Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường PT Hermann Gmeinet (Có ma trận và đáp án)

doc 8 trang thungat 1470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường PT Hermann Gmeinet (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường PT Hermann Gmeinet (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER NT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TỔ NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. (SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 19) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó. b) Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? c) Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”? Câu 2. (2,0 điểm) Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới : Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. (Sự tích Hồ Gươm) a) Gạch chân (1 gạch ) dưới các cụm danh từ. b) Gạch chân (2 gạch ) dưới các chỉ từ. c) Gạch chân ( 3 gạch) dưới các danh từ riêng. d) Khoanh tròn các số từ Câu 3. (5,0 điểm) Kể về một người em yêu quý nhất.
  2. TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER NT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TỔ NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2 Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa. (SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó. b) Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? c) Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”? Câu 2. (2,0 điểm) Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới : Một năm sau khi đuổi giặc,một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy. (Sự tích Hồ Gươm) a) Gạch chân (1 gạch ) dưới các cụm danh từ. b) Gạch chân (2 gạch ) dưới các chỉ từ. c) Gạch chân ( 3 gạch) dưới các danh từ riêng. d) Khoanh tròn các số từ Câu 3. (5,0 điểm) Kể về một người em yêu quý nhất
  3. TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER NT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TỔ NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN – LỚP 6 KẾ HOẠCH RA ĐỀ - : –Mục tiêu cần đạt : Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của học sinh về kiến thức đọc hiểu và cách làm văn tự sự. Kĩ năng: Kĩ năng đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm / đoạn trích văn xuôi. Kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác miêu tả trong bài văn tự sự. Năng lực: Năng lực đọc – hiểu. Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin. Năng lực tạo lập văn bản. Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt Năng lực tự học Hình thức : Tự luận
  4. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ : MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 NĂM HỌC 2017 - 2018 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Nội dung số 1. Văn học - Nhớ tên tác - Hiểu ý nghĩa - Truyện dân phẩm, thể loại của chi tiết : gian truyện truyền tiếng nói đầu + Thánh thuyết , truyện cổ tiên của Gióng, Gióng tích tiếng đàn thần + Thạch - Tên nhân vật Sanh chính Số câu: 1 1.a 1.b 1.c 2 Số điểm: 2 0,5 0,5 1,0 điểm 2.Tiếng - Nhận biết chỉ từ Việt - Nhận biết cụm - Chỉ từ danh từ - Cụm danh từ - Nhận biết số từ - Số từ -Nhận biết danh từ riêng - Danh từ riêng Số câu: 1 2a 2b 2c 2d 3 Số điểm:3,0 1 0.5 0.75 0.75 điểm 3.Tập làm - Viết bài văn tự - Bài văn diễn đạt văn sự có bố cục rõ lưu loát, mạch - Tạo lập ràng ; lựa chọn lạc, giàu cảm văn bản tự ngôi kể, lời kể, xúc sự trình tự kể phù hợp Số câu: 1 3 3 5 Số điểm: 5,0 3,0 2,0 điểm Tổng số 4 1 3.0 2 10 điểm 40 % 10% 30% 20% 100%
  5. Tỉ lệ TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER NT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TỔ NGỮ VĂN Môn : NGỮ VĂN – LỚP 6 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ 1 Câu 1 : (2 điểm) a. Chỉ ra đúng, chính xác tên tác phẩm, thể loại của tác phẩm.(0.5 điểm) - Tác phẩm: Thánh Gióng - Thể loại: Truyện truyền thuyết * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.25 điểm) * Mức chưa tối đa : HS viết tên tác phẩm còn sai thể loại mỗi lỗi trừ 0,25điểm * Không đạt : HS không nêu được ( 0 điểm) b. Chỉ ra đúng tên nhân vật chính : Thánh Gióng ( 0.5 điểm) * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.25 điểm) * Mức chưa tối đa : HS viết tên nhân vật còn sai mỗi lỗi trừ 0,25điểm * Không đạt : HS không nêu được tên nhân vật chính( 0 điểm) c) - Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên giặc”: ( 1 điểm) + Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. + Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
  6. + Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ sẵn sàng đứng lên cứu nước * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (1 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Trả lời được 30% yêu cầu * Không đạt : Trả lời sai, không làm được ( 0 điểm) Câu 2: ( 3 điểm) - Gạch chân dưới các cụm danh từ: (1 điểm) + hồi ấy + một người làm nghề đánh cá + một đêm nọ + một bến vắng * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (1 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Trả lời được 30% yêu cầu * Không đạt : Trả lời sai, không làm được ( 0 điểm) - gạch chân ( 2 gạch) dưới các chỉ từ:( 0.5 điểm) + ấy + nọ - Gạch chân ( 3 gạch ) dưới các danh từ riêng; ( 0.75 điểm) + Thanh Hoá + Lê Thận + Thận - Khoanh tròn các số từ : một , một, một (0.75 điểm) * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (1 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Trả lời được 30% yêu cầu * Không đạt : Trả lời sai, không làm được ( 0 điểm) Câu 4 : (5 điểm) 1. Yêu cầu chung - Hs viết bài văn kể chuyện đời thường có bố cục rõ ràng, biết dùng từ, câu đúng ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, viết có cảm xúc chân thành - Biết lựa chọn ngôi kể, lời kể, trình tự kể hợp lí 2. Yêu cầu cụ thể Hs kể về một người bạn thân bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo yêu cầu sau : a) Mở bài - Giới thiệu người bạn thân và tình cảm của em b) Thân bài - Kể, tả đặc điểm về ngoại hình, tính tình của bạn. - Kể về việc làm, sở thích của bạn. - Tình cảm của em với bạn: + Bạn là người chia sẻ niềm vui nỗi buồn + Bạn giúp đỡ trong học tập + Kỉ niệm sâu sắc với bạn c) Kết bài - Cảm nghĩ của em về bạn. 3. Chấm điểm - Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn.
