Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

doc 8 trang thungat 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thi_hoc_ky_i_mon_tin_hoc_lop_10_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Tin học Lớp 10 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI NĂM 2019-2020 PHẦN A. LÝ THUYẾT Câu 1. Cấu trúc chương trình gồm mấy phần đó là những phần nào? Phần nào là phần quan trọng nhất không thể thiếu được? Trả lời: Cấu trúc chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình - Phần khai báo nằm đâu mỗi chương trình, là phần có thể có hoặc không trong chương trình, chứa các khai báo như: khai báo tên chương trình, khai báo thư viện, khai báo hằng, khai báo biến, - Phần thân, nằm sau phân khai báo, trong cặp từ khóa Begin và end, là phần bắt buộc phải có, chứa các lệnh cần thiết để giải quyết bài toán. Câu 2. Em hiểu như thế nào về viết chương trình cho máy tính? Tại sao người ta cần viết chương trình cho máy tính? Trả lời: - Viết chương trình là viết dãy câu lệnh hướng dẫn máy tính thực hiện một công việc hay giải một bài toán cụ thể nào đó. - Viết chương trình giúp điều khiển máy tính dễ dàng và hiệu quả hơn. Câu 3. Chương trình máy tính là gì? Hãy cho biết các bước tạo ra chương trình máy tính? Trả lời: - Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được - Các bước tạo chương trình: Gồm 2 bước +Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. + Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. Câu 4. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? Hãy kể tên một vài từ khoá mà em biết? Trả lời: - Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. - Từ khoá: Program, var, begin, end, uses, const Câu 5. Tên trong chương trình dùng để làm gì? và cho biết cách đặt tên. Trả lời: - Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt. - Cách đặt tên: Tên phải khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau, tên không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng số, không có dấu cách, Câu 6. Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liêu thành những kiểu nào? Trả lời: Kí tự, số nguyên, số thực, xâu, Câu 7. Nêu vai trò của biến và viết cú pháp khai báo biến trong Pascal? Hãy cho biết cú pháp lệnh gán trong Pascal? Trả lời: - Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. - Cú pháp: Var : ; - Cú pháp: := ; Câu 8. Hằng là gì? Viết cú pháp khai báo hằng? 1
  2. Trả lời: - Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình -Cú pháp: const = ; Câu 9. Điểm giống và khác nhau giữ hằng và biến? Trả lời: * Giống nhau: - Biến và hằng đều là đại lượng để lưu trữ dữ liệu - Biến và hằng đều phải được khai báo trước khi sử dụng * Khác nhau: Biến Hằng - Giá trị của biến có thể thay đổi trong - Giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. suốt quá trình thực hiện chương trình Câu 10. Bài toán là gì? Nêu các bước để giải bài toán trên máy tính? Trả lời: - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết * Để xác định một bài toán cụ thể ta cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được * Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước: - Bước 1: Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán xác định đâu là thông tin đã cho, đâu là thông tin cần tìm. - Bước 2: Mô tả thuật toán: Diễn tả cách giải bài toán bằng dãy các thao tác cần thực hiện. - Bước 3: Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Câu 11. Thuật toán là gì? Trả lời: - Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước Câu 12. Vẽ sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu dạng đầy đủ? Trả lời: * Sơ đồ và cú pháp rẽ nhánh dạng thiếu * Sơ đồ và cú pháp rẽ nhánh dạng đầy đủ Câu 13. Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Trả lời: - Cú pháp: If then ; - Trong đó: + If, then là các từ khóa 2
