Đề cương trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 11

doc 4 trang thungat 1310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_trac_nghiem_on_thi_mon_vat_ly_lop_11.doc

Nội dung text: Đề cương trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 11

  1. 1. Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 2. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. 3. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính. B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính. D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. 4. Điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng? A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. 5. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: f1f2 § f1 A. G∞ = Đ/f. B. G C. G D. G § f1f2 f2 6. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A. 67,2 (lần). B. 70,0 (lần). C. 96,0 (lần). D. 100 (lần). 7. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận là: A. 75,0 (lần). B. 82,6 (lần). C. 86,2 (lần). D. 88,7 (lần). 8. Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học δ = 12 (cm) là k 1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 75 (lần). B. 180 (lần). C. 450 (lần). D. 900 (lần). 9. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 (cm) và thị kính có tiêu cự 2 (cm), khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 175 (lần). B. 200 (lần). C. 250 (lần). D. 300 (lần). 10. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 (mm), thị kính với tiêu cự f2 =20 (mm) và độ dài quang học δ = 156 (mm). Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 (cm). Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là: A. d1 = 4,00000 (mm). B. d1 = 4,10256 (mm). C. d1 = 4,10165 (mm). D. d1 = 4,10354 (mm). 11. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 (mm), thị kính với tiêu cự f2 =20 (mm) và độ dài quang học δ = 156 (mm). Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 (cm). Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở cực cận là: A. d1 = 4,00000 (mm). B. d1 = 4,10256 (mm). C. d1 = 4,10165 (mm). D. d1 = 4,10354 (mm). 12. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 (mm) và thị kính có tiêu cự 20 (mm). Vật AB nằm trước và cách vật kính 5,2 (mm). Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là: A. 6,67 (cm). B. 13,0 (cm). C. 19,67 (cm). D. 25,0 (cm)
  2. 13. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 (mm) và thị kính có tiêu cự 20 (mm). Vật AB nằm trước và cách vật kính 5,2 (mm). Độ phóng đại ảnh qua vật kính của kính hiển vi là: A. 15. B. 20. C. 25. D. 40. 14. Kính hiển vi là dụng cụ A.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật ở rất xa. B.cấu tạo bởi một hệ gồm một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì, khoảng cách giữa hai kính là không đổi. C.có tác dụng tăng độ phóng đại của những vật ở rất xa. D.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cựu ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ. 15. Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó: A.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. D.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn. 16. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 1 cm, thị kính với tiêu cự 4 cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17 cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là Đ = 25 cm. Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là: A.60. B.80 C.85. D.75. 17. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 1 cm và 4 cm. Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ ở trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó bằng 90. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng: A.17 cm. B.20 cm. C.22 cm. D.19,4 cm. 18. Kính hiển vi có hai bộ phân chính là vật kính và thị kính, trong đó: A. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu rất cự ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. D. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. 19. Khi kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì: A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng f1 + f2 ' B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng d1 + f2 ' C. Độ dài quang học của kính bằng f1 + f2 D. Độ dài quang học của kính bằng d1 + f2 20. Chọn phát biểu sai khi so sánh cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn? A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn. B. Thị kính của hai ính giống nhau (đều có tiêu cự ngắn). C. Vật kính và thị kính của kĩnh thiên văn và kính hiển vi bằng đều đồng trục. D. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn nhỏ hơn 21. Chọn phát biểu đúng khi nói về cấu tạo của kính hiển vi? A. Kính hiển vi là hệ hai thấu kính không cùng trục chính. B. Kính hiển vi có vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một kính lúp. C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi khi ngắm chừng. D.Khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thay đổi được khi ngắm chừng. 22. Chọn phát biểu sai khi nói về sự ngắm chừng của kính hiển vi và kính thiên văn? A. Khi ngắm chừng kính hiển vi, giữa nguyên khoảng cách giữa thị kính và vật kính, làm thay đổi khoáng cách giữa vật và vật kính. B. Khi ngắm chừng kính hiển vi, ta giữ yên vật kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. C. Khi ngắm chừng kính thiên văn, ta giữ yên vật kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. D. Không thể ngắm chừng kính thiên văn bằng cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính. 23. Chọn phát biểu Sai khi nói về kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi? A. Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. B. Khi sử dụng, người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính. C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực viễn. D. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận
