Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 1550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2017_2018_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) Kể tên ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Trong ba chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? Câu 2: (3,0 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946? Câu 3: (2,0 điểm) Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? Câu 4: (1,5 điểm) Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia? Kết quả ra sao? Câu 5: (2,5 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại? Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh đối với phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Qua đó, đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Cụ thể: 1. Về kiến thức Học sinh biết, hiểu và vận dụng được với những nội dung kiến thức cơ bản sau: - Hoàn cảnh cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946. - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). - Các chiến lược chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam (từ năm 1965 đến 1973). - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). 2. Về kĩ năng Khảo sát, đánh giá khả năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra. 3. Về thái độ Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của học sinh đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận: 100% III. Thiết lập ma trận CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CẦN ĐẠT NỘI DUNG/ TỔNG CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Việt Nam Giải thích được trong những vì sao cuộc năm 1939 - kháng chiến 1945 chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ
  3. ngày 19/12/1946. Số câu 1,0 1,0 Số điểm 3,0 3,0 Tỷ lệ (%) 30 30 2. Việt Nam từ - Liệt kê được ba cuối năm 1946 chiến dịch tiêu đến năm 1954 biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). - Xác định được thắng lợi có ý nghĩa quyết định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) Số câu 1,0 1,0 Số điểm 1,0 1,0 Tỷ lệ 10 10 3. Việt Nam từ - Biết được So sánh được Suy nghĩ của 1954 đến năm những thủ đoạn những điểm bản thân về 1975 cùng với sự thất giống và khác những bài học bại của đế quốc nhau cơ bản của kinh nghiệm từ Mĩ trong việc chiến lược cuộc kháng phá vỡ liên minh ‘‘Chiến tranh chiến chống Mĩ, đoàn kết chiến cục bộ” và cứu nước đối đấu giữa ba dân chiến lược với cuộc đấu tộc Đông Dương ‘‘Việt Nam hóa tranh bảo vệ Tổ từ năm 1969 đến chiến tranh” của quốc trong mọi năm 1973. Mĩ. thời đại. - Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975) Số câu 1,5 1,0 0,5 3,0 Số điểm 3,0 2,0 1,0 6,0 Tỷ lệ 30 20 10 60 Tổng số câu 2,5 1,0 1,0 0,5 5,0 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ 40 30 20 10 100
  4. IV. Biên soạn đề kiểm tra Câu 1: (1,0 điểm) Kể tên ba chiến dịch tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Trong ba chiến dịch đó, chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)? Câu 2: (3,0 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946? Câu 3: (2,0 điểm) Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? Câu 4: (1,5 điểm) Trong chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia? Kết quả ra sao? Câu 5: (2,5 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại? V. Đáp án và biểu điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Ba chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1,0đ) xâm lược (1946-1954): - Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 0,25 - Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 0,25 - Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 0,25 * Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có ý nghĩa quyết định thắng 0,25 lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 2 Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân (3,0đ) Pháp: - Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), 1,0 thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 -
  5. 1946). - Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán 0,5 lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng, nếu không chấp nhận thì chúng sẽ hành động vào sáng 20 - 12 - 1946. - Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19 - 12 0,5 - 1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. - Tối 19 - 12 - 1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 0,5 - Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí 0,5 Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến. Câu 3 Điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược: ‘‘Chiến tranh cục (2,0đ) bộ” và ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”: * Giống nhau: - Đều là chiến tranh thực dân xâm lược kiểu mới, nhằm xâm lược và 0,25 thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc; 0,25 - Đều do Mĩ làm ‘‘cố vấn” chỉ huy. * Khác nhau: - Lực lượng chính: + Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ” là quân Mĩ và quân đồng minh; 0,25 + Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” là quân đội Sài Gòn. 0,25 - Vai trò của Mĩ: + Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”: Mĩ trực tiếp chiến đấu; 0,25 + Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh”: Mĩ phối hợp chiến đấu. 0,25 - Phạm vi, mức độ chiến tranh: Chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” 0,5 mở rộng hơn (toàn Đông Dương), ác liệt hơn so với Chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ”. Câu 4 * Thủ đoạn của Mĩ gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu (1,5đ) giữa ba dân tộc Đông Dương: - Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích để mở rộng xâm 0,5 lược Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào; - Thực hiện âm mưu ‘‘dùng người Đông Dương đánh người Đông 0,5 Dương”. * Kết quả: Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia và 0,5 Lào đập tan các cuộc hành quân mở rộng xâm lược của chúng, làm thất bại âm mưu phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương của chúng.
  6. Câu 5 * Nguyên nhân thắng lợi: (2,5đ) - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc 0,5 lập, tự chủ, sáng tạo - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, cần cù, dũng cảm; hậu phương miền 0,5 Bắc không ngừng lớn mạnh - Tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ của các lực 0,5 lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc * Bài học kinh nghiệm: (Nội dung liên hệ có hướng mở để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quan điểm, nhận thức của cá nhân; những gợi ý đưa ra có tính chất định hướng, giáo viên chấm chủ động, linh hoạt khi đánh giá, cho điểm). - Tăng cường mối quan hệ khăng khít giữ Đảng với nhân dân. 0,25 - Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong mọi lĩnh vực (phát triển kinh tế- văn hóa đất nước; giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự 0,5 an ninh xã hội ) - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế 0,25 VI. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra