Đề kểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 10

docx 7 trang thungat 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10.docx

Nội dung text: Đề kểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 10

  1. Câu 1.Thế giới quan là A.quan điểm, cách nhìn về xã hội. B.quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên. C.quan điểm, niềm tin nhìn nhận về các sự vật cụ thể. D.toàn bộ quan điểm và nềm tin định hướng hoạt động con người trong cuộc sống. Câu 2.Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng A.mâu thuẫn nhau B.đối lập nhau. C.thống nhất hữu cơ với nhau. D.tồn tại bên cạnh nhau. Câu 3.Theo quan điểm của Triết học Mác Lê – nin, vận động là mọi sự A.phát triển nói chung của các sự vật, hiện tượng. B.biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng. C.di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng. D.biến mất nói chung của các sự vật, hiện tượng. Câu 4.Khuynh hướng phát triển tất yếu của thế giới vật chất là A.cái mới ra đời thay thế cái cũ. B.cái mới ra đời giống như cái cũ. C.Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ. D.Cái mới ra đời kém hoàn thiện hơn cái cũ. Câu 5.Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau gọi là A.mâu thuẫn. B.đối đầu. C.sự thống nhất. D.mặt đối lập của mâu thuẫn.
  2. Câu 6. Theo quan điểm của Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A.sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B.sự phủ định giữa các mặt đối lập. C.sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D.sự phát triển giữa các mặt đối lập. Câu 7.Những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật, hiện tượng được gọi là A.lượng. B.điểm nút. C.chất. D.độ. Câu 8. Theo Triết học Mác Lê – nin, chất mới ra đời lại bao hàm A.một hình thức mới. B.một lượng mới tương ứng. C.một diện mạo mới tương ứng. D.một trình độ mới tương ứng. Câu 9. Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là A.không kế thừa cái cũ. B.xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. C.cái mới ra đời nhằm xóa bỏ cái cũ.D.cái mới ra đời, kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ. Câu 10. Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là A.tính khách quan. B.tính di truyền. C.tính chủ quan. D.tính truyền thống. Câu 11. Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. D. Kim loại có tính dẫn điện. Câu 12. Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. Câu 13. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?
  3. A. An cư lạc nghiệp. B. Môi hở rang lạnh. C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc. Câu 14.Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. Câu 15. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già. B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước. C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá D. Học cách học →biết cách học. Câu 16. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Rút dây động rừng B. Nước chảy đá mòn. C. Tre già măng mọc D. Có chí thì nên. Câu 17. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 18. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
  4. D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai Câu 19. Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Tăng lượng liên tục. B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép. C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút. D. Lượng biến đổi nhanh chóng. Câu 20. Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên? A. Việt Nam B. 90,73 triệu. C. Cam – pu – chia D. Ở Đông Nam Á. Câu 21. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cao hơn so với năm 2015. B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước. C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận Câu 22. Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi? A. Mưa dầm thấm lâu. B. Học thầy không tày học bạn. C. Góp gió thành bão. D. Ăn vóc học hay. Câu 23. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra D. Sử dụng “phao” trong thi học kì Câu 24. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng. B. sự tác động từ bên ngoài. C. sự tác động từ bên trong. D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
  5. Câu 25. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn. B. Gió bão làm cây đổ. C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng. Câu 26.Quan niệm: “Tồn tại là cái được cảm giác” của G.Béc-cơ-li thể hiện A.thế giới quan duy tâm. B.thế giới quan duy vật. C.thế giới quan khoa học. D.thế giới quan tôn giáo. Câu 27. Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đòi hỏi chúng ta phải biết A.ra sức đón nhận cái mới. B.quên đi quá khứ của cha ông. C.đầu tư phát triển kinh tế. D.kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc. Câu 28. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến. B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ. C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật. D. Học sinh đổi mới phương thức học tập. Câu 29. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Sông lở cát bồi. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Tức nước vỡ bờ. D. Ăn cháo đá bát. Câu 30. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của A. Phủ định biện chứng. B. Phủ định siêu hình. C. Phủ định quá khứ. D. Phủ định hiện tại. Câu 31. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?
  6. A. Học vẹt. B. Lập kế hoạch học tập. C. Ghi thành dàn bài. D. Sơ đồ hóa bài học. Câu 32. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Có mới nới cũ. Câu 33. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn. B. Gió bão làm cây đổ. C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng. Câu 34. Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn. B. Ngại khó ngại khổ. C. Dĩ hòa vi quý. D. Trọng nam khinh nữ. Câu 35. Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? A. Liên tục thực hiện các bước nhảy. B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết. C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới. D. Thực hiện các hình thức vận động. Câu 36. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất. B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Do sự phủ định biện chứng. D. Do sự vận động của vật chất. Câu 37. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
  7. A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến. B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng. C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran. D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai. Câu 38. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định A. Lần thứ nhất. B. Lần hai, có kế thừa. C. Từ bên ngoài. D. Theo hình tròn. Câu 39. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 40. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. Sự tác động của ngoại cảnh. B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. Sự tác động của con người. D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.