  3. 24. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 1cm và 4cm. Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là G = 90. Khoảng cáchgiữa vật kính và thị kính bằng: A. 17cm. B. 20cm C. 22cm. D. 19,4cm 25. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 0,5cm và 5cm. Khoảmg cách giữa hai kính là 18,5cm. Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính G khi đó bằng: A. 130 B. 90 C. 175 . D. 150 26. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 0,4cm và 2,4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 18cm. Một người mắt tốt đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Vị trí của AB so với vật kính là d1bằng: A. 0,5cm B. 0,41cm C. 0,47cm D. Một giá trị khác. 27. Một người có mắt tốt (nhìn rõ vật từ điểm cách mắt 24cm đến vô cùng) quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm. Khoảng cách giưa hai kính l = O 1O2 = 20cm. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là 58,5 B. 72,6C. 67,2D. 61,8 28. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm, điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính không điều tiết (mắt sát kính). Độ bội giác của ảnh là A. 58,5B. 75 C. 70 D. 56 29. Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính là f 1, thị kính f2 = 4,5cm. Một người mắt tốt (Đ = 25) quan sát một vật nhỏ khi điều chỉnh kính sao cho ảnh cuối cùng hiện lên ở vô cực và có độ phóng đại là 500/3. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm. Giá trị của f1 là A. 0,5cm B. 1cmC. 0,8cm D. 0,75cm 30. Một kính hiển vi có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 4cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20cm. Độ bội giác của ảnh khi một người ngắm chứng ở vô cực bằng 75. Điểm cực cận cách mắt người đó một khoảng là A. 24cm B. 25cm C. 20cm D. 22cm 31.= Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát hồng huyết cầu có đường kính qua kính hiển vi trên vành kính của vật kính và thị kính có ghi X100 và X6. Mắt đặt sát kính. Góc trông ảnh của hồng huyết cầu là A. 3.10-2rad B. 1,7.10-2rad C. 2,5.10-2rad D. 2.10-2rad 32. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi là 15,5cm, vật kính có tiêu cự 0,5cm. Biết Đ = 25cm và độ bội giác khi ngắm chứng ở vô cực là 200. Tiêu cự của thị kính bằng A. 3cm B. 4cm C. 2cm D. 3,5cm 33. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của một kính hiển vi bằng 15cm. Vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 1cm và 5cm. Khoảng cách từ vật đến vật kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là A. 1,2cm B. 1,333cm C. 1,111cm D. 1,05cm 34. Vật kính và thị kính của kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 5,4cm và 2cm. Mắt người quan sát đặt sát sau thị kính và điều chỉnh kính để ảnh cuối cùng ở khoảng nhìn rõ ngắn nhất (25cm). Khi đó vật cách kính 5,6mm. Khoảng cách giữa hai kính bằng 187,28mm B. 166,22mm C. 158,33mm D. 169,72mm 35. Dùng một kính hiển vi có độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực bằng 200 để quan sát một vật nhỏ có chiều dài . Góc trông ảnh qua kính bằng bao nhiêu khi ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25cm A. 2.10-3rad B. 1,6.10-3rad C. 3,2.10-3rad D. 10-3rad 36. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 1cm, độ dài quang học của kính bằng 16mm. Kính được ngắm chừng ở vô cực. Độ bội giác của vật kính bằng A. 6 B. 8 C. 16 D. 14 37. Khoảng cách giữa hai thấu kính của kình hiển vi bằng 18cm. Vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 3cm. Ban đầu vật cần quan sát cách vật kính 1,06cm. Cần dịch chuyển thấu kính theo chiều nào, một đoạn bằng bao nhiêu để ảnh cuối cùng ở vô cực. A. Dịch chuyển kính gần vật thêm 0,022cm C. Dịch chuyển kính xa vật thêm 0,022cm B. Dịch chuyển kính gần vật thêm 0,011cm D. Dịch chuyển kính xa vật thêm 0,011cm
  4. *Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 4mm và 25mm. Các quang tâm cách nhau 160mm. Sử dụng làm bài 38, 39 38. Vị trí của vật để ảnh ở vô cực là A. Cách vật kính 4,122mm C. Cách vật kính 1,122mm B. Cách vật kính 3,132mm D. Cách vật kính 2,412mm 39.= Phải dời toàn bộ kính theo chiều nào, bao nhiêu, để có thể tạo được ảnh của vật lên màn cách đặt cách thị kính 25cm. A. Dịch chuyển kính gần vật thêm C. Dịch chuyển kính xa vật thêm B. Dịch chuyển kính gần vật thêm D. Dịch chuyển kính xa vật thêm Tiêu cự của vật kính và thị kính của một kính hiển vi lần lượt là 1cm và 4cm, độ dài quang học 16cm. một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn cách mắt 40cm quan sát vật nhỏ AB qua kính hiển vi trên. Sử dụng làm bài 41, 40 40. Cã thể quan sát rõ những vật đặt trước vật kính một khoảng bao nhiêu? Mắt đặt sát kính A. 1,0593cm đến 1,0611cm B. 1,0593cm đến 1,0625cm C. 1,0255cm đến 1,0611cm D. 1,0255cm đến 1,0625cm 41. Tính độ bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực viễn. Mắt đặt sát kính A. 70 B. 67,5 C. 65 D. 75 42. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh cấu tạo cuả kính hiển vi và kính thiên văn? A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn. B. Thị kính của hai kính giống nhau (đều có tiêu cự ngắn ). C. Vật kính và thị kính của chúng đều đồng trục. D. Cả A, B và C đều đúng. 43. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự ngắm chừng của kính hiển vi và kính thiên văn: A. Khi ngắm chừng kính hiển vi, giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính. B. Khi ngắm chừng kính hiển vi, thị kính. C. Khi ngắm chừng kính thiên văn, giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, làm thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính. D. Không thể ngắm chừng kính thiên văn bằng cách thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. 44. Điều nào sau đây là đúng khi nói về kính hiển vi: A. Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. B. Khi sử dụng người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị kính. C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận. D. Cả A, B và C đều đúng. 45. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của kính hiển vi: A. Là hệ hai thấu kính có cùng trục chính. B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một kính lúp. C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi khi ngắm chừng. D. Cả A, B và C đều sai. E. Kính hiển vi là dụng cụ A.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật ở rất xa. B.cấu tạo bởi một hệ gồm một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì, khoảng cách giữa hai kính là không đổi. C.có tác dụng tăng độ phóng đại của những vật ở rất xa. D.cấu tạo bởi một hệ hai thấu kính hội tụ có tiêu cựu ngắn, bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ. F. Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó: A.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. D.vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn.