Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 5 trang hoahoa 18/05/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_vat_li_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Vật lí Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN: VẬT LÍ LỚP 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 03 trang) MÃ ĐỀ 132 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là: A. V.m2. B. V / m. C. V / m2. D. V.m. Câu 2: Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. nước nguyên chất. B. chân không. C. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. D. dầu hỏa. Câu 3: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó A. tăng gấp. B. không đổi. C. tăng gấp đôi. D. giảm một nửa. Câu 4: Với điện trường như thế nào thì có thể viết hệ thức U Ed A. điện trường bất kì. B. điện trường của điện tích âm. C. điện trường đều. D. điện trường của điện tích dương. Câu 5: Điện trường là A. môi trường dẫn điện. B. môi trường không khí quanh điện tích. C. môi trường chứa các điện tích. D. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện? A. Hai bản của tụ là hai vật dẫn. B. Giữa hai bản của tụ có thể là chân không. C. Hai bản của tụ cách nhau một khoảng rất lớn. D. Giữa hai bản của tụ là điện môi. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. B. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện. C. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. Câu 8: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ A. phụ thuộc vị trí các điểm M và N, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN. B. càng lớn khi đoạn đường MN càng dài. C. phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN. D. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M không phụ thuộc vào vị trí điểm N. Câu 9: Hai chất điểm mang điện tích khi đặt gần nhau chúng hút nhau thì có thể kết luận Trang 1/5 - Mã đề thi 132
  2. A. chúng đều là điện tích dương. B. chúng cùng dấu nhau. C. chúng đều là điện tích âm. D. chúng trái dấu nhau. Câu 10: Dòng điện được định nghĩa là A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương. B. dòng chuyển động của các điện tích. C. là dòng chuyển dời có hướng của electron. D. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Câu 11: Điều kiện để có dòng điện là A. cần duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. B. có điện tích tự do trong vật dẫn. C. có hiệu điện thế và điện tích. D. có nguồn điện. Câu 12: Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện, nguồn điện có tác dụng? A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế. B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch. C. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác. D. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng Câu 13: Năng lượng điện trường trong tụ điện A. tỉ lệ với điện tích trên tụ. B. tỉ lệ với hiệu điện thế hai bản tụ. C. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ và điện tích trên tụ. D. tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ. Câu 14: Đặt một điện tích âm, khối lượng không đáng kể vào một điện trường đều rồi thả không vận tốc đầu. Điện tích sẽ chuyển động A. ngược chiều đường sức điện trường. B. vuông góc với đường sức điện trường. C. dọc theo chiều của đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ. Câu 15: Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. vôn kế. B. tĩnh điện kế. C. ampe kế. D. công tơ điện. Câu 16: Nếu khoảng cách từ điện tích tới điểm đang xét tăng 2 lần, thì cường độ điện trường tại điểm đang xét A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần. Câu 17: Công của lực điện đường được xác định bằng công thức qE A. A= qEd. B. A= UI. C . A= qE. D. A= . d Câu 18: Hai điện tích điểm q 1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích được xác định bởi biểu thức nào sau đây? q q q1q2 q q q q A. F k 1 2 B. F= r2 C. F 1 2 D. F 1 2 r 2 k kr 2 r 2 Câu 19: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều có cường độ E theo quỹ đạo là một đường cong kín, có chiều dài quỹ đạo là S thì công của lực điện trường là qE A. A= . B. A= qES. C. A = 2qES. D. A = 0. S Câu 20: Theo định luật Jun – Len – xơ, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn tỷ lệ A. với cường độ dòng điện qua dây dẫn. Trang 2/5 - Mã đề thi 132
  3. B. với bình phương điện trở của dây dẫn. C. nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn. D. với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn. Câu 21: Công suất của nguồn điện được xác định bằng công thức A. P = U.I. B. P = ξ.I. C. P = ξ.I.t D. P = U.I.t. Câu 22: Nối hai bản tụ điện phẳng với hai cực của nguồn một chiều, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi ε thì điện dung C và hiệu điện thế giữa hai bản tụ sẽ: A. C tăng, U tăng. B. C giảm, U giảm. C. C tăng, U giảm. D. C giảm, U tăng. Câu 23: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100  là A. 48 kJ. B. 24 J. C. 24000 kJ. D. 400 J. Câu 24: Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 25: Một acquy có suất điện động là 24 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó. A. 3,84.10-18 J. B. 1,92.10-18 J. C. 3,84.10-17 J. D . 1,92.10-17 J. Câu 26: Hiệu điện thế 12 V được đặt vào hai đầu điện trở 10  trong khoảng thời gian 10 s. Lượng điện tích chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là A. 0,12C B. 12 C. C. 8,33 C. D. 1, 2 C. Câu 27: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là 1 1 A. UNM = . B. UMN = - . C. UNM = - UMN. D. UNM = UMN. U MN U MN Câu 28: Khẳng định nào sau đây là không đúng? Có bốn vật A, B,C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. A. Điện tích của vật B và D cùng dấu. B. Điện tích của vật A và D trái dấu. C. Điện tích của vật A và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. B/ PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) -8 Bài 1. Điện tích điểm q = 6.10 C đặt tại điểm A trong không khí. Điểm B cách điểm A 6 cm. a. Xác định cường độ điện trường do điện tích q gây ra tại điểm B. -8 b. Tại B đặt điện tích q2 = 2.10 C. Tính lực điện tác dụng lên điện tích q2. Bài 2. Một ấm điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V, thì dòng điện qua ấm có cường độ là 5 A. Biết rằng giá tiền điện là 2000 đồng/kWh, nếu mỗi ngày sử dụng ấm để đun nước 10 phút, thì trong 30 ngày tiền điện phải trả cho việc này là bao nhiêu? Bài 3. Hai điện tích điểm q1 và q2 , đặt cách nhau một khoảng r 20 cm trong chân không, tương tác lên nhau một lực hút F= 3,6.10-4 N. Cho biết điện tích tổng cộng của hai điện tích là -8 Q = 6.10 C. Tìm giá trị điện tích q1, q2. Bài 4. Một electron bay không vận tốc đầu từ bản tích điện âm sang bản tích điện dương được đặt song song với nhau. Điện trường trong khoảng giữa hai bản là điện trường đều có cường độ E = 6.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 5 cm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. -31 -19 (Biết khối lượng của electron m e = 9,1.10 kg, điện tích electron e = -1,6.10 C). Tính vận tốc tức thời và thời gian bay của electron khi chạm bản dương HẾT Trang 3/5 - Mã đề thi 132
  4. ĐÁP ÁN A/ TRẮC NGHIỆM 132 209 357 485 1 B 1 B 1 B 1 A 2 B 2 D 2 C 2 C 3 B 3 A 3 D 3 D 4 C 4 B 4 D 4 A 5 D 5 C 5 D 5 D 6 C 6 B 6 A 6 C 7 B 7 A 7 D 7 B 8 A 8 D 8 B 8 B 9 D 9 C 9 B 9 C 10 D 10 B 10 D 10 C 11 A 11 A 11 C 11 D 12 C 12 D 12 D 12 B 13 D 13 A 13 D 13 C 14 A 14 B 14 A 14 A 15 D 15 C 15 A 15 A 16 C 16 A 16 C 16 B 17 A 17 D 17 B 17 B 18 A 18 C 18 C 18 A 19 D 19 A 19 C 19 A 20 D 20 C 20 B 20 D 21 B 21 C 21 A 21 C 22 C 22 B 22 A 22 A 23 A 23 A 23 C 23 B 24 B 24 C 24 C 24 C 25 A 25 D 25 B 25 B 26 B 26 D 26 B 26 D 27 C 27 D 27 A 27 D 28 C 28 B 28 A 28 D TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1a Cường độ điện trường do điện tích q gây ra tại B q 0,5 E = k AB2 -8 -2 5 Thay q = 6.10 C, AB = 6.10 cm, được E = 1,5 .10 V/m 1b Lực tác dụng lên điện tích F2 = q2.E -8 5 -3 Thay q2 = 2.10 C E = 1,5 .10 V/m, được F2= 3.10 N 0,5 2 -Điện năng tiêu thụ trong trong 30 ngày khi sử dụng ấm A = U.I.t = 220. 5. 30.10.60 = 198.105 J = 5,5 kWh 0,5 -Số tiền điện phải trả trong 30 ngày N = 2000. A = 2000. 5,5 =11000 đồng 0,5 Trang 4/5 - Mã đề thi 132
  5. Lực tương giữa hai điện tích q q Fr 2 F = k 1 2 q q r 2 1 2 k -4 -15 2 Thay F= 3,6.10 N, r= 0,2 m, được q1q2 = 1,6.10 C Vì lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút nên q1q2 < 0. 0,25 -15 2 Suy ra q1q2 = -1,6.10 C (1) Điện tích tổng cộng của hai điện tích -8 q1+ q2 = 6.10 C (2) -8 -8 Từ (1) và (2) ta được q1 = 8.10 C, q2= -2.10 C, -8 -8 hoặc q1 = -2.10 C, q2= 8.10 C 0,25 4 - Áp dụng định lí động năng 1 2 2 e Ed mev e Ed v 2 me -19 -31 4 -2 Thay e = -1,6.10 C; me = 9,1.10 kg; E = 6.10 V/m; d = 5. 10 m, suy ra 0,25 v = 3,248. 107 m/s F e E m v -Thời gian bay: v = at = t t = e me me e E -19 -31 4 Thay e = -1,6.10 C; me = 9,1.10 kg; E = 6.10 V/m; 0,25 v = 3,248.107m/s, suy ra t = 3,1. 10-9 s Mọi cách giải khác nếu đúng đều được điểm tối đa! Mỗi lần thiếu đơn vị trừ 0,25 đ cả bài trừ 0,5 đ Trang 5/5 - Mã đề thi 132