Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 (Có ma trận đề và đáp án)

docx 3 trang thungat 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 (Có ma trận đề và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_6_co_ma_tran_de_va_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 (Có ma trận đề và đáp án)

  1. KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT NGỮ VĂN 6 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao Cộng (nôi dung, thấp chương) Chủ đề 1: Nhận diện - Nêu được Vận dụng Truyện cổ tích được khái những thử thách giải thích VB: Em bé niệm thể đối với Em bé được một thông minh loại truyện thông minh số chi tiết Truyền thuyết cổ tích. Nêu được ý tiêu biểu của VB: Thạch - Kể tên các nghĩa của những truyện Sanh, Em bé văn bản chi tiết trong thông minh truyện cổ truyện Thạch tích. Sanh - Câu Câu: 1A Câu: 4 Câu: 4 Câu 1. 3. 4 Số điểm Số điểm: 2,5 Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm 5,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 55% Chủ đề 2: Nêu được - Nêu được ý Phân tích Truyền thuyết khái niệm nghĩa của những được ý VB: Thánh truyền chi tiết trong Vb nghĩa lịch sử Gióng thuyết Thánh Gióng của VB Thánh Gióng Câu câu: 3 câu: 2 Câu 2 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 2.5 Số điểm 4,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 45% Tổng số câu Số câu:1 Số câu: 1,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số câu 4 Tổng số điểm Số điểm: 2,5 Số điểm:4 Số điểm: 1 Số điểm: 25 Số điểm 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 25% 100% Đề bài ĐỀ 1: 1.Truyền thuyết là gì? Kể tên các truyền thuyết đã học?
  2. 2.a.Nêu Ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng? b.Nêu ý nghĩa của các chi tiết trong văn bản Thánh Gióng? - Tiếng nói đòi đánh giặc - Bà con góp gạo nuôi Gióng. 3. Nêu những thử thách đối với em bé thông minh trong văn bản Em bé thông minh. Trí thông minh của những em bé được bộc lộ như thế nào? ĐỀ 2: 1.Truyện cổ tích là gì? Kể tên Truyện cổ tích các đã học? 2.a.Nêu Ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng? b. Nêu ý nghĩa của các chi tiết thần kì trong văn bản Thạch Sanh? - Tiếng đàn - Niêu cơm. 3. Nêu những thử thách đối với em bé thông minh trong văn bản Em bé thông minh. Trí thông minh của những em bé được bộc lộ như thế nào? ĐÁP ÁN: Đề 1: 1.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ. - Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dẫn về các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. ( Mỗi ý đúng 0,5 đ) Kể tên các truyền thuyết đã học: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thánh Gióng. ( 1đ) 2.a. Ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng: Ca ngợi sức mạnh quật khởi thần kì của dân tộc để bảo vệ đất nước. (1đ) Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước đánh thắng giặc ngoại xâm. (1,5 đ) b.Ý nghĩa của các chi tiết trong văn bản Thánh Gióng: - Tiếng nói đòi đánh giặc : Phản ánh ý thức đánh giặc cứu nước của dân tộc ta. (1đ) - Bà con góp gạo nuôi Gióng: Thể hiện sức mạnh đoàn kết toàn dân. (1đ) 3. Những thử thách đối với em bé thông minh trong văn bản Em bé thông minh. - Câu hỏi của viên quan: Trâu một ngày cày được mấy đường. - Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để ba con trâu đực đẻ thành chính con. Con chim sẻ làm thành ba mâm cổ - Câu hỏi của sứ thần: Làm thế nào để sợi chỉ xâu qua con ốc Nêu được mỗi câu ( 0,25đ) Trí thông minh của những em bé được bộc lộ: Qua việc giải đố, em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí của những câu đố và bằng kinh nghiệm và trí thông minh em bé đã làm cho sứ giả khâm phục. (1đ) Đề 2:
  3. 1.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dúng sĩ nhân vật là động vật - Thường có yếu tố hoang đường lì ảo - Thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng: cái thiện với cái ác ( Mỗi ý đúng 0,5 đ) Kể tên Truyện cổ tích các đã học: Sọ Dừa, Em bé thông minh. Thạch Sanh (1đ) 2.a Ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Thánh Gióng: Ca ngợi sức mạnh quật khởi thần kì của dân tộc để bảo vệ đất nước. (1đ) Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước đánh thắng giặc ngoại xâm. (1,5 đ) b. Ý nghĩa của các chi tiết thần kì trong văn bản Thạch Sanh. a, Tiếng đàn: Đại diện cho công lí cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình. (1đ) b, Niêu cơm: Có khả năng phi thường thể hiện tấm làng nhân đạo khát vọng ấm no hạnh phúc (1đ) 3. Những thử thách đối với em bé thông minh trong văn bản Em bé thông minh. - Câu hỏi của viên quan: Trâu một ngày cày được mấy đường. - Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để ba con trâu đực đẻ thành chính con. Con chim sẻ làm thành ba mâm cổ - Câu hỏi của sứ thần: Làm thế nào để sợi chỉ xâu qua con ốc Nêu được mỗi câu ( 0,5đ) Trí thông minh của những em bé được bộc lộ: Qua việc giải đố, em bé đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí của những câu đố và bằng kinh nghiệm và trí thông minh em bé đã làm cho sứ giả khâm phục. (1đ)