Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng

docx 4 trang thungat 7950
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng

  1. PGD&ĐT NGHĨA HƯNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG LỚP 5 -NĂM HỌC: 2020 – 2021 Phần : Xã hội ( Thời gian làm bài 60 phút) Họ và tên: Lớp: I.Em hãy đọc bài văn sau: Kỷ vật Hôm đó là ngày sinh nhật ba. Sau bữa cơm chiều, cả nhà quây quần bên bàn nước, tôi trịnh trọng đưa cho ba chiếc hộp màu hồng có gắn nơ lụa: - Thưa ba, con xin tặng ba một món quà! Ba nhận chiếc hộp và ôm tôi vào lòng cười rạng rỡ. Tôi đỏ mặt trong khi cha cẩn thận mở cái hộp. Chợt cha sững sờ ngạc nhiên: “ Ơ, một chiếc ví!” Cha tôi lật đi lật lại chiếc ví màu xanh cô-ban, nét mặt trở nên khắc khổ, mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. - Là vì con thấy chiếc ví của ba đã cũ nên Tôi ngập ngừng. - Hai mẹ con biết đấy, chiếc ví này tuy cũ nhưng ba đã giữ hơn mười năm nay rồi - Giọng ba kể vẻ buồn buồn: Chiến tranh xảy ra giữa lúc tiết xuân còn se lạnh, đơn vị của ba hành quân cấp tốc lên biên giới, trên đầu là đạn pháo giặc rít u u . Bỗng có một tiếng “chíu” rít qua, cha chỉ kịp nhớ có người đã đẩy mình vào hầm rồi nằm đè lên mình. Sau khi gượng dậy ba mới nhận ra đó là Niên – người lính liên lạc, lúc này người đã bê bết máu - Trung đoàn trưởng cầm giúp em chiếc ví - Niên thều thào trong bàn tay đang run lên của đồng đội. Ít lâu sau trong một trận đánh khác, cũng chính chiếc ví ấy nằm trong túi áo ngực đã đỡ một viên đạn cho cha. - Thế đấy, chuyện gì cũng có nguyên cớ của nó. Bây giờ hai mẹ con hiểu rồi chứ. Cha nguyện sẽ giữ gìn chiếc ví này như một báu vật. Theo Đoàn Ngọc Minh II. Dựa vào bài văn trên em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 4 điểm) Câu 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài lại tặng quà cho cha? A. Vì bạn thích mua quà cho cha. B. Vì hôm đó là ngày sinh nhật của cha. C. Vì mẹ bảo bạn mua quà tặng cha. D. Vì sau bữa ăn chiều bạn thường tặng quà cho cha Câu 2: Vì sao bạn nhỏ lại tặng cha chiếc ví? A. Vì bạn biết cha thích một chiếc ví. B. Vì bạn ấy chỉ có tiền đru để mua một chiếc ví. C. Vì bạn ấy thấy chiếc ví của cha đã cũ, cần phải thay. D. Vì bạn thích chiếc ví đẹp
  2. Câu 3: Lí do nào khiến cha bạn nhỏ muốn dùng chiếc ví cũ? A. Vì chiếc ví cũ vẫn còn dùng tốt. B. Vì cha bạn đã quen dùng chiếc ví cũ. C. Vì chiếc ví cũ là một kỉ vật của cha. D. Vì cha không thích chiếc ví mới bằng chiếc ví cũ. Câu 4: Câu chuyện cũ mà người cha kể lại cho em biết trước đây cha bạn nhỏ là ai? A. Là một chiến sĩ làm nhiệm vụ liên lạc. B. Là một Trung đoàn trưởng chỉ huy một đơn vị bộ đội chiến đấu. C. Là một người lính chiến đấu thuộc một đơn vị bộ đội. D. Là một người dân sống ở vùng biên giới Câu 5: Cha bạn nhỏ nhận được chiếc ví cũ trong hoàn cảnh nào? A. Một người lính trong đơn vị đã tặng cho cha. B. Trong một trận đánh, một đồng đội đã cứu cha thoát nguy hiểm và trao cho cha chiếc ví trước lúc hi sinh. C. Trong một trận đánh, một người đồng đội đã hi sinh, để lại chiếc ví và cha nhặt được. D. Một người bạn cũ đã tặng cho cha. Câu 6: Câu chuyện này cho biết cha bạn nhỏ là người có tình cảm như thế nào? A. Thương yêu con. B. Thương yêu các chiến sĩ bộ đội. C. Biết ơn người chiến sĩ đã hi sinh cứu mình. D. Thương xót những người đã chết. Câu 7: Nếu cần đặt một tên khác cho phù hợp với nghĩa câu chuyện, em chọn tên nào trong các tên dưới đây? A. Chiếc ví cũ. B. Món quà tặng cha. C. Kỉ niệm thời chiến tranh. D. Tình đồng đội. Câu 8: Câu sau có mấy vế? Sau bữa cơm chiều, cả nhà quây quần bên bàn nước, tôi trịnh trọng đưa cho ba chiếc hộp màu hồng có gắn nơ lụa. A. 1 vế B. 2 vế C. 3 vế D. 4 vế Câu 9: Những từ ngữ nào dưới đây chứa tiếng truyền mang nghĩa là trao cho người khác? A. Truyền hình B. Truyền ngôi C. Truyền tin D. Truyền bá Câu 10: Những câu dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận. A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thay thế từ ngữ. C. Phép dùng từ ngữ để nối. D. Phép lặp từ và phép dùng từ ngữ để nối.
  3. III. Em hãy hoàn thành các bài tập sau ( 4 điểm ) Câu 11: Tìm 1 từ láy phụ ân đầu r và 1 từ ghép phụ âm đầu r: - Từ láy: - Từ ghép: Câu 12: Điền l/n vào chỗ trống: Mùa đông, ền trời xám xịt. Rừng cây xơ xá. Bác gấu đen ằm co quắp. Cuối thu, bác ta béo úng ính, ông mượt, da căng. Thế mà bây giờ, .ông bác ởm chởm trông thật tội nghiệp. Câu 13: Nối tên một nhân vật, 1 địa điểm hoặc 1 mốc thời gian sao cho phù hợp với 1 vòng tròn Bác Hồ Năm 1947 Chiến La Văn Cầu Chiến dịch Việt Đoan Hùng dịch biên Bắc Năm 1950 giới Cao bằng Bắc Cạn Câu 14: Trận đánh Điện Biên Phủ đã diễn ra trong thời gian bao lâu? A. 12 ngày đêm B. 56 ngày đêm C. Hai tháng trời ròng rã. Câu 15: Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á Câu 16. Make questions for the answers. 16.1 ? I make banh chung at Tet. 16.2 ? My favourite food is chicken. Câu 17. Make sentences, using cue words. 17.1 Where/ your father/ work? ? 17.2 Teachers’ Day/ on/ twentieth/ November.
  4. VI. Tự luận: (1 điểm) Câu 18: Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người luôn cố gắng làm những việc tốt có ích giúp cho xã hội ngày tươi đẹp hơn. Em hãy viết một đoạn văn kể về một việc tốt em ( hoặc bạn em ) đã làm, được thầy ( cô ) khen.