  3. + điều kiện thường là phép so sánh; + câu lệnh: là câu lệnh đơn cũng có thể là nhóm các câu lệnh, nếu là nhóm các câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và end. - Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện dạng thiếu, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa mản chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa THEN, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua. Câu 14. Viết cú pháp, giải thích cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Trả lời: - Cú pháp: If then else ; - Trong đó: + If, then, else là các từ khóa + điều kiện thường là phép so sánh; + câu lệnh: là câu lệnh đơn cũng có thể là nhóm các câu lệnh, nếu là nhóm các câu lệnh thì đặt trong cặp từ khóa Begin và end. - Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện dạng đủ, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện thỏa mản chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa THEN.Trong trường hợp ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. PHÂN B. BÀI TẬP THAM KHẢO I. Trắc nghệm Câu 1: Công cụ để tạo ra các chương trình trên máy tính được gọi là: A. Ngôn ngữ máy B. Ngôn ngữ lập trình C. Ngôn ngữ tiếng Anh D. Chương trình dịch Câu 2: Các dãy bit (0101 ) là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ lập trình B. Ngôn ngữ tiếng Anh C. Ngôn ngữ tiếng Việt D. Ngôn ngữ máy Câu 3: Program là từ khóa khai báo gì? A. Tên chương trình B. Các thư viện C. Điểm bắt đầu chương trình D. Điểm kết thúc chương trình Câu 4: Để chia lấy phần dư, ta dùng phép toán A. div B. mod C. : D. / Câu 5 : Sau khi soạn thảo chương trình, ta nhấn tổ hợp nào để dịch chương trình A. Alt + F9 B. Ctrl + F6 C. Ctrl + F9 D. Alt + F6 Câu 6: Integer là kiểu dữ liệu? A. Số nguyên B. Số thực C. Chuỗi D. Chữ Câu 7: Kiểu dữ liệu String có phạm vi giá trị là A. Một ký tự trong bảng chữ cái B. Xâu ký tự tối đa 522 ký tự C. Xâu ký tự tối đa 525 ký tự D. Xâu ký tự tối đa 255 ký tự Câu 8: Div là phép toán gì? A. Chia lấy phần nguyên B. Chia lấy phần dư C. Cộng D. Trừ Câu 9: Cách chuyển biểu thức ax2 +bx+c nào sau đây là đúng A. a*x2 +b*x+c B. a*x*x+b*x+c*x C. a*x*x +b.x +c*x D. a*x*x + b*x+c Câu 10: Trong một chương trình, có tất cả bao nhiêu từ khóa để khai báo biến? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 11: Lệnh Write tương tự như lệnh Writeln nhưng : A. Không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo B. Đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo 3
  4. C. Bỏ trong dấu ngoặc đơn D. Bỏ trong dấu ngoặc kép Câu 12: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng A. Const x:real; B. Var 4hs: Integer C. Var Tb : real; D. Var R=30; Câu 13: Cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ pascal là A. var : ; B. var ; C. var : ; D. const = ; Câu 14: Cú pháp lệnh gán trong Pascal A. = ; B. := ; C. = ; D. := ; Câu 15: Xét lệnh If a>b then a :=b ; If a>c then a :=c ; Writeln(a) ; Hỏi nếu a=7 ; b=6 ; c=8 ; thì lệnh trên sẽ đưa ra màn hình nội dung gì ? A. Không có thông tin nào hiển thị trên màn hình B. Đưa ra số 8 C. Đưa ra số 6 D. Đưa ra số 7 Câu 16: Câu lệnh if- then nào dưới đây viết đúng cú pháp A. if a>b then a:=b ; B. if – then a>b, a:=b ; C. if – then (a>b, a:=b) ; D. if (a>b) then a=b ; Câu 17: Từ nào sau đây là từ khóa trong ngôn ngữ lập trình Pascal? A. Uses; B. Hinh_tron; C. End; D. A và C. Câu 18: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal? A. Lop 8A; B. Tbc; C. Begin; D. 8B. Câu 19: Phạm vi giá trị nào sao đây là phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu số nguyên (integer)? A. 2 15 đến 2 15 -1; B. -215 đến 215 - 1; C. -215 đến 215 -1; D. -215 đến 215. Câu 20: Kết quả của phép toán 45 div 2 mod 3 + 1 