Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)

docx 6 trang thungat 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Ngày kiểm tra Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ A: Câu 1: (3 điểm) Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ. b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? c. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước? Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài ca dao chủ đề than thân mà em thích. Câu 4 : ( 5 điểm ) Trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta cũng không thể phủ nhận mỗi khi quá căng thẳng với cuộc sống thường nhật, khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên kia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều vẫn có một chốn bình yên để chúng ta tìm về. Đó là quê hương với lũy tre làng. (Tiểu luận Cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam của Khoa Tâm lý học trường Đại học quốc gia Hà Nội) Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam HẾT .
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Ngày kiểm tra Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG Đề bài gồm 3 câu: câu 1 kiểm tra kiến thức Văn học và thực hành bài tập Tiếng việt; câu 2 là đoạn văn viết theo chủ đề; câu 3 là bài văn biểu cảm. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức và áp dụng vào bài tập cụ thể. Học sinh có thể diễn đạt đúng và đủ ý có thể đạt điểm tối đa. Riêng câu 2 và câu 3 kiểm tra kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt. Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, học sinh có thể diễn đạt bằng lời văn của mình miễn sao sát với nội dung yêu cầu. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đề A: Đáp án Điểm Đoạt sáo Chương Dương độ, 3,0 Cầm Hồ Hàm Tử quan. a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ. b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? c. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước? - Trích trong tác phẩm “Tụng giá hoàn kinh sư”- tác giả Trần Quang Khải. 1,0 Câu - Thái bình tu trí lực 1 Vạn cổ thử giang san Từ ghép trong bài thơ: Giang san 1,0 -> Từ ghép đẳng lập Tùy cách diễn đạt của HS nhưng đảm bảo được ý nghĩa: Bài thơ ngắn nhưng 1,0 mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc về dựng nước và giữ nước: Không được chủ quan trên chiến thắng, mỗi người phải cố gắng, nỗ lực để xây dựng nền thái bình muôn đời của dân tộc, đất nước. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài 2,0 ca dao chủ đề than thân mà em thích. a.Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp viết đoạn văn biểu cảm. 0,5 Câu - Văn trôi chảy, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng. Không mắc lỗi diễn đạt; 2 không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: 1,5 - Nêu đủ nội dung của một đoạn văn biểu cảm: Giới thiệu bài ca dao sắp biểu cảm, nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó, cảm nhận riêng của em về bài ca dao + lời hứa, lời ước mong Câu Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam 5,0 4 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài văn biểu cảm. - Bố cục ba phần rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai phạm về lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
  3. b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm. Bài văn cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng. Thân bài: - Hình dung đặc điểm gợi cảm của đối tượng biểu cảm trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả) - Mối quan hệ của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống con người + Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào? + Gắn bó với những lứa tuổi nào? - Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết. + Tình cảm, cảm xúc như thế nào? + Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào? - Đối tượng biểu cảm đã cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình? Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. c.Biểu điểm: - Mức tối đa: Trình bày rõ bố cục. Bài viết sạch sẽ, diễn văn trôi chảy, 4,5 -> không mắc lỗi chính tả. Biết ngắt đoạn, trình bày đoạn. Đảm bảo tốt 5 các yêu cầu của bài. - Mức chưa tối đa: + Bài làm khá tốt. Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ rõ, sạch. Sai từ 4,0 1- 2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm khá: Biết cách làm văn biểu cảm, tuy nhiên chưa khai thác hết 3,0 các yêu cầu của bài. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm trung bình: Diễn đạt vụng, biểu cảm chưa sâu sắc, sai 4 lỗi 2,5 chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. + Bài làm yếu. Câu chữ rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. 2,0 + Chỉ viết vài dòng. Lạc đề. - Không đạt: Bỏ giấy trắng. 1,0 0
  4. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Ngày kiểm tra Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ B: Câu 1 : ( 3 điểm ) Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ. b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? c. Bài thơ “Sông núi nước Nam” mang đến cho em những nhận thức, tình cảm gì? Câu 3 : ( 2 điểm ) Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài ca dao chủ đề châm biếm mà em thích. Câu 4 : ( 5 điểm ) Trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta cũng không thể phủ nhận mỗi khi quá căng thẳng với cuộc sống thường nhật, khi tóc đã ngả hai màu sương khói, khi bên kia bia đá thời gian đã gõ nhịp không đều vẫn có một chốn bình yên để chúng ta tìm về. Đó là quê hương với lũy tre làng. (Tiểu luận Cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam của Khoa Tâm lý học trường Đại học quốc gia Hà Nội) Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam HẾT .
