Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Nguyễn Đức Phương

docx 11 trang thungat 2130
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Nguyễn Đức Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_9_nguyen_duc_phuong.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Nguyễn Đức Phương

  1. Đề cương ôn tập lịch sử 9 1.Hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ (1919 – 1925) ? – 1919, tham gia Đảng xã hội Pháp – 18/6/1919, gửi bản yêu sách 8 điểm đến HN Vecxai đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. – 7/1920, NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin – 12/1920, tán thành gia nhập QTCS và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. – 1921, cùng với một số người yêu nước châu Phi, lập Hội liên hiệp thuộc địa; chủ tờ báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp(1925). – 6/1923, NAQ rời Pháp sang Liên Xô dự HN Quốc tế nông dân(10/1923), viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín Quốc tế. Tham dự Đại hội V QTCS (1924). – 11/11/1924, Về Quảng Châu, trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. – 6/1925, thành lập Hội VNCMTN trên cơ sở hạt nhân là Cộng sản đoàn (2/1925) – 7/1925, tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Á – Đông. => Đây là giai đoạn NAQ tích cựcchuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản Việt Nam sau này. 2.Nội dung hội nghị thành lập Đảng ? – Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi(gia nhập Đảng,theo Đảng,ủng hộ Đảng) – Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt) và Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. – Nguyễn Ái Quốc phê phán những sai lầm của các tổ chức cộng sản và nêu chương trình hội nghị. – Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Đề cương ôn tập lịch sử 9 3.Trình bày ý nghĩa lịch sử PTCM( 1930 – 1931 và 1936 – 1939)? *Ý nghĩa lịch sử phong trào cách mạng 1930-1931: – Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương. – Khối liên minh công nông hình thành. – Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này . – Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế . – Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. *Ý nghĩa lịch sử phong trào cách mạng 1930-1931: – Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản đông Dương. – Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh,dân chủ – Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng – Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành,tích lũy bài học kinh nghiệm. – Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 4.Nét diễn biến chính của CM tháng Tám 1945 ? - Được tin Nhật Bản đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa thành lập, Hội nghị Toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. - Từ ngày 14-8, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận dụng "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16-8, một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. - Ở Hà Nội, chiều ngày 17-8 quần chúng đã tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn; thực hiện quyết định của Uỷ ban khởi nghĩa, tối 19-8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. - Ở Huế, ngày 23-8 khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 25-8 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. - Ngày 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước.
  3. Đề cương ôn tập lịch sử 9 5.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ? *Nguyên nhân thắng lợi -Chủ quan:+Dân tộc ta có truyền thống yêu nước,kiên cường,bất khuất,có sự lđạo sáng suốt của Đảng và HCM. +Có khôí liên minh công-nông vững chắc,đoàn kết toàn dân. +Đường lối đấu tranh đúng đắn. -Khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi:Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô. *Ý nghĩa lịch sử: -Đối với Việt Nam: +Đập tan ách thống trị của Pháp,Nhật hơn 80 năm,lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hơn hàng ngàn năm. +Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-kỷ nguyên độc lập tự do. -Đối với quốc tế: +Cỗ vũ mạnh mẽ đối với phong trào phát triển dân tộc trên thế giới 6.Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954? Diễn biến: Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3 và kết thúc vào ngày 7-5-1954, gồm 3 đợt tấn công. *Đợt 1: Ta tiêu diệt toàn bộ phân khu Bắc * Đợt 2: Ta tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm. *Đợt 3: Ta tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều ngày 7-5-1954 tướng Đờ-cat- xtơ-ri và ban tham mưu của địch đầu hàng. Kết quả:Ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm ĐBP, phá huỷ và thu được toàn bộ các phương tiện chiến tranh. Ý nghĩa:– Đập tan kế hoạch Na-va. – Buộc Pháp phải ký với ta Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  4. Đề cương ôn tập lịch sử 9 7.Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc “? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn: – Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. + Trên đất nước ta lúc đó vẫn còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. + Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá. – Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn: + Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố. + Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng. + Nền tài chính nước nhà trống rỗng. + Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù chữ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", yêu cầu cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải có những biện pháp sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.
  5. Đề cương ôn tập lịch sử 9 8.Vai trò quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam là gì? ↓ Đọc thêm ↓ *Công lao: - Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản - Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, làm cho chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân có sự kết hợp sâu sắc - Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. - Hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo và thông qua cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo ↑ Đọc thêm ↑ * Công lao to lớn nhất là: Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam * Vì: Con đường cứu nước này phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam 9. Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam? Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì: + Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam thời đại mới. + Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. + Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh của cách mạng Việt Nam. + Nó chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ đây,cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. + Sự ra đời của Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam. Nó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.
  6. Đề cương ôn tập lịch sử 9 10. Trình bày những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? - Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng và tay sai ồ ạt kéo vào nước ta-> âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. - Vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh kéo vào ( theo sau là thực dân Pháp). - Trong nước: Lực lượng phản cách mạng chống phá cách mạng. - Kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chiến tranh tàn phá;nạn đói, hạn hán thiên tai - Ngân sách Nhà nước trống rỗng - Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan => Việt Nam ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 11. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? Trình bày diễn biến của chiến dịch đó. * Chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là Chiến dịch Hồ Chí Minh. * Diễn biến: - Ngày 9/4/1975 ta bắt đầu đánh Xuân Lộc. - Ngày 16/4/1975 phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng. - Ngày 21/4 ta chiến thắng Xuân Lộc. - 17 h ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: 5 cánh quân của ta theo 5 hướng tiến vào giải phóng Sài Gòn. - 11h30’ ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng. -Từ 30/4-2/5/1975 giải phóng các tỉnh còn lại.
