Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 822 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 2 trang thungat 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 822 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_ma_de_822.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 822 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 822 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là A. công cụ lao động, sức lao động, thời gian lao động. B. thời gian lao động, sức lao động, đối tượng lao động. C. đối tượng lao động, phương tiện lao động, công cụ lao động. D. tư liệu lao động, sức lao động, đối tượng lao động. Câu 2. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá theo công thức H – T – H. Nội dung này thể hiện chức năng nào của tiền tệ? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện lưu thông. D. Tiền tệ thế giới. Câu 3. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, đó là nội dung của quy luật A. giá trị. B. sản xuất. C. kinh tế. D. thặng dư. Câu 4. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Nhu cầu về hàng hoá. B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. C. Mốt thời trang của hàng hoá. D. Giá trị của hàng hoá. Câu 5. Cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển khi có A. quy luật giá trị xuất hiện. B. lưu thông hàng hóa xuất hiện. C. sản xuất hàng hóa xuất hiện. D. sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện. Câu 6. Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa là trao đổi theo A. quan hệ cung cầu. B. sự biến động thị trường. C. nguyên tắc ngang giá. D. nhu cầu. Câu 7. Chị A vừa mua chiếc áo khoác da và liền khoe với bạn mình nó có chất liệu da bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị A về chiếc áo trên đã thể hiện thuộc tính nào dưới đây của hàng hóa? A. Lượng giá trị. B. Giá trị sử dụng. C. Giá trị. D. Giá cả. Câu 8. Ông A là chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo, vào dịp tết Nguyên đán nhu cầu về hàng tiêu dùng trên thị trường tăng cao. Để vận dụng tốt chức năng của thị trường và thu nhiều lợi nhuận, theo em, ông A cần phải làm gì ? A. Sản xuất ít hơn vì sợ ứ đọng hàng sau tết. B. Vẫn tiến hành sản xuất như bình thường. C. Sản xuất vẫn bình thường nhưng tăng giá. D. Sản xuất nhiều hơn, hàng hóa đa dạng phong phú hơn. Câu 9. Cơ sở A từ sản xuất mũ vải chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm để thu nhiều lợi nhuận. Như vậy, cơ sở A đã chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tỉ suất lợi nhuận cao. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết lưu thông. Câu 10. Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố quan trọng nhất là A. phương tiện lao động. B. hệ thống bình chứa. C. công cụ lao động. D. tư liệu sản xuất. Câu 11. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ A. khoa học kĩ thuật. B. công nghiệp cơ khí. C. lực lượng sản xuất. D. công nghệ thông tin. Trang 1/2 – Mã đề 822
  2. Câu 12. Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất? A. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. B. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. C. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. D. Phát triển mạnh mẽ nhân lực. Câu 13. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là A. thị trường. B. giá cả. C. hàng hoá. D. tiền tệ. Câu 14. Nội dung nào dưới đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Kích thích sản xuất phát triển. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước. D. Làm cho môi trường bị suy thoái. Câu 15. Được Nhà nước cử đi du học ở Úc, sau khi hoàn thành khóa học, em muốn về Việt Nam để làm việc nhưng bố mẹ phản đối vì cho rằng ở nước ngoài làm việc sẽ nhiều tiền hơn. Để thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Nghe theo lời bố mẹ, ở lại Úc để làm việc. B. Không liên lạc với bố mẹ bí mật về Việt Nam. C. Phản đối bố mẹ vì quan điểm sai lầm. D. Thuyết phục bố mẹ để về Việt Nam làm việc. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: Em hãy nêu nội dung quan hệ cung - cầu và những biểu hiện của nó? Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung - cầu như thế nào? (3,0 điểm) Câu 2: Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1), (2), (3) trong biểu đồ dưới đây? Nếu là chủ doanh nghiệp, em sẽ chọn người nào làm việc cho mình? Giải thích (2,0 điểm) Thời gian lao động xã hội cần thiết (của 1 hàng hóa A) (1) (2) (3) HEÁT Trang 2/2 – Mã đề 822