  7. - Mức chưa tối đa: + Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả + Đạt được cơ bản yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu + Đạt được yêu cầu nhưng mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, lời kể chưa tự nhiên, thiếu cảm xúc chân thành - Mức không đạt: Lạc đề, không làm bài ĐỀ 2 Câu 1 : (2 điểm) a. Chỉ ra đúng, chính xác tên tác phẩm, thể loại của tác phẩm. (0.5 điểm) - Tác phẩm: Thạch Sanh - Thể loại: Truyện cổ tích * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.25 điểm) * Mức chưa tối đa : HS viết tên tác phẩm còn sai thể loại mỗi lỗi trừ 0,25điểm * Không đạt : HS không nêu được ( 0 điểm) b. Chỉ ra đúng tên nhân vật chính : Thạch Sanh ( 0.5 điểm) * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.25 điểm) * Mức chưa tối đa : HS viết tên nhân vật còn sai mỗi lỗi trừ 0,25điểm * Không đạt : HS không nêu được tên nhân vật chính( 0 điểm) c) - Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”: ( 1 điểm) + Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. - Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (1 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Trả lời được 30% yêu cầu * Không đạt : Trả lời sai, không làm được ( 0 điểm) Câu 2: ( 3 điểm)
  8. - Gạch chân dưới các cụm danh từ: (1 điểm) + Một năm sau + một hôm + nhân dịp đó + thanh gươm thần ấy. * Mức tối đa : Đạt 100% các yêu cầu trên (1 điểm) * Mức chưa tối đa : Đạt 50% các yêu cầu trên (0.5 điểm) * Mức chưa tối đa : Trả lời được 30% yêu cầu * Không đạt : Trả lời sai, không làm được ( 0 điểm) - gạch chân ( 2 gạch) dưới các chỉ từ:( 0.5 điểm) + đó + ấy - Gạch chân ( 3 gạch ) dưới các danh từ riêng; ( 1 điểm) + Lê Lợi + Tả Vọng + Long Quân + Rùa vàng - Khoanh tròn các số từ : một , một, (0. 5 điểm) Câu 4 : (5 điểm) 1. Yêu cầu chung - Hs viết bài văn kể chuyện đời thường có bố cục rõ ràng, biết dùng từ, câu đúng ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, viết có cảm xúc chân thành - Biết lựa chọn ngôi kể, lời kể, trình tự kể hợp lí 2. Yêu cầu cụ thể Hs kể về một người bạn thân bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo yêu cầu sau : a) Mở bài - Giới thiệu người bạn thân và tình cảm của em b) Thân bài - Kể, tả đặc điểm về ngoại hình, tính tình của bạn. - Kể về việc làm, sở thích của bạn. - Tình cảm của em với bạn: + Bạn là người chia sẻ niềm vui nỗi buồn + Bạn giúp đỡ trong học tập + Kỉ niệm sâu sắc với bạn c) Kết bài - Cảm nghĩ của em về bạn. 3. Chấm điểm - Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn. - Mức chưa tối đa: + Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả + Đạt được cơ bản yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu + Đạt được yêu cầu nhưng mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, lời kể chưa tự nhiên, thiếu cảm xúc chân thành - Mức không đạt: Lạc đề, không làm bài