Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

doc 3 trang thungat 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.doc

Nội dung text: Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II HUYỆN TRỰC NINH Năm học 2017-2018 Môn Ngữ văn - Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Văn bản nào sau đây được xếp vào loại văn nghị luận? A. Nước Đại Việt ta C. Lão Hạc B. Tôi đi học D. Tức nước vỡ bờ Câu 2. Câu văn: “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ” (Lão Hạc- Nam Cao) thuộc hành động nói nào? A. Hành động điều khiển C. Hành động hứa hẹn B. Hành động hỏi D. Hành động trình bày Câu 3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu cảm thán? A. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ) B. Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu) C. Hỡi ơi lão Hạc! (Nam Cao) D. Trời ơi! chỉ còn năm phút! (Nguyễn Thành Long) Câu 4. Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài) Câu 5. Chữ “văn hiến” trong văn bản “Nước Đại Việt ta” (SGK Ngữ văn 8 tập II) được hiểu là A. những tác phẩm văn chương C. truyền thống lịch sử vẻ vang. B. những người tài giỏi D. truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp Câu 6. Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Khi con tu hú”: A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ. B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng. C. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Câu 7. Hang Pác Bó, trong bài thơ "Tức cánh Pác Bó" (Sgk Ngữ văn 8 tập II) nay đã trở thành di tích lịch sử thuộc tỉnh nào? A. Thái Nguyên B. Hà Giang C. Bắc Kạn D. Cao Bằng
  2. Câu 8. “Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” là kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. C. Câu cầu khiến. B. Câu trần thuật. D. Câu phủ định. Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (3,5 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ, Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (Sgk Ngữ văn 8 tập II) a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Phương thức biểu đạt? (0,75 điểm) b) Hình ảnh thơ “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.” có ý nghĩa gì? (0,5 điểm) c) Người dân chài được miêu tả qua những hình ảnh nào? Qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của họ. (1,25 điểm) d) Tình cảm của tác giả về cuộc sống, con người quê hương qua đoạn thơ? Hãy trình bày từ 5-7 câu văn. (1,0 điểm) Câu 2. (4,5 điểm) Hãy giới thiệu về một con vật nuôi em yêu thích. Họ tên và chữ kí của giám thị 1 : Họ tên và chữ kí của giám thị 2: Họ tên của thí sinh: Lớp Trường: