Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 60 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hàn Thuyên (Có ma trận và đáp án)

doc 5 trang thungat 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 60 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hàn Thuyên (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_8_tiet_60_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 60 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hàn Thuyên (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT TIẾT 60 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM 2017-2018 (Thời gian làm bài: 45 phút) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Chủ đề I. Tiếng Việt Nhận diện Hiểu tác dụng trợ từ, từ tượng của dấu câu hình, từ tượng thanh , trường từ vựng, biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh, câu ghép Số câu: 7 1 8 Số điểm: 1,75 0,25 2,0 Tỉ lệ: 17,5% 2,5% 20% II. Tự luận Nhận biết cách Hiểu quan hệ ý nối, các biện nghĩa giữa các Câu 1,2 pháp tư từ nói vế câu tác quá, nói giảm dụng của biện pháp tư từ nói tránh Số câu 1 1 2 Số điểm 1,25 1,75 3,0 Tỉ lệ 12,5% 17,5% 30% Câu 3 Sử dụng câu ghép Vận dụng kiến và dấu ngoặc đơn thức và kĩ năng , dấu ngoặc kép để viết đoạn văn theo một chủ đề cho trước ( có giới hạn số câu ) Số câu 1 1 Số điểm 1,5 3,5 5,0 Tỉ lệ 15% 35% 50% Tổng số câu 8 2 1 11 Tổng số điểm 3,0 2,0 1,5 3,5 10,0 Tỉ lệ 30,0% 20,0% 15% 35% 100%
  2. TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN ĐỀ KIỂM TRA VĂN TIẾT 60 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2017-2018 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ KIỂM TRA GỒM 01 TRANG ĐỀ 1 Phần I.Trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm: Câu 1: Từ “Chính” trong câu: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước.” (Trong lòng mẹ ) thuộc từ loại nào dưới đây? A.Thán từ B.Đại từ C.Trợ từ D.Tình thái từ Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ? A.Chót vót B.Khúc khuỷu C.Non nước D.Tầm tã Câu 3: Các từ: hoài nghi,khinh miệt,ruồng rẫy thuộc trường từ vựng nào? A.Chỉ cảm xúc của người B.Chỉ hành động của người C.Chỉ thái độ của người D.Chỉ tâm lí của người Câu 4: Câu văn : “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi,thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.”(Trong lòng mẹ) thuộc kiểu câu gì? A.Câu đơn B.Câu ghép C.Câu đặc biệt D.Câu mở rộng thành phần Câu 5: Dòng nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá? A.Chuột sa chĩnh gạo B.Học thày không tày học bạn C.Ăn như rồng cuốn,nói như rồng leo D.Chó treo ,mèo đậy Câu 6: Phần trích : “Con nín đi!Mợ đã về với các con rồi mà.”(Trong lòng mẹ) có mấy biệt ngữ xã hội? A.1 từ B.2 từ C.3 từ D.4 từ Câu 7:Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì? Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời. A.Đánh dấu từ ngữ,câu ,đoạn dẫn trực tiếp B.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C.Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai D.Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? “Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó ”(Lão Hạc) A.Nói giảm nói tránh B.Nhân hóa C.Hoán dụ D.Nói quá Phần II: Tự luận ( 8.0 điểm): Câu 1. ( 1,5 điểm ):Xác định cách nối và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí ” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố,Tắt đèn) Câu 2. ( 1,5 điểm ):Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu thơ sau: Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người -Tố Hữu- Câu 3. ( 5,0 điểm ) : Viết một đoạn văn thuyết minh từ 10 đến 12 câu (có đánh số thứ tự ) giới thiệu cấu tạo của một dụng cụ học tập hoặc một thứ đồ dùng gần gũi ,thân thiết với em. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, 1 dấu ngoặc đơn thích hợp (gạch chân ,chỉ rõ câu ghép và câu văn có sử dụng dấu ngoặc đơn đó) . HẾT
