Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đak R’Lap (Có ma trận và đáp án)

docx 8 trang thungat 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đak R’Lap (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đak R’Lap (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG PTDTNT THCS’&THP HUYỆN ĐĂKR’LẤP KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học 2019 Họ và tên: Môn GDCD 10 Thời gian: 45 phút( không kể giao đề) ( Học sinh làm bài trực tiếp vào đề thi) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1: Triết học nghiên cứu những vấn đề A.chung của thế giới B. lớn của thế giới C.chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. D. lớn nhất của thế giới. Câu 2: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự A.thay đổi nói chung . B. biến đổi nói chung. C.phát triển nói chung. D.đứng im nói chung. Câu 3: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. giới tự nhiên và tư duy B. thế giới khách quan và xã hội. C.đời sống xã hội và tư duy. D. giới tự nhiên và đời sống xã hội. Câu 4: TheoTriết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A.vừa xung đột, vừa bài trừ nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. C.vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau. D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 5: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là A.mâu thuẫn B. xung đột C.phát triển. D. vận động. Câu 6: Những thuộc tính cơ bản, vốn có, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là khái niệm chỉ A.lượng B. chất C.độ D. điểm nút. Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A.bước nhảy B. chất C.lượng. D. điểm nút. Câu 8: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới là phủ định A.biện chứng B. siêu hình C.khách quan. D. chủ quan. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A.Thế giới tồn tại khách quan B. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động C. Giới tự nhiên là cái có sẵn. D. Kim loại có tính dẫn điện. Câu 10: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào? A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Xã hội. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học? A. thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp, C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau. D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
  2. Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014 B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước. C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận Câu 14: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? A. Liên tục thực hiện các bước nhảy B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới D. Thực hiện các hình thức vận động. Câu 15: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học? A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay. B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 16: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 17: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra D. Sử dụng tài liệu trong thi học kì Câu 18: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng cây công trình thanh niên”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định C. Xung phong và vận động các bạn tham gia D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 19: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? A. Trứng khôn hơn vịt B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Đánh bùn sang ao D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 20: Phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là A. phủ định biện chứng B. phủ định siêu hình C. phủ định của phủ định D. phủ định kế thừa Câu 21: Theo Triết học Mac- Lenin, cái mới ra đời trên cơ sở A. Loại bỏ hoàn toàn cái cũ B. Phủ định sạch trơn cái cũ C. Giữ lại tất cả từ cái cũ D. Kế thừa yếu tố tích cực từ cái cũ Câu 22:Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về A. các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng B. các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng C. chất của sự vật, hiện tượng D. lượng của sự vật, hiện tượng
  3. Câu 23:Nhận thức nào dưới đây không đúng về nhận thức lí tính ? A. Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức. B. Nhằm tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng. C. Là nhận thức nhờ các thao tác, phân tích tổng hợp, so sánh. D. Là nhận thúc do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đem lại. Câu 24:Câu nào dưới đây phản ánh sự phủ định siêu hình? A. Có mới nới cũ B. Giỏ nhà ai quai nhà nấy C.Tre già măng mọc D. Con hơn cha là nhà có phúc II.PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (2,0điểm)Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là gì? Ví dụ? Câu 2: (2,0 điểm)Thực tiễn là gì? Thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức? BÀI LÀM
  4. MA TRẬN ĐỀ Chuẩn kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề thức KN Tổng TN TL TN TL Mức thấp Mức cao 1.Thế giới Nhận biết Trình bày quan duy được chức được khái vật và năng thế niệm của phương giới quan, triết học. pháp luận phương biện pháp luận chứng. của triết học. Số câu 2 2 Số điểm 0.5 0.5 Tỉ lệ 2. Sự vận Hiểu được Nhớ Phân loại động, phát khái niệm chính xác được 5 triển của vận động, khái niệm hình thức thế giới phát triển vận động, vận động vật chất. theo quan phát triển cơ bản của điểm của thế giới chủ nghĩa vật chất. duy vật biện chứng. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 3.Nguồn Hiểu được Trình bày Vận dụng gốc vận khái niệm được khái kiến thức động, mâu thuẫn, niệm mâu đã học để phát triển mặt đối lập thuẫn, mặt giải quyết của sự vật của mâu đối lập tình huống hiện thuẫn, sự của mâu mâu thuẫn tượng. thống nhất thuẫn, trong cuộc giữa các sống phù mặt đối hợp với lập. lứa tuổi. Số câu 6 1 7 Số điểm 1.5 2 3.5 4.Cách Hiểu được Trình bày Hiểu Lựa chọn thức phát khái niệm được khái cách câu tục triển của chất và niệm của thức ngữ ca sự vật lượng của chất,lượng biến dao nói về hiện sự vật hiện ,giới hạn, đổi về lượng chất tượng tượng, mối điểm nút lượng quan hệ và sự biện chứng biến
