưởng thực hiện dãn nở đẳng nhiệt. Áp suất giảm đi 1,6 lần thì thể tích tăng thêm 3 lít. Thể tích của khối khí sau khi dãn là: A. 8 lít. B. 3 lít. C. 5 lít. D. 4,8 lít. Câu33: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt tăng từ áp suất 2,5 atm lên 8 atm. Biết thể tích ban đầu của khối khí là 2,4 lít. Thể tích của khối khí lúc sau bằng A. 7,6 lít. B. 6 lít. C. 7,68 lít. D. 6,8 lít. Câu 34: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng nhiệt và thể tích tăng từ 2,4 l lên 7,2 l. Biết áp suất của khối khí ở cuối quá trình là 1,2atm. Áp suất ban đầu của khối khí là A. 3 atm. B. 2,88 atm. C. 6 atm. D. 3,6 atm. Câu 35: Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình đẳng tích và áp suất tăng từ 2,4 atm đến 6 atm. Nhiệt độ của khối khí khi bắt đầu quá trình là 27 °C. Nhiệt độ khi kết thúc quá trình là 13
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 A. 67,5°C. B. 750°C. C. 120°C. D. 477°C. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG Câu 1: Vật nào sau đây là vật rắn đa tinh thể? A. Hạt muối. B. Cốc nhôm. C. Viên kim cương. D. Cốc nhựa. Câu 2: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? A. Hạt muối B. Miếng thạch anh C. Viên kim cương D. Cốc thủy tinh Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn? A. Bấc đèn hút dầu. B. Giấy thấm hút mực. C. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút. D. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc. Câu 4. Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 0C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30 0C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn? Biết khối lượng riêng của nước ở 23 0C là 20,60 g/m3 và 30 0C là 30,29 g/m3? A. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 5. Vào một ngày nào đó nhiệt độ là 300C, trong 1m3 không khí của khí quyển có chứa 20,6g hơi nước. Độ ẩm cực đại A = 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí sẽ là: A. f = 68 %. B. f = 67 %. C. f = 66 %. D. f =65 %. Câu 6. Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức: A. V V V0 V0 t . B. V V V0 V0 t . C. V V0 . D. V V0 V V t Câu 7. Chọn câu sai A. Chất rắn kết kinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định. B. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau. C. Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau. D. Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau. Câu 8.Chọn câu sai Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh có đặc điểm A. Các phân tử chuyển động hỗn độn tự do. B. Các hạt luôn dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định. C. Nhiệt độ càng cao các hạt dao động càng mạnh. D. ở 00C các hạt vẫn dao động. Câu 9.Chọn đáp án đúng A.Vật rắn vô định hình không có cấu trúc mạng tinh thể. B.Chuyển động nhiệt của các phân tử vật rắn vô định hình giống chuyển động nhiệt của vật rắn kết tinh. C.Chất vô định hình có tính dị hướng. D.Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 10. Chọn câu trả lời đúng : Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ ,còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ ? A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh Câu 11: Chọn câu sai trong các câu sau đây: A. Chất kết tinh có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình không có cấu tạo tinh thể. C. Chất vô định hình có nhịêt độ nóng chảy nhất định. D. Cùng một loại tinh thể, tuỳ theo điều kiện kết tinh có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Vật rắn chỉ ở trạng thái kết tinh. B. Vật rắn chỉ ở trạng thái vô định hình. C. Vật rắn là vật có hình dạng và thể tích riêng xác định. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 13: Tính chất chung của chất rắn đa tinh thể và chất rắn đơn tinh thể là: A: Không có nhiệt độ nóng chảy xác định B: Có tính đẳng hướng C: Có nhiệt độ nóng chảy xác định C: Có tính dị hướng Câu 14: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về vật rắn? A.Các vật rắn gồm hai loại: chất kết tinh và chất vô định hình. B. Các vật rắn có thể tích xác định. C.Các vật rắn có hình dạng riêng xác định. D.Các vật rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định Câu 15. Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để: A.Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt. B.Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe. C.Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe. D.Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe. 14
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 16.: Một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa có đục thủng một lỗ tròn. Khi ta nung nóng tấm kim loại này thì đường kính của lỗ tròn: A. Tăng lên. B. Giảm đi C. Không đổi. D. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc bản chất của kim loại. Câu 17.Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 200C. Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C? a. 2,003 lít B. 2,009 lít C. 2,012 lít D. 2,024 lít Câu 18. Chọn câu trả lời đúng : Một thước thép ở 200C có độ dài 100cm .Khi tăng nhiệt độ đến 400C ,thước thép này dài thêm bao nhiêu ? A. 2,4mm B. 3,2mm C.0,22mm D.4,2mm 0 0 Câu 19. Chọn câu trả lời đúng : Với kí hiệu :l0 là chiều dài ở 0 C ; l là chiều dài ở t C ; α là hệ số nở dài .Biểu thức nào sau đây đúng với công thức tính chiều dài ở t0C ? A.l = l0 + αt B. l = l0 αt C. l = l0 (1 +αt) D. l = l0 /(1+ αt) Câu 20 Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là: A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn. B. Bề mặt tiếp xúc. C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng. D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng. Câu 21: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là: A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn. B. Bề mặt tiếp xúc. C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng. D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng. Câu 22. Chọn câu trả lời đúng : Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ? A. Vì vải bạt bị dính ướt nước B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước C.Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt D.Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm vải bạt Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng ? A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng B. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bề mặt của chất lỏng C. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ D. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m Câu 24. Chọn câu trả lời đúng : ống thuỷ tinh có đường kính d =1mm cắm vào chậu nước .Cho suất căng mặt ngoài của nước là σ =7,5.10-2 N/m , g =10m/s2 .nước dâng lên trong ống là A. 3cm B. 3mm C. 1,5cm D. 7,5mm Câu 25 Chọn câu trả lời đúng : Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là d =0,4mm để nhỏ 3 3 2 0,5cm dầu hoả thành 100giọt .Tính hệ số căng mặt ngoài của dầu hoả .Biết Ddh = 800kg/m , g = 9,8m/s A. 0,03N/m B. 0,031N/m C. 0,032N/m D. 0,033N/m Câu 26: Chọn câu sai. A. Nhờ hiện tượng mao dẫn mà rễ cây hút được nước và các chất dinh dưỡng. B. Nếu chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn thì mặt thoáng chất lỏng trong ống sẽ hạ xuống. C. Tiết diện của ống nhỏ mới có hiện tượng mao dẫn D. Ống nhúng vào chất lỏng phải có tiết diện đủ nhỏ và hình ống ( hình viên trụ) mới có hiện tượng mao dẫn. Câu 27 Một ống mao dẫn có đường kính trong 0,4mm được nhúng vào nước.Biết suất căng mặt ngoài của nước bằng 7,3.10-2N/mTrọng lượng cột nước dâng lên trong ống mao dẫn là: A. 97.10-6N B. 90,7.10 -6NC. 95.10 -6ND. 91,7.10 -6N Câu 28. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng? A. Giọt nước đọng trên lá sen. B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước. C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. D.Bong bóng xà phòng có dạng hình cầu Câu 29. Chọn câu đúng. A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống. B. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống. C. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ ngang bằng với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống. D. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống. Câu 30: Chọn câu sai a. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng. b. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng. c. Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. d. Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. 15
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 31: Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái a. Trong không gian chứa hơi không có chất lỏng. b. Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang mạnh hơn quá trình ngưng tụ. c. Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình ngưng tụ đang mạnh hơn quá trình bay hơi. d. Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang cân bằng với quá trình ngưng tụ. Câu 32. Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. Câu 33. Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 34. Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình? A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể. C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 35. Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng? A. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Có cấu trúc tinh thể. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 36. Chọn đáp án đúng. Đặc tính của chất rắn vô định hình là A. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. Câu 37. Chọn đáp án đúng. Đặc tính của chất rắn đa tinh thể là A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. Câu 38. Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh? A. Thuỷ tinh. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 39. Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình? A. Băng phiến. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Hợp kim. Câu 41. Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là: A. Rơ le nhiệt. B. Nhiệt kế kim loại. C. Đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế nhiệt. Câu 42. Một thước thép ở 20 0C có độ dài 1m, hệ số nở dài của thép là = 11.10 -6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm là:A.2,4 mm. B. 3,2 mm. C. 4,2mm. D. 0,22 mm. Câu 43. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng? A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước B. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu. C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài D.Giọt nước đọng trên lá sen. Câu 44. :Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương: A. Bất kì B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng C. Hợp với chất lỏng một góc 450 D.Trùng với tiếp tuyến mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn. Câu 45. Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì A. Vải bạt dính ướt nước. B. Vải bạt không bị dinh ướt nước. C. Lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt. D. Hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt. Câu 46 . Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là: A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn. B. Bề mặt tiếp xúc. C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng. D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng. Câu 47. Chọn đáp đúng. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh. C. sự bay hơi. D. sự ngưng tụ. Câu 48. Chọn đáp đúng. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh. C. sự hoá hơi. D. sự ngưng tụ. Câu 49. Nhiệt nóng chảy Q được xác định theo công thức: m A. Q .m . B. Q . C. Q . D. Q L.m m Câu 50. Chọn đáp đúng.Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B. diện tích bề mặt. C. áp suất bề mặt chất lỏng. D. khối lượng của chất lỏng. 16
