Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Hoàng Su Phì (Có đáp án)

doc 7 trang thungat 4721
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Hoàng Su Phì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Hoàng Su Phì (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HOÀNG SU PHÌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2018 - 2019 TẢ SỬ CHOÓNG Họ và tên : MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Lớp: 2 Điểm Nhận xét của giáo viên GV coi (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm bằng số GV chấm (Ký, ghi rõ họ tên ) Điểm bằng chữ A. KIỂM TRA ĐỌC A1. Đọc thành tiếng: Học sinh lựa chọn đọc một trong hai đoạn bất kì của đoạn văn sau A2. Đọc thầm bài văn và làm bài tập : (Thời gian: 20 phút ) Đọc thầm văn bản và trả lời câu hỏi Ong xây tổ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã xây dựng xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự. Cả đàn ong trong một tổ là một khối hòa thuận. Sưu tầm * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:
  2. Câu 1. Bầy ong xây tổ bằng gì ? A. Bằng sáp và nước bọt. B. Bằng vôi vữa. C. Bằng bùn đất. Câu 2. Những chú ong nào tham gia xây tổ ? A. Các chú ong thợ trẻ. B. Các chú ong già. C. Tất cả các chú ong. Câu 3. Những chú ong nào lấy giọt sáp của mình để xây tổ ? A. Những anh ong non. B. Những chú ong thợ trẻ. C. Những bác ong thợ già. Câu 4. Những chú ong nào làm nhiệm vụ sưởi ấm những giọt sáp ? A. Những bác ong thợ già. B. Những anh ong non. C. Cả những bác ong thợ già và những anh ong non. Câu 5. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào” ? A. Bầy ong đang xây tổ. B. Chất sáp dính như hồ. C. Đàn ong là một khối hòa thuận. Câu 6. Hãy điền dấu câu thích hợp vào ô trống ở cuối câu văn sau đây: Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi Câu 7. Vì sao “Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây dựng xong” ? Viết câu trả lời của em: Câu 8. Hãy đặt một câu theo kiểu Ai (cái gì, con gì) là gì ? Viết câu trả lời của em:
  3. Câu 9: Em đã học tập được những gì từ các chú ong thợ trẻ, các bác ong thợ già và các anh ong non ? Viết câu trả lời của em: B. KIỂM TRA VIẾT B1. Chính tả (Thời gian: 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”.
  4. B2. Tập làm văn (Thời gian 20 phút) Em hãy viết từ 4 đến 5 câu kể về con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. Theo gợi ý sau: - Tên con vật đó là gì ? - Hình dáng, màu sắc, tính nết con vật đó như thế nào? - Con vật đó có lợi ích gì? Tình cảm của em đối với con vật đó?
  5. PHÒNG GD& ĐT HOÀNG SU PHÌ HD CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2018 - 2019 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 A. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) A2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) Câu Ý đúng Điểm Câu Ý đúng Điểm 1 A 4 C 2 C 0,5 5 B 0,5 3 B 6 Dấu chấm (.) Câu 7. Vì cả đàn ong trong một tổ được coi là một khối hòa thuận (1 điểm) Câu 8. Nêu được chú ong mình thích giải thích được lý do (vì các chú chăm chỉ, siêng năng, đoàn kết, ) (1 điểm) Câu 9. Đặt được câu đúng ngữ pháp. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. ( Ví dụ: Ong là con vật chăm chỉ ) (1 điểm) B. Kiểm tra viết : (10 điểm) B1. Viết chính tả : (4 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 4 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai - lẫn phụ âm đầu / vần / thanh/ không viết hoa đúng quy định trừ 0,1 điểm. - Những lỗi giống nhau chỉ trừ một lần điểm. - Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bài bẩn, bị trừ 0,1 điểm toàn bài. B2. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết đảm bảo những yêu cầu sau được: 6 điểm. - Bài viết diễn đạt đúng, đủ yêu cầu đề bài có độ dài khoảng 4 - 5 câu. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. - Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp. Cụ thể: - Giới thiệu được con vật định kể (2 điểm) - Hình dáng con vật đó thế nào? (1 điểm) - Màu sắc con vật đó như thế nào? (1 điểm) - Con vật đó có lợi ích gì? (1 điểm) - Nêu được cảm xúc của bản thân với con vật mà em yêu thích? ( 1 điểm) Lưu ý: Học sinh khi viết sai do lỗi phát âm của phương ngữ một từ nào đó thì GV chỉ được trừ 1 lần điểm.
  6. PHÒNG GD&ĐT HOÀNG SU PHÌ HD CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2018 - 2019 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 A. Kiểm tra đọc: 10 điểm. A1. Đọc thành tiếng: 4 điểm * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm. Đọc sai từ 3-5 tiếng: 1 điểm. Đọc sai từ 6 - 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai từ 11 tiếng trở lên chấm 0 điểm * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, hoặc cụm từ rõ nghĩa được 1,5 điểm. Ngắt nghỉ hơi không từ 3-4 chỗ: 0, 5 điểm. Ngắt nghỉ hơi không từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm. * Tốc độ đọc đạt yêu cầu được 1 điểm. Đọc đúng 1- 1,5 phút: 1 điểm, nếu quá 1,5 đến 2 phút: 0,5 điểm. Đọc quá 2 phút: 0 điểm Lưu ý: Học sinh khi đọc do lỗi phát âm của địa phươngcủa một từ nào đó thì giáo viên chỉ được trừ một lần điểm. Hết
  7. PHÒNG GD&ĐT HOÀNG SU PHÌ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2018 - 2019 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 CHÍNH TẢ: Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Những ai một lần đến với Hoàng Su Phì - huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang - sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi như những bậc thang lên thiên đường. Theo Thủy Trần