là bao nhiêu? A. 7; B. 5; C. 3; D. 2. Câu 21: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh khai báo nào sau đây đúng? A. var a, b : integer; B. var x = real; C. const x := 5 ; D. var thong bao : string. Câu 22: Trong ngôn ngữ lập trình Pasal, câu lệnh gán nào sau đây đúng? A. x := real; B. y = a +b; C. z := 3; D. i = 4. Câu 23: Trong Pascal, giả sử x là biến kiểu số nguyên. Phép gán nào sau đây là hợp lệ? A. x := 15/2; B. x := 50; C. x := 2,4; D. x := 83000. Câu 24: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có bao nhiêu bước? A. 2; B. 3; C. 4; D. 5. Câu 25: Nếu cho x = 10, giá trị của x là bao nhiêu sau câu lệnh: if x > 5 then x := x + 5;? A. 15; B. 10; C. 5; D. 20. Câu 26: Biến được khai báo với kiểu dữ liệu số thực có thể lưu trữ các giá trị nào trong các giá trị dưới đây: A. Một số nguyên bất kì. B. Một số thực bất kì (có thể là số nguyên) trong phạm vi cho phép. C. Một số thực bất kì. D. Một dãy các chữ và số. Câu 27: Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là gì? A. Tên. B. Từ khoá. C. Biến. D. Hằng. 4
  5. Câu 28: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình gồm A. Các từ khoá và tên. B. Các kí hiệu, các từ khoá. C. Các kí hiệu, các từ khoá và tên. D. Tập hợp các kí hiệu và các quy tắc viết các lệnh tạo thành chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy. Câu 29: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x? A. Writeln(‘Nhập x = ’); B. Write(x); C. Writeln(x); D. Readln(x); Câu 30: Để thoát khỏi Pascal ta sử dụng tổ hợp phím: A. Alt + F9 B. Alt +X C. Ctrl+ F9 D. Ctrl + X Câu 31: nhấn phím nào sao đây để lưu chương trình? A. Alt + F9 B. Ctrl + F2 C. F9 D. F2 Câu 32: Câu lệnh Writeln( :n:m) giúp ta làm gì? A. Điều khiển cách in số nguyên ra màn hình B. Điều khiển cách in số thực ra màn hình C. Điều khiển cách in chuỗi ra màn hình D. Tất cả đều sai Câu 33: IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5; Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào? A. 3 B. 5 C. 0 D. 8 Câu 34: Dãy kí tự 20m10 thuộc kiểu dữ liệu A. Real B. Integer C. String D. Char 18 4 Câu 35: Biểu thức toán học 4 được biểu diễn trong Pascal là? 6 1 A. (18-4)/(6+1-4) B. 18-4/6+1-4 C. (18 - 4)/(6+1)-4 D. (18-4)/6+1-4 Câu 36: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? A. Var tb:= 3; B. Const 1R1 = 100; C. const x: real; D. Var HSK8: integer; Câu 37: Câu lệnh nào sau đây dùng để in giá trị lưu trong biến p ra màn hình? A. Wtire(p); B. Wtireln(p); C. Writeln(p); D. Readln(p); Câu 38: Để khai báo biến trong chương trình, em sử dụng từ khóa A. Var B. Const C. Program D. Begin Câu 39: Kết quả in ra màn hình của câu lệnh Writeln(‘5+20 = ‘, 20+5); là: A. 5+20=25 B. 5+20=20+5 C. 20+5=25 D. 25 = 25 Câu 40: Từ khóa để khai báo thư viện trong ngôn ngữ lập trình Pascal là A. Begin B. Uses C. Program D. Var Câu 41: Trong Pascal, lệnh clrscr được dùng để A. Xóa màn hình B. In thông tin ra màn hình C. Nhập dữ liệu từ bàn phím D. Tạm dừng chương trình Câu 42: Trong Pascal câu lệnh Delay(x) có ý nghĩa gì? A. Tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter B. Tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Shift C. Tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Alt D. Tạm ngừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây, sau đó tự động tiếp tục chạy Câu 43: Số biến có thể khai báo tối đa trong một chương trình là bao nhiêu? A. Chỉ một biến cho mỗi kiểu dữ liệu. B. 10 biến. C. Chỉ hạn chế bởi dung lượng bộ nhớ. D. Không giới hạn. Câu 44: Dấu nào sau đây dùng để ngăn cách giữa các lệnh trong Pascal? A. Dấu chấm phẩy; B. Dấu chấm C. Dấu phẩy; D. Dấu nháy 5
