Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

doc 2 trang thungat 8211
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_ma_de_4003_hoc_ky_ii_nam_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4003 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian phát đề) Mã đề 4003 Họ và tên: Trường THPT: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207 Câu 1: Kim loại không thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Sn. B. Mg. C. Pb. D. Cu. Câu 2: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H 2 dư theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là A. Al2O3. B. K2O. C. CuO. D. MgO. Câu 3: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là: A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn. Câu 4: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 5: Kim loại nào sau đây gây nổ khi tiếp xúc với dung dịch axit HCl? A. Al. B. Mg. C. Na. D. Zn. Câu 6: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Ca. B. K. C. Mg. D. Cs. Câu 7: Cho 26,8 gam hỗn hợp muối hidrocacbonat của 2 kim loại kiềm X, Y (M X<MY) thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch muối và 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng muối hidrocacbonat của X là: A. 66,67%. B. 33,33%. C. 62,69%. D. 37,31%. Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa? A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3. Câu 9: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Khí cacbonic (CO2) là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên. (b) Canxi cacbonat (CaCO3) được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. (c) Natri cacbonat khan (Na2CO3, sô-đa khan) được dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, (d) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) vào 1000 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 39,4. B. 23,64. C. 35,46. D. 19,70. Câu 12: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 13: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al. B. Al2O3. C. AlCl3. D. Al2(SO4)3. Câu 14: Hòa tan kim loại nhôm trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và khí H 2. Tên gọi của Y là: Trang 1/2 - Mã đề thi 4003
  2. A. nhôm hidroxit. B. nhôm clorua. C. natri clorua. D. natri aluminat. Câu 15: Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng phương pháp nào? A. thủy luyện. B. điện phân dung dịch. C. điện phân nóng chảy. D. nhiệt luyện. Câu 16: Từ m tấn quặng boxit người ta sản xuất được 81 tấn kim loại nhôm, với hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của m là: A. 153. B. 191,25. C. 207. D. 258,75. Câu 17: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl2. B. FeCl3. C. HNO3 đặc nguội. D. NaOH. Câu 18: Cho kim loại sắt tác dụng với các chất sau: HNO 3 loãng, khí Cl2, khí O2 dư, lưu huỳnh. Trường hợp sắt thể hiện số oxi hóa khác với những trường hợp còn lại là: A. axit nitric loãng. B. khí clo. C. khí oxi dư. D. lưu huỳnh. Câu 19: Đốt cháy hết 5,6 gam bột sắt trong khí clo thu được m gam muối. Giá trị của m là: A. 25,4. B. 32,5. C. 12,7. D. 16,25. Câu 20: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896. Câu 21: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa chất tan là: A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4 và H2SO4. C. Fe2(SO4)3 và H2SO4. D. FeSO4. Câu 23: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là: A. 5,8 gam. B. 14,5 gam. C. 17,4 gam. D. 11,6 gam. Câu 24: Cấu hình electron của ion Cr3+ là: A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 25: X là kim loại màu trắng ánh bạc, là kim loại cứng nhất và có thể rạch được thủy tinh. X là: A. sắt. B. nhôm. C. crom. D. Osmi. Câu 26: Chất rắn X màu lục thẫm, tan trong dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H 2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X là: A. Cr(OH)2. B. Cr(OH)3. C. CrO3. D. Cr2O3. Câu 27: Cho 18,24 gam FeSO4 tác dụng vừa đủ với m gam K2Cr2O7 trong H2SO4 dư. Giá trị của m là: A. 16,74gam. B. 17,64gam. C. 35,28gam. D. 5,88gam. Câu 28: Khí thải của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc có mùi trứng thối. Sục khí thải quá dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ là khí thải trong nhà máy có chứa khí A. H2S. B. HCl. C. SO2. D. NH3. Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2. (b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịchNaOH. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịchBa(OH)2. (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. (g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 30: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H 2SO4 đặc nóng dư, thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất và là chất khí duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là A. FeO. B. FeS2. C. FeS. D. FeCO3. Trang 2/2 - Mã đề thi 4003