Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9

docx 12 trang thungat 4961
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9

  1. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 Câu 1 : Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của hệ thống XHCN ? Bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ? 1 Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của hệ thống XHCN - Một , do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. - Hai , do chậm đổi mới trước những tình hình biến động lớn của thế giới, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới. - Ba , khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng. - Bốn , sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. - Năm , những sai lầm và tha hóa về phẩm chất chính trị , đạo đức của 1 số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở 1 số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH , làm mất lòng tin , gây bất mãn trong nhân dân . → Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội - như V.I. Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?” 2 Bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
  2. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 - Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ má chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân. - Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lí kề cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương dến địa phương. - Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhâp kinh tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. - Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt phải chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành,tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu 13 : LHQ? 1 Hoàn cảnh ra đời - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. - Tại Hội nghị I – an – ta (2/1945) , nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. - Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945 , hội nghị đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mĩ) đã thông qua hiến chương LHQ và tuyên bố thành lập LHQ . - Ngày 24/10/1945 , LHQ chính thức thành lập , đặt trụ sở tại New York . 2 Nhiệm vụ - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới .
  3. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 - Phát triển mối quan hệ hữu nghị các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc . - Hợp tác quốc tế về kinh tế , văn hóa , xã hội và nhân đạo . 3 Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. - Không can thiệp vào nội bộ các nước. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. 4 Vai trò - Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế - Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực. - Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc . - Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế , văn hóa , khoa học kĩ thuật . 5 LHQ giúp đỡ nhân dân Việt Nam - Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9/1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển. - Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt : +Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, giáo dục, + Chương trình phát triển LHQ (UNDP) viện trợ 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) giúp 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới (UNFPA) giúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới (FAO) giúp 76.7 triệu USD
  4. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 - Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam : + PAM : Chương trình lương thực + WHO: Tổ chức y tế thế giới + WB : Ngân hàng thế giới . + Câu 21: Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động cách mạng như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó là gì? 1 Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920. Trước yêu cầu của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1919, Người đi đến nhiều nước ở khắp các châu lục, làm đủ nhiều nghề để kiếm sống Quá trình này đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc nhiều nhận thức quan trọng, làm cơ sở để Người lựa chọn con đường cứu nước sau này. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giải phóng dân tộc. Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin. 2 Ý nghĩa Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 đã chứng tỏ Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường Cách mạng vô sản. Từ đó, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Câu 6 :
  5. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 a. Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? b. Vì sao Cu-ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh? a. Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển. Mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba năm 1959. Từ những năm 60 đến những năm 80 (thế kỉ XX), một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ biến Mĩ La-tinh trở thành "Đại lục bùng cháy" của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-Xuê-la, Cô-lôm-bô, Ni- ca-ra-goa kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc- dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Tiêu biểu nhất là Chi lê và Nicaragoa. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế, phát triển hợp tác khu vực. Từ đầu những năm 90 (Thế kỉ XX), do nhiều nguyên nhân, các nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế giảm sút, nợ nước ngoài tăng lên, tình hình chính trị một số nước không ổn định. b. Cu-ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La – tinh vì Từ đầu những năm 50 (TK XX) ở Cu-ba đã bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ tay sai Mĩ. Ngày 1/1/1959 cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Cu-ba đã giành được thắng lợi. Chính quyền phản động tay sai Mĩ bị lật đổ. Cu-ba là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh giành được thắng lợi cách mạng bằng cuộc đấu tranh vũ trang và cũng là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để. Sau khi đánh bại cuộc tấn của 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ vào vùng biển Hi-rôn (4/1961), bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. Cu-ba tuyên bố đi theo con
  6. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 đường XHCN, trở thành nước XHCN đầu tiên ở khu vực Mĩ La-tinh, là hòn đảo anh hùng, lá cờ đầu của phong trào GPDT ở khu vực này. Câu 10 : Trình bày xu thế phát triển của lịch sử thế giới ngày nay ? theo em xu thế mới này đã và đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức nào ? 1 Xu thế phát triển của lịch sử thế giới ngày nay Một là: Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. Hai là: Sự tan rã của trật tự hai cực Ianta và Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Ba là: Dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Bốn là: Tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái như ở Liên bang Nam Tư cũ,châu Phi, một số nước Trung Á Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác hữu nghị và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc. 2 Xu thế mới này đã và đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức Thời cơ : có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực , có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển , áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất Thách thức : nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu , hội nhập sẽ hòa tan . Câu 20 : Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam như thế nào? Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với
  7. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa. Người viết báo "Người cùng khổ", viết bài cho các báo "Đời sống công nhân" của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo "Nhân đạo" của ĐCS Pháp và cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam. Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quôc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập . Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm "Đường cách mệnh" của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo "Thanh niên"; Năm 1927 xuất bản sách "Đườn cách mệnh". Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước. Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hóa", đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam. Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 4 : Hãy chứng minh thế kỉ 21 là thế kỉ của châu Á ?
  8. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 1 Giới thiệu khái quát về Châu Á Đất rộng , người đông , tài nguyên phong phú . Trước chiến tranh thế giới thứ hai , chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. 2 Chứng minh "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á" - Ấn Độ : + Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn một tỉ người . + Về công nghiệp: các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi ; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. - Trung Quốc : + Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt - Nhật Bản : + Từ những năm 70 trở đi Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới . + Thu nhập bình quân đầu người vượt Mỹ , đứng thứ 2 thế giới . + Hàng hóa Nhật Bản có khắp thị trường thế giới. - Singapore : Từ 1965- 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành "con rồng" ở châu Á. - Malaysia : Từ 1963-1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%
  9. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 - Thái Lan : Từ 1987-1990 tăng trưởng kinh tế 11,4% → Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á" . Câu 14 : Con đường tìm chân lí cứu nước của N.A.Q có gì khác so với các bậc tiền bối? 1. Con đường cứu nước của những lớp người đi trước : Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam. Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động. 2. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc : Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển. Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính, Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga. Những hoạt đông yêu nước của người tuy mới chỉ bắt đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đối với dân tộc ta, cũng như đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Câu 11 : Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
  10. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 1 Quan hệ Mĩ - Liên Xô : Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”. 2 Giải thích : - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau. - Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu. Câu 18 : Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp tại VN sau CTTG diễn ra như thế nào ? Tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam ? 1 Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp tại VN sau CTTG : - Bối cảnh lịch sử + Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918 ) , Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề , nền kinh tế kiệt quệ . Để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra , thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa , trong đó có VN . + Mục đích : làm sao để bóc lột được nhiều nhất và kiếm lời được nhiều nhất . - Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp + Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng. + Công nghiệp: Pháp chú trọng vào khai mỏ, tăng vốn đầu tư mở các nhà máy xí nghiệp vì vậy nhiều công ty mới ra đời. Tư bản Pháp mở thêm 1 số cơ sở công nghiệp . + Về thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường VN, đánh thuế nặng những hàng hóa của các nước khác nhập vào VN. + Giao thông vận tải: Đầu tư xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương. + Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh tế.
  11. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 → Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi : hạn chế công nghiệp phát triển , đặc biệt là công nghiệp nặng ; tăng cường thủ đoạn bóc lột , vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng . 2 Xã hội Việt Nam phân hóa : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Ngoài những giai cấp cũ , nay xuất hiện những giai cấp , tầng lớp mới . Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau : - Giai cấp địa chủ phong kiến : bị phân hoá thành đại địa chủ, địa chủ vừa và nhỏ, một bộ phận trở thành tầng lớp tư sản. Bộ phận đại địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng. Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào khi có điều kiện. - Giai cấp tư sản: ngày càng đông, mấy năm sau CTTG thứ nhất mới trở thành giai cấp tư sản. Họ đã bị phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dõn nên không có tinh thần cách mạng. Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ đấu tranh không kiên định, dễ thỏa hiệp. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về số lượng, họ bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. - Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột ; có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc; Đặc biệt, thời kì này, giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu ảnh hưởng của phong trào Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin.
  12. ÔN THI HỌC SINH GIỎI SỬ 9 Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.