Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021

docx 6 trang thungat 4530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG CĐ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC KIỂM TRA GIỮA KỲ II VẬT LÍ 10 TT GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 01 Họ và tên: .Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1. Động lượng được tính bằng A. N/s B. N.s C. N.m D. N.m/s Câu 2. Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật tăng khi A. gia tốc của vật a > 0. B. vận tốc của vật v > 0. C. gia tốc của vật tăng. D. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 4. Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0. Câu 5. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của A. lực và quãng đường đi được. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. năng lượng và khoảng thời gian. D. lực và khoảng thời gian. Câu 6. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? A. p1V2 = p2V1 B. p/V = hằng số C. pV = hằng số D. V/p = hằng số Câu 7. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích (V) B. Khối lượng (m) C. Áp suất (p) D. Nhiệt độ tuyệt đối (T) Câu 8. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN A. động năng tăng. B. thế năng giảm. C. cơ năng cực đại tại N. D. cơ năng không đổi. Câu 9. Biểu thức tính thế năng đàn hồi? 1 1 A. B. C. 2 D. 2 푊푡 = ∆푙 푊푡 = 2 ∆푙 푊푡 = 2 (∆푙) 푊푡 = (∆푙) Câu 10. Tìm câu sai. A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
  2. B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách. C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí. D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 11. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng. A. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín. B. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín. C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển. D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn. Câu 12. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay. C. Búa máy đang rơi xuống. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất. II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm). Tác dụng lực không đổi 150 N theo phương hợp với phương ngang 30 0 vào một vật khối lượng 80 kg làm vật chuyển động được quãng đường 20 m. Tính công của lực tác dụng. Câu 2 (2 điểm). Một vật có khối lượng m = 0,5 kg chuyển động với vận tốc v = 7,2 m/s. Tìm động năng của vật. Câu 3 (3 điểm). Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1 atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.
  3. TRƯỜNG CĐ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC KIỂM TRA GIỮA KỲ II VẬT LÍ 10 TT GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 02 Họ và tên: .Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 2. Chọn câu sai. Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 3. Chọn đáp án đúng. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. Câu 4. Động lượng được tính bằng A. kg.m/s B. J C. N.m D. W Câu 5. Biểu thức tính thế năng trọng trường? 1 1 A. B. C. 2 D. 푊푡 = 푊푡 = 2 푊푡 = 2 푣 푊푡 = Câu 6. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN A. cơ năng không đổi. B. thế năng giảm. C. động năng tăng. D. cơ năng cực đại tại N. Câu 7. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng. A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín. B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín. C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển. D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn. Câu 8. Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung. C. Đường hypebol. D. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. Câu 9. Hệ thức nào sau đây là của định luật Sác-lơ?
  4. A. p1T1 = p2T2 B. p/T = hằng số C. pT = hằng số D. p1p2 = T1T2 Câu 10. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Hòn đá đang nằm trên mặt đất. B. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. C. Búa máy đang rơi xuống. D. Viên đạn đang bay. Câu 11. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích (V) B. Áp suất (p) C. Khối lượng (m) D. Nhiệt độ tuyệt đối (T) Câu 12. Chuyển động nào sau đây là chuyển động riêng của các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm). Tác dụng lực không đổi 300 N theo phương hợp với phương ngang 60 0 vào một vật khối lượng 20 kg làm vật chuyển động được quãng đường 10 m. Tính công của lực tác dụng. Câu 2 (2 điểm). Một vật có khối lượng m = 1000 kg chuyển động với vận tốc v = 25 m/s. Tìm động năng của vật. Câu 3 (3 điểm). Một lượng khí ở nhiệt độ 18 0C có thể tích 1 m3 và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí với áp suất 3,5 atm. Tích thể tích khí nén.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÍ 10 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp B D C B A C B D C B A D án II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Công của lực tác dụng là: A = Fscosα = 150.20.cos300 = 2598 (J) 2 điểm 1 1 2 Động năng của vật là: 2 (J) 2 điểm Wđ = 2mv = 2.0,5.7,2 = 1,8 p2V2 25.20 3 p V = p V ⇒V = = = 500 (l) 3 điểm 1 1 2 2 1 p1 1 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C B C A D A B D B A C D án II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm 1 Công của lực tác dụng là: A = Fscosα = 300.10.cos600 = 1500 (J) 2 điểm 1 1 2 Động năng của vật là: 2 (J) 2 điểm Wđ = 2mv = 2.1000.25 = 12500 p V 1.1 1 1 3 3 p1V1 = p2V2⇒V2 = = = 0,286 (m ) 3 điểm p2 3,5 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức chương định luật bảo toàn và chất khí. 2. Kỹ năng - Kĩ năng phân tích lí thuyết và tính toán cơ bản, nâng cao. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tích cực, có ý thức chuẩn bị bài. 4. Phát triển năng lực học sinh - Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Trắc nghiệm (30%) + Tự luận (70%) III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng dung Đơn vị kiến thức, kĩ Nhận Thông Vận Vận dụng TT Số CH kiến năng biết hiểu dụng cao thức Số CH Số CH Số CH Số CH TN TL Các 1.1. Động lượng. Định 1 1 1 2 định luật bảo toàn động
  6. luật lượng bảo 1.2. Công và công suất 1 1 1 2 toàn 1.3. Động năng; Thế 2 1 1 3 năng; Cơ năng Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí. Quá trình đẳng nhiệt. Chất Định luật Bôi-lơ – Ma-ri- 2 5 1 1 6 1 khí ốt. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Tổng 9 3 3 12 3 Tỉ lệ chung 30 70 100 %