  6. Câu 45: Trong pascal, nội dung văn bản muốn in ra màn hình phải nằm giữa cặp dấu nào? A. { } ngoặc nhọn; B. ' ' nháy đơn; C. ( ) ngoặc đơn; D. " " ngoặc kép (nháy kép). Câu 46: Trong pascal, từ khoá nào sau đây viết sai? A. Be gin B. Program C. Uses D. End. Câu 47: Để chạy chương trình ta dùng tổ hợp phím A. Ctrl + F5 B. Alt + F9 C. Alt + F2 D. Ctrl + F9 Câu 48: Cấu trúc chung của một chương trình gồm A. Phần khai báo, phần thân, phần kết thúc B. Phần mở bài, thân bài, kết luận C. Phần khai báo và phần thân D. Phần thân và phần kết thúc. Câu 49: Trong phép tính sau phép tính nào đúng? A. 25 mod 3=8 B. 10 mod 3=3 C. 10 mod 3=1 D. 25 mod 3=2 Câu 50: Trong các tên sau, tên nào viết đúng? A. 1Lop8A; B. Tong_HS; C. Tổng_HS; D. Lop 8A; Câu 51: Máy tính có thể có thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ dưới đây? A. Tất cả các ngôn ngữ trên B. Ngôn ngữ máy C. Ngôn ngữ lập trình D. Ngôn ngữ tự nhiên Câu 52: Mod là phép toán gì? A. Chia lấy phần dư B. Trừ C. Cộng D. Chia lấy phần nguyên Câu 53: Trong ngôn ngữ lập trình giá trị của biến A. chỉ lưu dữ liệu kiểu xâu B. chỉ lưu dữ liệu số nguyên C. có thể thay đổi khi thực hiện chương trình D. không thay đổi khi thực hiên chương trình Câu 54: Giả sử X được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu kí tự, cách gán nào sau đây là đúng? A. X= ‘10’; B. X:=10; C. X:=123.23; D. X:= ‘Tin học’; Câu 55: Để khai báo hằng trong chương trình, em sử dụng từ khóa A. Var B. Const C. Program D. Begin Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B D A B A A D A D D A C A B C A D B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C B B A B D D D B D B B C C D C A C B 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 A D C A B A D C C B B A C D B II. Bài tập tự luận: Câu 1: Hãy liệt kê các lỗi có trong chương trình dưới đây và sửa lại cho đúng . a) Var a,b :=integer; b) Program Tinh_tien Const c :=3 ; Var soluong:= integer; Begin Dongia, thanhtien = real; a :=200 Const phi : 10000; b :=a/c ; Begin write(b) ; Writeln (‘Don gia:’); readln readln (‘Dongia’); end. Writeln (‘So luong : ’); 6
  7. readln (soluong); thanhtien = soluong*Dongia + phi; Writeln (‘So tien khach hang phai tra la: ’, thanhtien); End; Câu 2 : sửa các lỗi sai và sắp xếp lại chương trình Pascal saucho đúng: ( 2 điểm ) 1. 1. write ('nhap a=') readln (a); 2 2. readln 3. write ('nhap b= ') readln (b); 3 4. begin 4 5. Program Tinh toan; 5 6. var a,b, integer; 6 7. end. 8. uses crt 7 9. write (' Tong 2 so la='); writeln(a+b); 8 9 Câu 3: Viết các phép so sánh sau đây bằng các kí hiệu trong Pascal: 1 a. a 2 c 5 b 2 b. k2 + (k + 1)2 (k + 2)2 c. 8x – 7 > 1 d. b2 – 4ac 0 1 1 1 e. . . 0.01 n n 1 n 2 Câu 4: Viết các biểu thức toán dưới đây bằng các kí hiệu trong Pascal: 1 1 1 a a. b. (b 2) a b d x 5 c. ax2 + bx + c d. (a2 + b)(1 + c)3 x y e. 5x3 + 2x2 – 4x + 15 f. x y 2a 2 2c 2 a g. h. (b2 + c2)2 4 a 2 4b c i. 2x2-3x-1; k. ; x 2 1 l. (a+b).(x+y)3; Câu 5: Hãy đánh dấu X vào các cột đúng hoặc sai tương ứng với các câu lệnh dưới đây. Nếu câu lệnh sai hãy sửa lại cho đúng: 7
  8. CÂU LỆNH Đúng Sai Sửa lại 1. If x:=7 then a = b; 2. If x > 5; then a:=b; 3. If x > 5 then a:=b; m:=n; 4. If x > 5 then a:=b; else m:=n; Câu 6: Em hãy cho biết khi thực hiện xong đoạn chương trình dưới đây thì kết quả của a và b là bao nhiêu? a) var a,b:interger; begin a:=16; b:= 8; if a < b then a:=a+b; a:=a-b; b:=b+a; writeln(‘a=’,a,’b=’,b); end. b) var a,b:interger; begin a:=16; b:= 8; if a < b then begin a:=a+b; a:=a-b; end; b:=b+a; writeln(‘a=’,a,’b=’,b); end. Câu 7: Viết chương trình Pascal cho các bài toán sau a) Tính diện chu vi hình chữ nhật với chiều dài a và chiều rộng b được nhập vào từ bàn phím. b) Nhập vào một số nguyên a. Xác đinh số a là số chẳn hay số lẻ c) Tính trung bình cộng của ba số A,B,C nhập vào từ bàn phím. d) Nhập nguyên x và y. Hãy kiểm tra số nào lớn hơn thì in ra mà hình 8