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 Câu 51. Câu nào dưới đây là không đúng. A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng. B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ và bay hơi luôn xảy ra đồng thời. C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Câu 1: Nội năng của khí lý tưởng là A. động năng do động nhiệt của các phân tử khí. B. tổng thế năng tương tác và động năng do chuyển động nhiệt của các phân tử khí. C. tổng thế năng tương tác của các phân tử khí.D. tổng nhiệt lượng mà khối khí nhận được. Câu 2: Cách làm này sau đây không làm thay đổi nội năng của khối khí: A. truyền nhiệt. B. Nén khối khí. C. Cho khối khí dãn đẳng nhiệt. D. Cho khối khí nhả nhiệt ra bên ngoài. Câu 3: Nguyên lý I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức: ΔU = Q + A, với quy ước A. Q > 0: hệ truyền nhiệt. B. A 0: hệ nhận công. Câu 4: Chọn phát biểu đúng. A. Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được dùng làm tăng nội năng và thực hiện công. B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. Câu 5: Trong một quá trình biến đổi trạng thái, khối khí không thực hiện công. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. bất kỳ. Câu 6: Trong một quá trình biến đổi, nội năng của khối khí không thay đổi. Quá trình đó là quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. bất kỳ. Câu 7: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ tỏa nhiệt và sinh công? A. Không đổi. B. Có thể tăng hoặc giảm. C. Luôn giảm. D. Luôn tăng. Câu 8: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và thực hiện công? A. Luôn tăng. B. Chưa thể kết luận. C. Không đổi. D. Luôn giảm. Câu 9: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công? A. Không đổi. B. Giảm rồi tăng. C. Giảm. D. Tăng. Câu 10: Định luật, nguyên lý vật lý nào cho phép ta giải thích hiện tượng chất khí nóng lên khi bị nén nhanh chẳng hạn không khí bị nén trong chiếc bơm xe đạp? A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Nguyên lý I nhiệt động lực học. C. Nguyên lý II nhiệt động lực học. D. Định luật bảo toàn động lượng. Câu 11: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của một khối khí bằng A. công mà khối khí nhận được. B. nhiệt lượng mà khối khí nhận được. C. tổng đại số công và nhiệt mà khối khí nhận được.D. tổng công và nhiệt mà khối khí nhận được. Câu 12: Trong quá trình chất khí nhả nhiệt và nhận công thì A và Q trong biểu thức: ΔU = A + Q, dấu của A và Q là: A. Q 0. B. Q 0, A > 0. D. Q > 0, A 0. B. Q > 0, A 0, A > 0. D. Q 0, A 0, A > 0. C. Q 0. Câu 18: Hệ thức ΔU = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí? A. Nhận công và tỏa nhiệt. B. Nhận nhiệt và sinh công. 17
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU Đề cương ôn tập HKII Vật Lý 10 NH: 2017-2018 C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm. D. Nhận công và nội năng giảm. Câu19: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích: A. ΔU = A > 0. B. ΔU = Q > 0. C. ΔU = A 0 . B. U = Q + A với A > 0. C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0. Câu 21: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 22: Nội năng của một vật là A. tổng năng lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. B. tổng nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.D. tổng động năng và thế năng của vật. Câu 23: Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lý II nhiệt động lực học? A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. B. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. C. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn. D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật nhưng không thể sinh công. Câu 24: Chọn phát biểu sai. A. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của năng lượng. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Nhiệt lượng là số đo biến đổi nội năng của vật trong quá trình nhiệt. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 25: Trong quá trình biến đổi đẳng tích thì hệ có thể A. nhận công và nội năng tăng. B. nhận nhiệt và nội năng tăng. C. nhận nhiệt và thực hiện công. D. nhận công và truyền nhiệt. Câu 26: Thực hiện công 100J để nén khí trong xy lanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận đúng là A. Nội năng của khí tăng 80J. B. Nội năng của khí tăng 120J. C. Nội năng của khí giảm 80J. D. Nội năng của khí giảm 120J. Câu 27: Người ta thực hiện một công 100J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40J. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 60J và nội năng giảm. B. 140J và nội năng tăng. C. 60J và nội năng tăng. D. 140J và nội năng giảm. Câu 28: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 40J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 20J? A. Khối khí tỏa nhiệt 20J. B. Khối khí thu nhiệt 20J. C. Khối khí tỏa nhiệt 40J. D. Khối khí thu nhiệt 40J. Câu 29: Người ta thực hiện một công 100J để nén khí trong xy lanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 10J. Chọn kết luận đúng. A. Khí truyền nhiệt là 110J. B. Khí nhận nhiệt là 90J. C. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 110J. D. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 90J. Câu 30: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 170J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 170J? A. Khối khí nhận nhiệt 340J. B. Khối khí nhận nhiệt 170J. C. Khối khí truyền nhiệt 340J. D. Không có sự trao đổi nhiệt. Câu 31: Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J. A. Khí thu nhiệt 20J và sinh công 10J. B. Khí nhả nhiệt 20J và nhận công 10J. C. Khí nhả nhiệt 10J. D. Khí thu nhiệt 10J. DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Phạm Lê Thị Hồng 18