  3. TRƯỜNG THCS HÀN THUYÊN ĐỀ KIỂM TRA VĂN TIẾT 60 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2017-2018 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ KIỂM TRA GỒM 01 TRANG ĐỀ 2 Phần I.Trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm: Câu 1: Từ “ư” trong câu: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư.” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây? A.Thán từ B.Đại từ C.Trợ từ D.Tình thái từ Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh ? A.Sầm sập B.Róc rách C.Ào ào D.Tầm tã Câu 3: Các từ:buồn ,vui,phấn khởi,sợ hãi thuộc trường từ vựng nào? A.Chỉ suy nghĩ của người B.Chỉ hành động của người C.Chỉ thái độ của người D.Chỉ trạng thái tâm lí của người Câu 4: Câu văn : “Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau ,tôi đuổi kịp”.(Trong lòng mẹ) thuộc kiểu câu gì? A.Câu đơn B.Câu ghép C.Câu đặc biệt D.Câu mở rộng thành phần Câu 5: Dòng nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh? A.Tôi mải mốt chạy sang. B.Mợ mày phát tài lắm,có như dạo trước đâu. C.Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. D.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Câu 6: Phần trích : “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”(Trong lòng mẹ) có mấy biệt ngữ xã hội? A.1 từ B.2 từ C.3 từ D.4 từ Câu 7:Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì? Nhìn từ xa,cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! (Thúy Lan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịc sử) A.Đánh dấu từ ngữ,câu ,đoạn dẫn trực tiếp B.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C.Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai D.Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”(Trong lòng mẹ) A.Nói giảm nói tránh B.Nhân hóa C.Hoán dụ D.Nói quá Phần II: Tự luận ( 8.0 điểm): Câu 1. ( 1,5 điểm ):Xác định cách nối và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 2. ( 1,5 điểm ):Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu tục ngữ sau: Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn Câu 3. ( 5,0 điểm ) : Viết một đoạn văn thuyết minh từ 10 đến 12 câu (có đánh số thứ tự ) giới thiệu cấu tạo của một dụng cụ học tập hoặc một thứ đồ dùng gần gũi ,thân thiết với em. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, 1 dấu hai chấm thích hợp (gạch chân ,chỉ rõ câu ghép và câu văn có sử dụng dấu hai chấm đó) . HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT HKI Đề 1 I.Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 C C C B C B D A II.Tự luận 1.Câu 1(1,5 điểm) - Cách nối: Không dùng từ nối, giữa 2 vế có dấu phẩy (0,75 điểm) - Quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân (0,75 điểm) 2.Câu 2(1,5 điểm) - Biện pháp nói quá: “Ôm cả non sông mọi kiếp người” (0,5 điểm) - Tác dụng: Nhấn mạnh, ngợi ca tình yêu thương bao la rộng lớn của Bác với nhân dân Việt Nam và thế giới.(1,0 điểm) 3.Câu 3(5,0 điểm) - Hình thức: +Đoạn văn (0,5 điểm) +Đảm bảo đúng,đủ số câu: 10-12 câu (0,5 điểm)(không đánh stt trừ 0,25điểm) +Sử dụng 1 câu ghép (0,75 điểm) +Sử dụng 1 dấu ngoặc đơn (0,75 điểm) -Nội dung: trình bày cấu tạo dụng cụ học tập hoặc đồ dùng đúng,đủ(2,5 điểm) Đề 2 I.Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 D D D B C A B D II.Tự luận 1.Câu 1(1,5 điểm) - Cách nối: Dùng quan hệ từ “bởi vì” (0,75 điểm) - Quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân (0,75 điểm) 2.Câu 2(1,5 điểm) - Biện pháp nói quá: “tát biển Đông cũng cạn” (0,5 điểm) - Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định sức mạnh của tình cảm vợ chồng yêu thương, thuận hòa sẽ làm được mọi việc ,kể cả những việc lớn lao ,phi thường. (1,0 điểm) 3.Câu 3(5,0 điểm) - Hình thức:
  5. +Đoạn văn (0,5 điểm) +Đảm bảo đúng,đủ số câu: 10-12 câu (0,5 điểm)(không đánh stt trừ 0,25điểm) +Sử dụng 1 câu ghép (0,75 điểm) +Sử dụng 1 dấu ngoặc đơn (0,75 điểm) -Nội dung: trình bày cấu tạo dụng cụ học tập hoặc đồ dùng đúng,đủ (2,5 điểm) Hết