Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020 -2021 (Có đáp án)

pdf 5 trang thungat 9270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020 -2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_111_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020 -2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GD - ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II (2020 – 2021) Mã đề O0O MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 50 phút – số câu hỏi: 40 câu thi 111 /// Họ và tên: Lớp: SBD: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó. D. Suất điện động tự cảm cũng là suất điện động cảm ứng. Câu 2: Một đoạn dây dẫn CD = l, mang dòng điện I, đặt trong từ trường B sao cho dây CD song song với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây là A. F = BIlcosα. B. F = 0. C. F = BIl. D. F = BIlsinα. Câu 3: Tại điểm M đồng thời có hai từ trường thành phần gây bởi hai dòng điện I1 và I2 khác nhau, có độ lớn lần lượt là B1 và B2 và ngược chiều nhau. Từ trường tồng hợp tại M ngược chiều với từ trường 1 khi A. BB12 . B. BB12= . C. BB12 . D. tất cả đều sai. Câu 4: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 1,5 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là A. 1,5 A. B. 3,0 A. C. 4,5 A. D. 2,0 A. Câu 5: Đơn vị của hệ số tự cảm L trong hệ SI là Henry, kí hiệu H. Ta có 1Wb 1A 1A 2 A. 1 H = . B. 1 H 1Wb.1A= . C. 1 H = . D. 1 H = . 1A 1Wb 1Wb Câu 6: Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là A. 0,2π H. B. 2 mH. C. 2π mH. D. 0,2 mH. Câu 7: Các hình dưới đây biểu diễn đường cảm ứng từ của dòng điện thẳng. Hình nào đúng nhất? Hình 1 Hình 2 Hình 4 Hình 3 A. Hình 3. B. Hình 2. C. Hình 4. D. Hình 1. Trang 1/5 - Mã đề thi 111
  2. Câu 8: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường không có đặc điểm nào sau đây? A. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. B. Song song với các đường sức từ. C. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện. D. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện. Câu 9: Cuộn dây dẫn tròn đường kính 5 cm gồm 100 vòng dây quấn sát nhau, mỗi vòng dây có dòng điện I = 0,4 A chạy qua. Cảm ứng từ ở tâm vòng dây có độ lớn khoảng A. 10 -3 T. B. 2,5.10 -4 T. C. 5.10 -6 T. D. 25.10 -6 T. Câu 10: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn f = 1,6.10-15 N. Góc α hợp với và là A. α = 450 B. α = 900 C. α = 600 D. α = 300 Câu 11: Độ lớn cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A. đường kính ống. B. chiều dài ống dây. C. số vòng dây trên một mét chiều dài ống. D. số vòng dây của ống. Câu 12: Một ống dây có chiều dài l = 31,4cm, N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10cm 2 , có dòng điện I = 2A đi qua. Suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian t = 0,1s là A. 1,08 V. B. 3,08 V. C. 2,08 V. D. 0,08 V. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng? A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín B. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên C. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu, từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm. D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng. Câu 14: Chiều mũi tên → là chiều chuyển động của nam châm hoặc mạch điện kín, I là dòng điện C cảm ứng . Hãy xác định hình vẽ đúng IC IC N S S N S N N S IC IC (1) (2) (3) (4) A. Hình (2), (3) và (4). B. Hình (1), (2) và (4). C. Hình (1) và (2). D. Hình (3) và (4). Câu 15: Một ống dây có mật độ n vòng/mét, khi cho dòng điện qua ống dây tăng thêm 1 A thì cảm ứng từ trong lòng ống dây biến thiên 2 .10-4 T. Mật độ n là A. 400 vòng/mét. B. 600 vòng/mét. C. 300 vòng/mét. D. 500 vòng/mét. Câu 16: Một khung dây phẳng đặt trong một từ trường đều B = 5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc =300 . Khung dây được giới hạn bởi diện tích 12cm2. Xác định từ thông qua diện tích S. A.  =0,3.10−5Wb . B.  =3 3.10−5Wb . C.  =0,3 3.10−5Wb . D.  =3.10−5Wb . Trang 2/5 - Mã đề thi 111
  3. Câu 17: Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là A. 10 -3 T. B. 10 -2 T. C. 10-1 T. D. 10 -4 T. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fucô. