Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021

doc 4 trang thungat 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_vat_ly_lop_10_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 10 NĂM HỌC 2020-2021 Chương V. CHẤT KHÍ BÀI 28. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ I. Cấu tạo chất 1. Những điều đã học về cấu tạo chất + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. + Các phân tử chuyển động không ngừng. + Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Lực tương tác phân tử + Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. + Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. 3. Các thể rắn, lỏng, khí Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn. + Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định. + Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. II. Thuyết động học phân tử chất khí 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. + Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. 2. Khí lí tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng. BÀI 29. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ MA-RI-ÔT I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T. Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái. Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẳng quá trình. II. Quá trình đẳng nhiệt Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt 3. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt. Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. 1 p  hay pV = hằng số hoặc: p1V1 = p2V2 = V
  2. IV. Đường đẳng nhiệt Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ k đổi gọi là đường đẳng nhiệt. Trong hệ toạ độ pOV đường đẳng nhiệt là đường hypebol. BÀI 30. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ 1. Quá trình đẳng tích Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. 2. Định luật Sác – lơ Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. p p p p ~T = hằng số hay 1 = 2 = T T1 T2 3. Đường đẳng tích Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Trong hệ toạ độ pOT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. BÀI 31. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG I. Khí thực và khí lí tưởng Các chất khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ. Giá trị p của tích pV và thương thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí. T Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng p V p V pV 1 1 2 2 hằng số T1 T2 T III. Quá trình đẳng áp 1. Quá trình đẳng áp: Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi. 2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp. Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối V V V V~ T hằng số hay 1 2 T T1 T2 3. Đường đẳng áp Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
  3. Trong hệ toạ độ OVT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC BÀI 32. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG I. Nội năng - Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật : U = f(T, V) 2. Độ biến thiên nội năng: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình. II. Các cách làm thay đổi nội năng. - Thực hiện công - Truyền nhiệt * Nhiệt lượng: là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. - Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức : Q = mcΔt BÀI 33. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. Nguyên lí I nhiệt động lực học Độ biến thiên nọi năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. ΔU = A + Q * Qui ước dấu : A > 0 : hệ nhận công; A 0 : hệ nhận nhiệt; Q < 0 : hệ truyền nhiệt. * Vận dụng. Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng. Quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt lượng. II. Nguyên lí II nhiệt dộng lực học 1. Cách phát biểu của Clau-di-út: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang một vật nóng hơn. 2. Cách phát biểu của Các-nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. * Vận dụng: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt. Mỗi động cơ nhiệt đều phải có ba bộ phận cơ bản là : + Nguồn nóng để cung cấp nhiệt lượng (Q1). + Bộ phận phát động gồm vật trung gian nhận nhiệt sinh công (A) gọi là tác nhân và các thiết bị phát động. + Nguồn lạnh để thu nhiệt lượng do tác nhân toả ra (Q2). A Q Q Hiệu suất của động cơ nhiệt : H 1 2 < 1 Q1 Q1 CHƯƠNG 7. CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ SỰ CHUYỂN THỂ BÀI 34. CHẤT RẮN KẾT TINH, CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH 1. Cấu trúc tinh thể.
  4. + Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. + Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. + Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm : Tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn. 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh. + Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau. + Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước. + Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẳng hướng. 3. Chất rắn vô định hình. + Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định. + Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. + Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh, có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. BÀI 36. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN 1. Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng do bị nung nóng. 2. Độ nở dài Δl của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu l0 của vật đó. Δl = l – l0 = α l0 Δt 3. Độ nở khối ΔV của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Δt và thể tích ban đầu V0 của vật đó. ΔV = V – V0 = βV0 Δt Với β = 3α α: hệ số nở dài (K-1) β: hệ số nở khối (K-1)