Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_pho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 TIỀN HẢI Môn: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có trong truyền thuyết? A. Khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. C. Có cốt lõi sự thật lịch sử. B. Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật. D. Có yếu tố gây cười. Câu 2: Nhân vật nào sau đây không phải là nhân vật của truyện cổ tích? A. Thạch Sanh. B. Mã Lương. C. Thánh Gióng. D. Em bé thông minh. Câu 3:Ý nghĩa giáo huấn từ truyện “Con hổ có nghĩa” là gì? A. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người. C. Dũng cảm. B. Không tham lam. D. Giúp đỡ người khác. Câu 4: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu gọi là gì? A. Tiếng. B. Từ. C. Ngữ. D. Câu. Câu 5: Trong câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển. Câu 6: Câu văn “Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.” có mấy động từ? A. Năm từ. B. Sáu từ. C. Bảy từ. D. Tám từ. Câu 7: Chức năng chủ yếu của văn bản tự sự là gì? A. Kể người, kể việc. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc về người và việc. B. Tả người và miêu tả sự việc. D. Đưa ra nhận xét, đánh giá về người và việc. Câu 8: Phần Kết luận của bài văn tự sự có ý nghĩa gì? A. Kể diễn biến sự việc. C. Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. B. Kể nguyên nhân sự việc. D. Kể kết cục sự việc và nêu ý nghĩa bài học. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. (Sơn Tinh, Thủy Tinh – Theo Ngữ văn 6, tập một.) a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên? b) Ý nghĩa chính của đoạn văn trên là gì? c) Viết từ 3 - 5 câu nêu nhận xét của em về hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn trên. Câu 2 (5 điểm): Em hãy kể lại truyện cổ tích Em bé thông minh bằng lời văn của em. Họ và tên thí sinh: SBD:
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I TIỀN HẢI NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A B B C A D PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3 điểm). a) Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự (1,0 điểm). b) Ý nghĩa chính của đoạn văn: Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bão lụt của người Việt cổ. (1,0 điểm) c) (1,0 điểm): Hs viết được 3 - 5 câu. - Nội dung: Nêu nhận xét được về hành động của Sơn Tinh: Hành động dũng mãnh với sức mạnh phi thường nhằm ngăn chặn sự tàn phá của Thủy Tinh. Đó cũng là hành động thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bão lụt của người Việt cổ. Câu 2: (5 điểm). a) Yêu cầu chung: - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự. (Kể lại một câu chuyện đã biết bằng lời kể của mình). - Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, đủ ba phần của bài văn tự sự. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu cụ thể: *Nội dung trình bày: 3,5 điểm: Học sinh phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. (0,25 điểm). - Kể diễn biến câu chuyện: + Em bé giải câu đố của viên quan. (0,75 điểm). + Em bé giải câu đố lần thứ nhất của vua. (0,75 điểm). + Em bé giải câu đố lần thứ hai của vua (0,75 điểm). + Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài. (0,75 điểm). - Em bé trở thành trạng nguyên. (0,25 điểm). * Hình thức trình bày: 1,0 điểm: - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,5 điểm). - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.(0,5 điểm). * Sáng tạo: (0,5 điểm): - Biết thay đổi lời kể phù hợp và hấp dẫn. - Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (viết câu, sử dụng từ ngữ, ). Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết có tính sáng tạo.