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. C. Dòng điện Fucô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó. D. Dòng điện Fucô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời toả nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên. Câu 19: Khi một đoạn dây dẫn mang dòng điện nằm trong từ trường và chiều dòng điện trong dây dẫn ban đầu tạo với hướng của từ trường một góc 450. Khi quay dây sao cho nó tạo với từ trường một góc 300 thì độ lớn lực từ A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần. Câu 20: Đoạn dây dẫn MN có khối lượng phân bố đều, có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng, quanh trục nằm ngang, đi qua M như hình vẽ. Đoạn dây được đặt trong từ trường đều có độ lớn 0,75 T và có chiều như hình vẽ. Khi cho dòng điện chạy trong đoạn dây thì thấy dây lệch khỏi phương thẳng đứng góc α = 300. Cho dây MN dài 20 cm, trọng lượng 3 N, bỏ qua ma sát ở trục quay. Cường độ dòng điện bằng A. 7,50 A. B. 11,55 A. C. 8,66 A. D. 10,00 A. Câu 21: Một dây dẫn mang dòng điện nằm xiên góc với các đường sức từ, nếu cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần. Câu 22: Số đường sức từ qua một mặt kín có tiết diện S là đại lượng để đo A. Lực từ của dòng điện chạy quanh mép mặt đó. B. Từ thông qua mặt đó. C. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trên mép mặt đó. D. Từ trường tại mặt đó. Câu 23: Một cuộn cảm có L = 30 mH, trong đó dòng điện biến thiên đều đặn 150 A/s thì độ lớn suất điện động tự cảm là A. 5 V. B. 4,5 V. C. 22,5 V. D. 5000V. Câu 24: Hai dây dẫn thẳng song song có dòng điện cùng chiều cường độ I1, I1 với I1>I2. Xét ba điểm N, M, P cùng có khoảng cách a tới mỗi dây như hình vẽ. Cảm ứng từ tại các điểm này là BN, BM, BP. Ta có: A. BM>BN>BP. B. BM>BP>BN. C. BN>BM>BP. D. BP >BM>BN. Câu 25: Cho hai dòng điện thẳng I1, I2 song song, cách nhau 5 cm, trong chân không. Gọi M là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hai dòng điện, cách dòng điện I1 3 cm, cách dòng điện I2 4 cm. Biết cảm ứng từ do hai dòng điện trên gây ra có phương song song với mặt phẳng chứa hai dòng điện, có độ lớn B = 5.10-5T và có chiều như hình vẽ. Dòng điện 2I có A. Cường độ 6 A, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. B. Cường độ 4,5 A, có chiều đi ra ngoài mặt phẳng hình vẽ. C. Cường độ 4,5 A, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. D. Cường độ 6 A, có chiều đi ra ngoài mặt phẳng hình vẽ. Trang 3/5 - Mã đề thi 111
  4. Câu 26: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi A. mạch kín chuyển động theo phương của từ trường đều B . B. từ thông qua mạch kín biến thiên. C. mạch kín chuyển động. D. mạch kín đặt trong từ trường. Câu 27: Một cuộn dây có 400 vòng, điện trở R = 4 , diện tích mỗi vòng dây là 30 cm2. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3 A? A. 1 T/s. B. 0,5 T/s. C. 2 T/s. D. 4 T/s. Câu 28: Xét một ống dây mang dòng điện không đổi, gọi M, N và P là 3 điểm nằm trong lòng ống dây cách trục ống dây lần lượt là a, 2a và 3a. Gọi BM , BN , BP là véctơ cảm ứng từ tại M, N, P thì A. BM = BN = BP. B. BM > BN > BP. C. BM > . C. e > e . c2 c3 c1 c3 c1 c2 Câu 33: Chọn câu sai A. Định luật Lenz dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng B. Tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín tỉ lệ nghịch với suất điện động cảm ứng. C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua nó biến thiên. D. Từ thông là một đại lượng vô hướng. Câu 34: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:  t  A. e = − . B. e = . t . C. e = . D. e = . c t c c  c t Câu 35: Từ trường của một thanh nam châm thẳng giống với từ trường tạo bởi A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. chùm electron chuyển động song song với nhau. C. một ống dây có dòng điện chạy qua. D. một vòng dây có dòng điện chạy qua. Câu 36: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua hai dây dẫn thì hai dây A. không tương tác. B. đều dao động. C. hút nhau. D. đẩy nhau. Trang 4/5 - Mã đề thi 111
  5. Câu 37: Một khung dây tròn bán kính 4 cm đặt trong một mặt phẳng thẳng đứng chứa trục của một nam châm nhỏ nằm ngang ở vị trí cân bằng, tâm của vòng tròn trùng với tâm của nam châm. Cho dòng 4 điện có cường độ I = A chạy qua khung dây thì nam châm quay một góc 450. Thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất ở nơi làm thí nghiệm có giá trị nào sau đây? A. 1,25.10-5 (T). B. 1,5.10-5 (T). C. 2.10-5 (T). D. 0,5.10-5 (T). Câu 38: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên từ 0 đến 2,4.10-3 T như hình vẽ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,3 s có độ lớn A. 10-4 V. B. 1,2.10-4 V. C. 1,5.10-4 V. D. 1,3.10-4 V. Câu 39: Khi đặt một dây dẫn gần la bàn, thì thấy kim nam châm của la bàn lệch khỏi hướng Bắc – Nam. Điều đó chứng tỏ dây dẫn A. có dòng điện một chiều chạy qua. B. có dòng điện xoay chiều chạy qua. C. đang nhiễm tĩnh điện. D. tương tác với kim nam châm. Câu 40: Một ống dây gồm 80 vòng, từ thông qua tiết diện ngang của ống biến thiên đều từ 6.10-3(Wb) đến 4,5.10-3(Wb) trong thời gian 0,005 giây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây có giá trị A. 24 V. B. 2,4 V. C. 5 V. D. 40 V. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 111