Đề kiểm tra số 8 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 8 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_8_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 8 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I. Trắc nghiệm:(3,5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả nào? A. Tố Hữu B.Tế Hanh C. Minh Huệ D. Viễn Phương Câu 2: Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” anh đội viên đã đối thoại với Bác mấy lần? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần Câu 3: Trong bài thơ “Lượm” tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? A.Tự sự, biểu cảm B. Kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự C. Biểu cảm D. Miêu tả và tự sự Câu 4: Yếu tố nào sau đây không cần thiết khi làm một bài văn miêu tả? A. Xác định đối tượng miêu tả B. Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu C. Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự nhất định D. Ghi lại diễn biến chính của sự việc. Câu 5: Câu thơ nào sau đây có sử dụng phép ẩn dụ? A. Bác vẫn ngồi đinh linh B. Người Cha mái tóc bạc C. Bóng Bác cao lồng lộng D. Bác thương đoàn dân công Câu 6: Khổ thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào? “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”. A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Điệp từ Câu 7: Ấn tượng của người đọc về hình ảnh chú bé Lượm trong hai khổ thơ thứ 2 và thứ 3? A. Khỏe mạnh, nhanh nhẹn B. Hồn nhiên, hoạt bát, tinh nghịch C.Hiền lành, dễ thương, vui tươi D. Bé nhỏ, rắn rỏi, khỏe mạnh II.Tự luận: (6,5 điểm)
  2. Câu 1: (1,5 điểm) Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được hiện ra qua cái nhìn và tâm trạng của ai? Cách thể hiện này có tác dụng gì? Câu 2: (1,5 điểm)Trong bài thơ “Lượm” có mấy lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm? Cách gọi ấy thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với Lượm? Câu3: (3,5 điểm)Từ bài thơ “Lượm”, em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 20 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm. - Hết –
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 ®iÓm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 C B B D B A B II/ TỰ LUẬN : (6,5 ®iÓm) Câu 1 (1,5 điểm). - Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ – vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào các câu chuyện. - Cách thể hiện ấy làm cho hình tượng Bác Hồ trở nên gần gũi, thân thiết với nhân dân, đông thời lại biểu hiện được trực tiếp tình cảm của quần chúng với lãnh tụ Câu 2: (1,5 điểm) Trong bài thơ “Lượm’ có ba lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm. Cách gọi ấy thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Lượm. - Câu hỏi đứng riêng thành một khổ thơ. Mỗi câu lại một lần đảo ngữ và ngắt làm đôi thể hiện sự đau xót bất ngờ, sự nghẹn ngào trào dâng đọng lại trong lời tự hỏi. - Câu thơ không chỉ nói nên tình cảm của nhà thơ với chú bé anh hùng ấy mà còn là câu thơ chuyển giữa hai đoạn thơ, giữa hiện tại và tương lai, giữa thực và mộng giữa đau xót và niềm tin. Câu3: (3,5 điểm) - Hình thức: (1,0 điểm) Học sinh viết được một đoạn văn khoảng 20 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm bằng sự tưởng tượng của mình. - Nội dung : (2,5 điểm) Miêu tả một chú bé Lượm: + Hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác cách mạng. + Dũng cảm, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ không sợ nguy hiểm. + Hi sinh cao cả bảo vệ quê hương, hóa thân vào thiên nhiên đất nước.