Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS VĂN THỦY NĂM HỌC: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (6,0 điểm). Em hãy phát hiện và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau (Không cần viết thành bài văn phân tích) Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước;con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí yêu người anh em Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa màng Một người- đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm, lửa tàn mà thôi! ( Tiếng ru, Tố Hữu) Câu 2 (4,0 điểm). Cho đoạn thơ: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Trời chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên (Nguyễn Trọng Tạo) a. Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng như thế nào? b. Dựa vào đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả hình ảnh dòng sông theo trí tưởng tượng của em. Câu 3 (10 điểm). Chiếc bình nứt Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: 1. Khổ 1: - HS chỉ ra được mỗi biện pháp nghệ thuật và nêu được các từ ngữ , chi tiết cụ thể cho 1,0 điểm, nếu chỉ nêu được 5 biện pháp (liệt kê, nhân hóa, đối lập, điệp ngữ, ẩn dụ) thì chỉ cho 0,5 điểm - HS nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ cho 1,0 điểm. * Sử dụng phép liệt kê - Con ong, con cá, con chim, con người; - Làm mật, bơi, ca, sống; - Yêu hoa, yêu nước, yêu trời, yêu đồng chí, yêu người anh em. * Sử dụng phép nhân hóa - con ong yêu hoa; - con cá yêu nước; - con chim yêu trời => Tác dụng: Làm cho ý thơ sinh động, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người. * Biện pháp điệp từ “yêu) 2. Khổ 2: * Biện pháp tu từ đối lập - Một ngôi sao > Tăng hình ảnh, gợi sự liên tưởng. => Tác dụng: kể ra nhiều sự vật, sự việc để làm tăng sức thuyết phục. => Khắc họa ý thơ, tăng sức thuyết phục. => Tác dụng: khẳng định sự nhỏ bé của cá nhân đối với tập thể. => Tác dụng: nhấn mạnh ý “số ít, cá nhân”. Câu 2: Điểm ĐÁP ÁN 0,5 điểm - Hình ảnh dòng sông dược mô tả theo trình tự thời gian tiếp nối lần lượt từ buổi sáng đến buổi tối. 0,5 điểm - Chính trình tự miêu tả này đã giúp cho chúng ta có thể hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp sống động, phong phú của dòng sông thay đổi qua những thời điểm khác nhau trong ngày.
  3. 0,5 điểm - HS viết đúng hình thức đoạn văn, khoảng 10 dòng. - Đảm bảo nội dung gợi ý sau: * Vẻ đẹp của dòng sông được thay đổi theo trình tự của thời 0,5 điểm gian: + Hình ảnh dòng sông khoác lên mình một màu lụa đào khi ánh 0,5 điểm mặt trời lên. + Trưa về, bầu trời cao, trong xanh, dòng sông lại được thay áo 0,5 điểm mới với một màu xanh trong tươi mát. + Những áng mây ráng vàng của buổi chiều tà lại điểm thêm 1,0 điểm cho chiếc áo của dong sông một màu hoa sặc sỡ. + Buổi tối, dòng sông như lung linh kỳ diệu nhất bởi dòng sông được cài lên ngực mọt bông hoa của vầng trăng lung linh tỏa sáng cùng với muôn vàn vì sao lấp lánh trên bầu trời chiếu dọi xuông dòng sông Câu 3: Câu 3: (10,0 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện sáng tạo. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện sáng tạo, các sự việc logic, lời thoại hợp lí, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, câu chuyện kể thể hiện một ý nghĩa, một bài học nào đó trong cuộc sống. 1. Mở bài: Chiếc bình nứt Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Thân bài: Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: Cách 1: - Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ. Tâm trạng buồn bã, thất vọng về bản thân. - Rất may mắn nó gặp được ông chủ tốt bụng, biết cảm thông chia sẻ, biết cổ vũ động viên khích lệ để bình nứt cố gắng. - Ông chủ động viên khích lệ bằng cách: Mở một cuộc thi tài giữa chiếc bình nứt và chiếc bình lành. - Diễn biến cuộc thi. - Kết quả cuộc thi: Bình nứt luôn cần mẫn, nỗ lực cố gắng vươn lên và chiến thắng, bình lành quá tự tin về bản thân nên chủ quan kiêu ngạo và thất bại. Cách 2:
  4. - Bình nứt tâm sự chân thành với ông chủ về khuyết điểm của mình, tự trách mình vì trong suốt thời gian qua không giúp ích được gì cho ông chủ. - Ông chủ tốt bụng, có mắt tinh tế và óc sáng tạo lãng mạn đã biết cách chuyển điều hạn chế của bình nứt thành thế mạnh bằng cách gieo hạt giống hoa bên phía con đường chiếc bình nứt hàng ngày vẫn qua (Hoặc ông chủ trồng hoa trên chính chiếc bình nứt). - Ngày qua ngày, tháng qua tháng những cây hoa mọc lên, đón nắng mai, khí trời rồi kết nụ, nở hoa làm đẹp cho con đường, làm đẹp cho ngôi nhà -> bình nứt yêu đời, tự tin, luôn nỗ lực vươn lên, nhận ra vẻ đẹp, ý nghĩa của cuộc sống. - Còn chiếc bình lành luôn tự tin về bản thân, coi mình hoàn hảo, không nỗ lực vươn lên, không cẩn trọng. Một ngày kia gặp tình huống không may bị nứt, mẻ, xấu xí. Sống buông xuôi, bất lực, thu mình. 3. Kết bài: Mỗi người trong chúng ta đều có những hạn chế riêng, luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. C. Thang điểm: - Điểm 9 - 10: Đáp ứng được những yêu cầu trên, sự việc được trình bày logic, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 7- 8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt, còn mắc lỗi dùng từ đặt câu. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên, diễn đạt chưa hay nhưng thoát ý, còn mắc lỗi dùng từ đặt câu. - Điểm 3 - 4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, các sự việc sơ sài, mắc lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Bố cục bài viết lộn xộn, bài viết quá sơ sài, không biết phát triển sự việc, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Lưu ý: Cách phát triển cốt truyện trên đây là những định hướng cơ bản. Học sinh phát triển cốt truyện theo hướng khác thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo, đảm bảo ý nghĩa của câu chuyện, giám khảo cân nhắc cho điểm cho phù hợp.