Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh

docx 1 trang thungat 7320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_khoi_10_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh

  1. TRƯỜNG THPT TÂY THẠNH ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ 2 - NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN HÓA – KHỐI 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,0 điểm) Cho các chất được đựng trong các lọ riêng biệt : H2S, Cl2, SO2, I2, F2, S, HCl. Hãy xác địnhg công thức phân tử đúng của : a. Chất A là halogen ở thể khí, có tính oxi hóa mạnh nhất. b. Chất B là halogen ở thể rắn, màu đen tím, dung dịch của nó tạo được hợp chất màu xanh với hồ tinh bột. c. Chất C là khí mùi trứng thối, hòa tan C vào nước thu được dung dịch có tính axit yếu. d. Chất D là phi kim ở thể rắn, màu vàng. Câu 2 (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): a. Fe + Cl2 b. Br2 + NaI c. S + O2 Câu 3 (1,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: Na2S, Na2CO3, NaNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy. Câu 4 (2,0 điểm) Trong phần thí nghiệm lượng nhỏ: Để phân biệt ion Cl-, Br-, I- trên tờ labtop số 3, học sinh tiến hành các bước sau: - Nhỏ một giọt mỗi dung dịch muối NaCl, NaBr, KI lên các ô vuông theo cột tương ứng. - Nhỏ một giọt mỗi dung dịch muối AgNO3 0,1M lên các ô vuông theo hàng ngang tương ứng. a. Em hãy cho biết hiện tượng thu nhận được tại mỗi ô thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tại sao phải tiến hành phản ứng trên ô thí nghiệm nền đen? Câu 5 (1,0 điểm) a. Không cần xác định số oxi hóa, hãy viết 2 phương trình phản ứng chứng minh : b. Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất, chứa một lượng lớn khí ozon. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. Vào nửa sau của thế kỷ 20, việc sử dụng chlorofluorocarbon (CFC) đã tạo lỗ thủng tầng ozon. Hiện tượng suy giảm tầng ozon cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Em hãy nêu 2 hậu quả của việc suy giảm tầng ozon đối với con người. Câu 6 (1,5 điểm) Nung nóng hòa toàn hỗn hợp gồm 9,75 gam Zn và 4,16 gam S. Sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X. Câu 7 (1,0 điểm) Dẫn 5,6 lít khí SO2 ở điều kiện chuẩn vào 200ml dung dịch NaOH 3M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch muối thu được sau phản ứng. (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Câu 8 (1,0 điểm) Hòa tan vừa đủ 7,25 gam hỗn hợp 3 kim loại (Mg, Fe, Zn) vào dung dịch HCl thì thu được m gam muối và có 3,36 lít khí ở điều kiện chuẩn thoát ra. Tính m.