Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4005 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

doc 2 trang thungat 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4005 - Học kỳ II - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_ma_de_4005_hoc_ky_ii_nam_2020_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4005 - Học kỳ II - Năm 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian phát đề) Mã đề 4005 Họ và tên: Trường THPT: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207 Câu 1: Hiện nay, người ta thu mua các thiết bị điện tử cũ như tivi, điện thoại để tách vàng. Phương pháp được sử dụng trong công đoạn "tách vàng" là: A. nhiệt luyện. B. thuỷ luyện. C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch. Câu 2: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z . Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là: t0 A. Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O. B. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O. t0 t0 C. CuO + H2  Cu + H2O. D. CuO + CO  Cu + CO2. Câu 3: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 1M với cường độ dòng điện 2A. Khối lượng Cu bám vào catot sau khi điện phân 7720 giây với hiệu suất 80% là: A. 12,8 gam. B. 10,24 gam. C. 4,096 gam. D. 8,192 gam. Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. 2+ Câu 5: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu dung dịch muối CuSO4? A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Zn. Câu 6: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có khối lượng riêng lớn nhất? A. Sr. B. Ba. C. Al. D. Ca. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (M X < MY) thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước, thu được V lit khí H2 và dung dịch T. Để trung hòa hết dung dịch T ở trên cần vừa đủ 100 ml dung dịch gồm HCl 1,5M và H2SO4 1M. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là: A. 42,86%. B. 57,14%. C. 30,67%. D. 69,33%. Câu 8: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 9: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3. Câu 10: Phản ứng nào sau đây là bản chất của hiện tượng xâm thực núi đá vôi? t0C A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O. B. CO2+ Ca(OH)2  CaCO3 + H2O. C. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 +2H2O. Câu 11: Cho các thí nghiệm: (a) Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3. (b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và BaCl2. (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch KHSO4. (d) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaOH. (e) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. Sau phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây? Trang 1/2 - Mã đề thi 4005
  2. A. HCl. B. NaOH. C. NaHSO4. D. NaCl. Câu 13: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3. Câu 14: Để chuyên chở axit HNO 3 đậm đặc, nguội hoặc axit H 2SO4 đậm đặc, nguội người ta thường dùng thùng làm từ kim loại X. Vậy X có thể là kim loại nào sau đây? A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Al. (1) (2) (3) Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: Al 2(SO4)3  X  Y  Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? A. Al2O3 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. NaAlO2 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và Al2O3. Câu 16: Cho 17,85 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vùa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa và 13,44 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là: A. 33,33%. B. 66,67%. C. 45,38%. D. 22,69%. Câu 17: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây? A. FeSO4. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 18: Nhận định nào sau đây sai? A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4. B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2. D. Sắt tan được trong dung dịch HCl. Câu 19: Cho bột sắt tác dụng với dung dịch AgNO 3 (tỉ lệ mol 1:4), sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là: A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 và AgNO3. C. Fe(NO3)3 và AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 20: Nung nóng 8,96 gam bột Fe trong khí O2 một thời gian, thu được 11,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO 3 và 0,06 mol H2SO4, thu được dung dịch Y (không chứa NH4 ) và 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của a là A. 0,32. B. 0,16. C. 0,04. D. 0,44. Câu 21: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí? A. FeO. B. Fe(OH)3. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2. Câu 22: Cho khí CO qua sắt (III) oxit ở 5000C, thu được chất rắn X và khí Y. Rắn X là: A. Fe. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe(OH)2. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4. Câu 24: Số oxi hóa của crom trong hợp chất nào sau đây bằng + 6? A. Cr2O3. B. NaCrO2. C. Na2Cr2O7. D. Cr2(SO4)3. Câu 25: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 26: X là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy X với NaOH trong không khí thu được chất Y có màu vàng dễ tan trong nước. Y tác dụng với axit chuyển thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X. Chất Z oxi hóa HCl thành khí T. Phát biểu nào sau đây sai? A. X là Cr2O3. B. Y là Na2CrO4. C. Z là Na2Cr2O7. D. T là khí H2. Câu 27: Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,3 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là A. 13,2 gam. B. 13,7 gam. C. 14,2 gam. D. 14,7 gam. Câu 28: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Muối ăn. B. Cồn. C. Giấm ăn. D. Xút. Câu 29: Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 30: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 25,2. B. 19,6. C. 22,4. D. 28,0. Trang 2/2 - Mã đề thi 4005