  7. Đề cương ôn tập lịch sử 9 12.So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng. *Giống nhau:-Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến. -Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới *Khác nhau: Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị Phạm vi phản ánh Việt Nam Ba nước Đông Dương Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Không chỉ ra Đánh phong kiến và cách Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc và tay sai mạng ruộng đất Đánh phong kiến, đế Đánh đế quốc, đánh quốc, bỏ qua thời kì tư Mục tiêu cách mạng phong kiến để đi tới xã bản chủ nghĩa, tiến thẳng hội cộng sản lên con đường XHCN Chỉ đề cập đến công – Ngoài công – nông, Đảng nông, không lôi kéo, lôi kéo thêm tiểu tư sản, Lực lượng cách mạng phân hóa, cô lập tiểu tư tư sản dân tộc, địa chủ sản, tư sản dân tộc, địa vừa và nhỏ chủ vừa và nhỏ 13. Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ? Vì đây là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề nhát trong lịch sử không quân Mĩ.Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
  8. Đề cương ôn tập lịch sử 9 14.Phân tích đường lối kháng ciến chống thực dân Pháp của nhân dân ta - Nội dung cúa đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. +Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta,từ tư tưởng“chiến tranh nhân dân”của Chủ tịch Hồ Chí Minh Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. + Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. + Kháng chiến trường kì: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù. + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào. 15.Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào? Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền ra sao? * Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương : - Ngày 10/10/ 1954 Pháp rút khỏi Hà Nội. - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành. - Miền Nam: Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền,biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng. * Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền: - Miền Bắc : tiến hành cách mạng XHCN. - Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà. - Nhiệm vụ chung của cả nước: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
  9. Đề cương ôn tập lịch sử 9 16.Trình bày nguyên nhân thắnglợi của cuộc khángchiến chống Pháp(1945 - 1954) * Chủ quan: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ chủ tịch với đường lối đúng đắn sáng tạo. - Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân. - Có mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh - Có hậu phương vững chắc và sự chuẩn bị chu đáo. * Khách quan: - Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông dương - Được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. 17. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ,cứu nước,cách mạng ở hai miền Bắc - Nam có những thuận lợi và khó khăn gì ? * Ở miền Bắc :-Thuận lợi: Sau hơn 20 năm(1954-1975) miền Bắc xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội . -Khó khăn: Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc . *Ở miền Nam :-Thuận lợi: Miền Nam được giai phóng hoàn toàn, trong chừng mực nhất định có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản . - Khó khăn: Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội cũ vẫn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán phổ biến 18.Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh ,bảo vệ và xây dựng tổ quốc từ 1919 đến nay ? - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam - Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân
  10. Đề cương ôn tập lịch sử 9 19.Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia? Kết quả ra sao? * Thủ đoạn của Mĩ gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương: - Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích để mở rộng xâm lược Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào; - Thực hiện âm mưu ‘‘dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. * Kết quả: Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia và Lào đập tan các cuộc hành quân mở rộng xâm lược của chúng, làm thất bại âm mưu phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương của chúng. 20.Hậu phương miền Bắc đã chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ như thế nào trong những năm 1965 đến năm 1968? -Với trọng trách là hậu phương lớn của Cách mạng miền Nam, toàn miền Bắc đã dấy lên khẩu hiệu: "Mỗi người làm việc bằng hai", "Thóc không thiếu " vì miền Nam ruột thịt. -Các cán bộ, thanh niên xung phong tham gia mở đường đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại dài hàng nghìn km chạy từ Bắc vào Nam, phục vụ vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, lương thực chi viện cho miền Nam. -Kết quả: trong 4 năm (1964 - 1968), miền Bắc đã gửi hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ vào miền Nam cùng tham gia chiến đấu; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men Liên tiếp được đưa vào miền Nam. -Tính tổng cộng trong 4 năm, sức người và sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với trước. 21.Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng? - Cuối năm 1974 – đầu 1975, trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam ngày càng có lợi cho Cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. - Mặc dù kế hoạch giải phóng miền Nam được đề ra trong hai năm, nhưng Bộ chính trị cũng nhấn mạnh: "Nếu như thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng trong năm 1975", cố gắng đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của - Đầu tháng 1 - 1975 chiến thắng đường số 14 - Phước Long -> quyết tâm giải phóng miền Nam, mọi kế hoạch đã sẵn sàng. - Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Đảng ta nhận định; "Thời cơ chiến lược đã đến "
  11. Đề cương ôn tập lịch sử 9 22. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954- 1975). * Ý nghĩa lịch sử: - Trong nước + Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. + Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ trờn đất nước ta. + Đất nước ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. + Mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập thống nhất đất nước, đi lên CNXH. - Quốc tế : + Đã tác động rất lớn đến nội tình nước Mĩ và thế giới. + Cỗ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. + Chiến thắng mang tính thời đại sâu sắc , là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong thế kỉ XX. * Nguyên nhân thắng lợi: - Chủ quan. + Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối chính trị , quân sự đúng đắn. + Chúng ta tạo dựng được khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất. + Có hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam đầy đủ kịp thời. - Khách quan. + Có sự đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương. + Sự ủng hộ chí nghĩa , chí tình của các nước XHCN và lựclượng hòa bình trên thế giới.