Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 134 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 134 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_134_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 134 (Có đáp án)
- TRUNG TÂM ĐÀO TÀO HELA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. 222 Phù Đổng – TP. Đà Nẵng MÔN: Vật Lí 11– Cơ bản 02363 765 868 Thời gian làm bài: 45 phút. A. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua điện trở đó A. giảm 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 9 lần. D. giảm 3 lần. Câu 2: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt động? A. Acquy đang nạp điện. B. Quạt điện. C. Bóng đèn nêon. D. Bàn ủi điện. Câu 3: Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. chưa đủ dự kiện để xác định. D. không đổi. Câu 4: Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng? A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do; B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều; C. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường. D. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể; Câu 5: Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng? A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn; B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường; C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường; D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường. Câu 6: Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào A. nhiệt độ của kim loại. B. bản chất của kim loại. C. kích thước của vật dẫn kim loại. D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại. Câu 7: Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. không đổi. D. chưa đủ dự kiện để xác định. Câu 8: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động: A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. theo một quỹ đạo bất kỳ. C. vuông góc với đường sức điện trường. D. ngược chiều đường sức điện trường. Câu 9: Hạt nào sau đây không thể tải điện A. Iôn. B. Prôtôn. C. Êlectron. D. Phôtôn. Câu 10: Một bàn ủi điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì cường độ dòng điện chạy qua bàn ủi là 5A. Tính nhiệt lượng toả ra trong 20 phút. Trang 1/3 - Mã đề thi 134
- A. 132.103 J. B. 132.105 J. C. 132.106 J. D. 132.104 J. Câu 11: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng. C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng. Câu 12: Nếu trong thời gian t = 0,1 s đầu có điện lượng 0,5 C và trong thời gian t / = 0,1 s tiếp theo có điện lượng 0,1 C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường dộ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là A. 4 A. B. 6 A. C. 2 A D. 3 A. Câu 13: Hai nguồn điện có ghi 20 V và 40 V, nhận xét nào sau đây là đúng A. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20 J và 40 J. B. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai. C. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20 V và 40V cho mạch ngoài. D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai. Câu 14: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào nguồn điện U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 W. Nếu các điện trở này được mắc song song và nối vào nguồn U nói trên thì công suất tiêu thụ tổng cộng là A. 10 W. B. 40 W. C. 80 W. D. 20 W. Câu 15: Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau. A. Tác dụng hoá học. B. Tác dụng cơ. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng từ. Câu 16: Kim loại dẫn điện tốt vì A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn. C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác. D. Mật độ các ion tự do lớn. Câu 17: Một acquy có suất điện động 12 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi một electron dịch chuyển bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó. A. 192.10-20 J. B. 192.10-18 J. C. 192.10-19 J. D. 192.10-17 J. Câu 18: Cường độ dòng điện điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong một phút. A. 1,024.1018. B. 1,024.1021. C. 1,024.1020. D. 1,024.1019. Câu 19: Chọn phát biểu sai A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. B. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện. C. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do. D. Xét về toàn bộ, 1 vật trung hòa điện được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện. B. Phần tự luận: Câu 1: Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 2cm. Lực đẩy giữa chúng là 1, 6.10 4 N. Trang 2/3 - Mã đề thi 134
- a.Tìm độ lớn của các điện tích đó. b.Đặt hai điện tích vào điện môi có hằng số điện môi4 . Tính độ lớn lực tương tác giữa chúng. Câu 2: a. Nêu đặc điểm vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm? b. ‘Từ công thức E F ta có thể suy ra cường độ điện trường tỉ lệ thuận với độ lớn của lực điện và q tỉ lệ nghịch với độ lớn của điện tích’. Nhận định trên đúng hay sai ? Giải thích ? Câu 3 : Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 F -200V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120V. a.Tính điện tích của tụ. b.Tính điện tích tối đa mà tụ tích được. Câu 4 : Cho mạch như hình vẽ : E, E = 7,8V , r = 0,4 , R1=R2=R3= 3 , R4= 6 .Tính r a. Điện trở tương đương của mạch ngoài. b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và UAB. b. Cường độ dòng điện qua từng điện trở và UMN R1 R2 c. Hiệu suất của nguồn điện. M A B R3 N R4 HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 134