  5. giữa biến đổi về đổi về chất lượng và sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng. Số câu 4 2 1 7 Số điểm 1 0.5 0.25 1.75 5.Khuynh Nêu được Trình Lựa chọn hướng khái niệm bày câu tục phát triển phủ định, được ngữ ca của sự vật phủ định khái dao nói về và hiện biện chứng niệm khuynh tượng. và phủ phủ hướng định siêu định, chung của hình.Biết phủ sự vật và được phát định hiện triển là biện tượng. khuynh chứng hướng và phủ chung của định sự vật và siêu hiện tượng. hình Số câu 3 1 4 Số điểm 0.75 0.25 1. 6. Thực Nhận biết Hiểu được ý thức tìm tiễn và được thế nào hai giai hiểu thực vai trò là nhận thức, đoạn.quá tế và vận của thực và nắm được trình nhận dụng tiễn đối hai giai thức những điều với nhận đoạn.quá đã học vào thức trình nhận cuộc sống thức hàng ngày Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 2 2.5 Tổng số 16 5 3 2 26 câu Tổng số 4 1.25 0.75 4 10 điểm Tỉ lệ % 40 % 12.5% 7.5% 40% 100%
  6. ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1: Triết học nghiên cứu những vấn đề C.chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Câu 2: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự B. biến đổi nói chung. Câu 3: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. giới tự nhiên và tư duy Câu 4: TheoTriết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Câu 5: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là A.mâu thuẫn Câu 6: Những thuộc tính cơ bản, vốn có, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là khái niệm chỉ B. chất Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là C.lượng. Câu 8: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới là phủ định A.biện chứng Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? . D. Kim loại có tính dẫn điện. Câu 10: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào? D. Xã hội. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học? C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau. Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014 Câu 14: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết Câu 15: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học? B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ Câu 16: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. Câu 17: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Câu 18: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng cây công trình thanh niên”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? C. Xung phong và vận động các bạn tham gia Câu 19: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
  7. C. Đánh bùn sang ao Câu 20: Phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là B. phủ định siêu hình Câu 21: Theo Triết học Mac- Lenin, cái mới ra đời trên cơ sở D. Kế thừa yếu tố tích cực từ cái cũ Câu 22:Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về E. các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng Câu 23:Nhận thức nào dưới đây không đúng về nhận thức lí tính ? E. Là nhận thúc do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đem lại. Câu 24:Câu nào dưới đây phản ánh sự phủ định siêu hình? B. Giỏ nhà ai quai nhà nấy II.PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (2,0điểm)Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là gì? Ví dụ? mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. + Các mặt đối lập xung đột nhau, khuynh hướng vận động trái ngược nhau. + Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. + Theo triết học các mặt đối lập không hoàn toàn đối lập, xung đột mà còn liên hệ thống nhất với nhau trong một sự vật. + Nhận thức: tích cực - tiêu cực + Kinh tế: sản xuất - tiêu dùng + Sinh học: đồng hóa - dị hóa Câu 2: (2,0 điểm)Thực tiễn là gì? Thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. - Những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn: + Hoạt động sản xuất vật chất + Hoạt động chính trị xã hội + Hoạt động thực nghiệm khoa học => Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. - Mọi nhận thức của con người dù gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. - Ví dụ: Từ quan sát thực tiễn => Thiên văn học ra đời. Qua thực tiễn SX mà con người rút ra kinh nghiệm là nhất nước, nhì phân b. Thực tiễn là động lực của nhận thức. - Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triển. - Ví dụ: Cơ chế thị trường đòi hỏi đảng ta phải đổi mới. c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. - Mục đích nhận thức là cải tạo hình thức khách quan đáp ứng nhu càu vật chất và tinh thần của con người. - Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vạn dụng vào thực tiễn. - Ví dụ: phát minh khoa học đưa vào thực tiễn để làm ra của cải vật chất d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ đem những tri thức thu được rút ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy được tính đúng hay sai của thực tiễn. Ví dụ: Bác Hồ đã chứng minh “không có gì quý hơn độc lập tự do”