Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÀNH PHỐ NINH BÌNH GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang) Ngày thi: ngày 22/3/2018 Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 7 tập II, tr 24, NXBGD năm 2007) Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (2,0 điểm) Hãy ghi lại các câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì? Câu 3. (0,5 điểm) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích để chỉ rõ thành phần câu được mở rộng trong câu sau: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”. Câu 4. (1,0 điểm) Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong đoạn văn trên, em cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta? Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm). Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề được nêu ở câu tục ngữ “Có chí thì nên”. HẾT
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ NINH BÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Phần/ Đáp án Điểm Câu Phần I Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 Câu 1 (0,5 điểm) - Các câu rút gọn + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ 0,5 Câu 2 ràng dễ thấy. (2,0 + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. điểm) 0,5 + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được 0,5 thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tác dụng: + Làm cho câu văn gọn hơn, thông tin nhanh. 0,5 + Không bị lặp lại thành phần chủ ngữ đã có ở câu trước. - Cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu: “làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng 0,25 bày”. -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ. - Phân tích để chỉ rõ thành phần câu được mở rộng: Câu 3 “Bổn phận của chúng ta //là làm cho những của quý kín đáo (0,5 CN điểm) ấy đều được đưa ra trưng bày”. VN 0,25 “làm cho những của quý kín đáo ấy /đều được đưa ra trưng ĐT CN VN bày”. Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:
- Câu 4 - Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống, tu dưỡng 0,2 (1,0 đạo đức để góp phần xây dựng quê hương đất nước. điểm) - Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước. 0,2 - Phê bình, ngăn chặn những việc làm sai, xấu để xã hội ngày 0,2 càng lành mạnh, tốt đẹp. - Yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha 0,2 mẹ, thầy cô, bạn bè, - Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi 0,2 như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh, Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản - Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo Phần II phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh. - Học sinh trình bày đủ ý, lập luận, chứng minh chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc: cho điểm tối đa mỗi ý. - Hiểu vấn đề nghị luận nhưng giải thích, lập luận, chứng minh không chặt chẽ, sinh động: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. - Bài viết lạc sang kiểu văn bản khác (miêu tả hoặc tự sự, ) cho 1,0 điểm. * Yêu cầu chung: (6,0 - Về kiến thức: điểm) + Biết cách vận dụng kiến thức về văn nghị luận có sử dụng phép lập luận chứng minh để viết bài. Bài viết đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng chân thực, tiêu biểu để làm sáng tỏ lời khuyên của cha ông ta: khi có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, và quyết tâm thì sẽ đạt kết quả, sẽ thành công. + Bộc lộ tình cảm chân thành của bản thân về vấn đề nghị luận. - Về kỹ năng: + Sử dụng phép lập luận chứng minh, phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. + Bố cục đầy đủ, rõ ràng ba phần. + Lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết cẩn thận, không sai chính tả; trình bày sạch đẹp * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: 0,5 Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. điểm 2. Thân bài: Làm sáng tỏ lời khuyên của cha ông ta qua câu 5,0 tục ngữ: Có chí thì nên. điểm Gồm 3 luận điểm: - Luận điểm 1: Giải thích câu tục ngữ và nêu nội dung vấn đề nghị luận. 1,0
- - Luận điểm 2: Nêu và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: + Từ xưa: Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà giáo ưu tú Nguyễn 3,0 Ngọc Kí, những vận động viên khuyết tật, + Trên thế giới: Ông Ốt-xtơ-rốp-xki bị mù nhưng đã trở thành nhà văn nổi tiếng của nước Nga, nhà bác học người Pháp Pie Quyri và Mari Quyri đã kì công trong 4 năm lọc đi lọc lại 8 tấn bã quặng để tìm 1 phần 10 gam chất phóng xạ xarađium. - Luận điểm 3: Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận. + Có ý chí, lòng quyết tâm, sự kiên trì ta sẽ vượt qua mọi khó 0,5 khăn, thử thách để đi tới đích, đem lại kết quả tốt đẹp, giúp ta thực hiện được ước mơ hoài bão. + Sự kiên trì, lòng quyết tâm còn giúp mỗi người luôn vững tin 0,5 ở bản thân, vững tin vào cuộc sống, khẳng định được bản thân, được mọi người yêu quý, tôn trọng. 3. Kết bài. 0,5 Khái quát vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng vấn đề. điểm Hết