  5. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Ngày kiểm tra Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG Đề bài gồm 3 câu: câu 1 kiểm tra kiến thức Văn học và thực hành bài tập Tiếng việt; câu 2 là đoạn văn viết theo chủ đề; câu 3 là bài văn biểu cảm. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức và áp dụng vào bài tập cụ thể. Học sinh có thể diễn đạt đúng và đủ ý có thể đạt điểm tối đa. Riêng câu 2 và câu 3 kiểm tra kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt. Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, học sinh có thể diễn đạt bằng lời văn của mình miễn sao sát với nội dung yêu cầu. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đề A: Đáp án Điểm Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 3,0 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. a. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ. b. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? c. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước? - Trích trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà”- không có tác giả. 1,0 Câu Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 1 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Từ ghép trong bài thơ: Sơn hà hoặc thiên thư 1,0 -> Sơn hà :Từ ghép đẳng lập Thiên thư: Từ ghép đẳng lập Tùy cách diễn đạt của HS nhưng đảm bảo được ý nghĩa: Bài thơ giúp ta nhận 1,0 thức nước Nam là của người Việt Nam và lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, cũng như niềm tin tất yếu vào sự bền vững của dân tộc. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một bài 2,0 ca dao chủ đề than thân mà em thích. a.Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp viết đoạn văn biểu cảm. 0,5 Câu - Văn trôi chảy, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng. Không mắc lỗi diễn đạt; 2 không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức: 1,5 - Nêu đủ nội dung của một đoạn văn biểu cảm: Giới thiệu bài ca dao sắp biểu cảm, nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó, cảm nhận riêng của em về bài ca dao + lời hứa, lời ước mong Câu Em hãy nêu cảm nghĩ về cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam 5,0 4 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài văn biểu cảm. - Bố cục ba phần rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai phạm về lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
  6. b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm. Bài văn cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng. 1,0 Thân bài: - Hình dung đặc điểm gợi cảm của đối tượng biểu cảm trong thời gian, không 1,0 gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả) - Mối quan hệ của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống con người 1,0 + Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào? + Gắn bó với những lứa tuổi nào? - Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết. + Tình cảm, cảm xúc như thế nào? + Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào? - Đối tượng biểu cảm đã cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? 1,0 Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình? Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. 1,0 c.Biểu điểm: - Mức tối đa: Trình bày rõ bố cục. Bài viết sạch sẽ, diễn văn trôi chảy, 4,5 -> không mắc lỗi chính tả. Biết ngắt đoạn, trình bày đoạn. Đảm bảo tốt 5 các yêu cầu của bài. - Mức chưa tối đa: + Bài làm khá tốt. Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ rõ, sạch. Sai từ 4,0 1- 2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm khá: Biết cách làm văn biểu cảm, tuy nhiên chưa khai thác hết 3,0 các yêu cầu của bài. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. + Bài làm trung bình: Diễn đạt vụng, biểu cảm chưa sâu sắc, sai 4 lỗi 2,5 chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. + Bài làm yếu. Câu chữ rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. 2,0 + Chỉ viết vài dòng. Lạc đề. - Không đạt: Bỏ giấy trắng. 1,0 0